Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 95 - 97)

Giải pháp tăng vốn

BIDV đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu quan trọng trong đề án tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2013-2015, không ngừng gia tăng vốn điều lệ, tuy nhiên muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn tới cần có sự nỗ lực gia tăng vốn điều lệ. Ngoài sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ qua chương trình tái cấp vốn để tăng cao vốn tự có. BIDV cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính trong lâu dài. Luận văn kiến nghị một số giải pháp chính như sau :

- Tăng vốn từ lợi nhuận để lại, đây là cách thức cơ bản để tăng vốn. Ưu điểm của biện pháp này là giúp BIDV không phụ thuộc vào thị trường vốn cũng như không và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài và là cách tăng vốn bền vững nhất.

- Tăng vốn bằng việc đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo giá thị trường. Do BIDV là ngân hàng được thành lập lâu đời nên tồn tại nhiều tài sản đã sử dụng hết khấu hao nhưng giá trị thực tế còn rất lớn, nhất là giá trị bất động sản như: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất. Phần giá trị tăng thêm của các loại tài sản này sau khi định giá lại sẽ góp phần đáng kể tăng cường vốn tự có của BIDV.

- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Tuy nhiên việc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn chỉ là giải pháp mang tính tình thế để đáp ứng yêu cầu tăng vốn trước mắt, còn về lâu dài là gánh nặng nợ nần của BIDV. Do vậy song song đó BIDV cần có chiến lược phát triển dài hạn để tận dụng tối ưu đồng vốn này.

- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi : Khi áp dụng biện pháp này để tăng vốn, thì Ngân hàng có lợi thế là chỉ trả mức lãi suất thấp hơn trái phiếu thông thường, thậm chí có thể thấp hơn cả lãi suất tiết kiệm (điển hình như lãi suất trái phiếu chuyển đổi của VCB đã phát hành là 6% năm) và chủ động trong việc quyết định thời gian, tỷ lệ chuyển đổi tuỳ theo nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình.

- Lựa chọn cổ công chiến lược đặc biệt là cổ đông ngoại. Bên cạnh đó cần có lệ trình để trình Chính phủ tăng room về tỷ lệ sở hữu vốn ngoại, giảm tỷ lệ vốn nhà nước.

Việc tăng vốn tự có là điều cần thiết, tuy nhiên nếu vốn tăng quá nhanh trong khi hoạt động ngân hàng chưa tương ứng, trình độ quản lý của ngân hàng không theo kịp thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, điều quan trọng là BIDV còn phải xác định được mức tăng vốn tự có cần và đủ nhằm vừa đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Giải pháp xử lý nợ xấu

Khi xác định nợ xấu, chuyển ngay sang bộ phận chuyên trách và có cơ chế theo dõi riêng đối với dư nợ xấu để xử lý, đồng thời có bộ phận chuyên xử lý nợ xấu tại từng chi nhánh, đảm bảo có tối thiểu một cán bộ am hiểu luật pháp chuyên trách.

Thực hiện tốt các biện pháp cơ bản: phát mại tài sản, yêu cầu bên thứ ba trả nợ thay, hay khởi kiện, thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ, bán

thay hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.

Để làm “sạch” bảng cân đối kế toán, BIDV nên tách bạch phần nợ xấu ra khỏi ngân hàng. Nội dung của giải pháp này BIDV chuyển toàn bộ phần nợ xấu (cả nội bảng và ngoại bảng) sang một Công ty chuyên trách xử lý nợ xấu (Công ty mua bán nợ và tài sản DATC) hoàn toàn độc lập với các NHTM, có quy mô vốn lớn và có đủ quyền để giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc xử lý nợ, chuyên mua bán các tài sản tồn đọng, tạo điều kiện để các ngân hàng thu hồi vốn. Công ty này sẽ khai thác, làm tăng giá trị tài sản rồi bán đi, thu hồi vốn để mua tiếp các khoản nợ khác.

Bán nợ cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng là biện pháp tích cực vì ngân hàng thu được khoản nợ khó đòi và có thể tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực và tài lực vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên trên thực tế, biện pháp này còn nhiều hạn chế: nhiều khoản nợ không được giao dịch do DATC mua rẻ hơn giá Ngân hàng yêu cầu; Hơn nữa, DATC hoạt động theo cơ chế bảo toàn vốn nên thường không mua những khoản nợ được đánh giá thu hồi khó khăn, lợi nhuận thấp, trong khi đó nhiều nợ xấu của BIDV rơi vào trường hợp này. Vì vậy cần phải có sự hỗ trợ kịp thời của Chính Phủ, các Bộ ngành liên quan trong việc đưa ra cơ chế hướng dẫn mua nợ kịp thời, đồng thời cho phép DATC hoạt động theo cơ chế bảo toàn vốn linh hoạt, nghĩa là cho phép DATC tiếp nhận xử lý có bù đắp của Chính Phủ cho các khoản nợ vay chỉ định.

Bên cạnh đó, BIDV cần tăng cường hoạt động với các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam đến năm 2020 (Trang 95 - 97)