v. Phương pháp nghiên cứ u
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động tín dụng doanh nghiệ p
1.3.1.1. Nguồn vốn
Tình hình huy động vốn ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động TDDN rất nhiều vì sản phẩm TDDN đa dạng theo nhu cầu của DN (bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn, vay trung hạn mua PTVT, vay dài hạn đầu tưdự án,...). Nguồn vốn phải được cân đối: vốn huy động ngắn hạn là nguồn vốn để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn. Vốn huy động càng lớn, NHTM càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng. Nếu ở ngân hàng không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay mà không dựkiếnđược nguồn bùđắp thì rủi ro thanh khoản sẽxảy ra.
1.3.1.2. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường
chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm toàn bộcác vấn đề có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như đối tượng cấp tín dụng, quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, thời hạn tín dụng và các kỳ hạn trả nợ, các khoản đảm bảo, điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán, chính sáchđối với các tài sản có vấnđề.
Chính sách tín dụng có thểnói là xương sống trong hoạt động của ngân hàng. Mục tiêu của chính sách này là giảm thiểu rủi ro tín dụng và tăng khảnăng sinh lời. Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời an toàn vốn đồng thời thực hiện tuân thủ đúng luật pháp, đường lối chính sách của Nhà nước. Nội dung chính sách này là tài trợ cho khách hàng, phục vụ khách hàng trên cơsởan toàn, thực chất đólà chính sách khách hàng của ngân hàng.
Năng lực thẩmđịnh, giám sát và xửlý tín dụng
Năng lực thẩm định tín dụng trước khi cho vay là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng. Khi công tác thẩm định tốt thì sẽloại trừ được khả năng sai lệch trong cung cấp thông tin của DN, đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng từ đó cung cấp vốn cho khách hàng một cách hợp lý nhất. Việc làm tốt công tác thẩm định sẽ tạođiều kiện cho ngân hàng lựa chọn một cách chính xác nhất để đầu tưvào dựán có hiệu quả mang lại hiệu quảkinh tếcho khách hàng và cảcho ngân hàng.
1.3.1.3. Quy trình tín dụng
Đây là quy trình cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm mục đích bảo toàn vốn. Quy trình này bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình cho vay chođến khi thu hồiđược nợ.
Bước chuẩn bị cho vay bao gồm: khách hàng lập hồ sơ xin vay, ngân hàng căn cứvàođó sẽra quyết định có cho vay hay không, bước này rất quan trọng là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Chất lượng hoạt động tín dụng tùy thuộc vào chất lượng công tác thẩmđịnhđối tượng cho vay vốn, những quyđịnh về điều kiện thủtục cho vay của ngân hàng.
Kiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm được nguồn vốn vay của mình có sửdụng đúng mục đích hay không, có cần phải điều chỉnh về khối lượng vốn vay hay khôngđểhạn chếrủi ro tín dụng. Khi chọn lựa và áp dụng các hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽtạo cơsở đểnâng cao chất lượng hoạtđộng tín dụng.
Thu nợ và thanh lý nợ là khâuđể ngân hàng tồn tại và phát triển, bước này là kết quảcuối cùng của công tác cho vay, dođó bước này buộc cán bộ tín dụng phải tích cực trong công tác thu nợ, phải phát hiện ra những tình huống có thểxảy ra đối với khách hàng và nhanh chóng có các biện pháp xửlý chính xác,đúng lúc sẽgiảm thiểu được các rủi ro có thểgây ra nợ xấu từ đó nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Việc ngân hàng làm tốt các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng bảo toànđược vốn, nâng cao chất lượng hoạtđộng tín dụng.
1.3.1.4. Công tác tổchức của ngân hàng
Trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng, các phòng ban phải sắp xếp hợp lý để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với nhau nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời theo dõi, quản lý được các khoản cho vay. Trong từng phòng ban lại bốtrí các cán bộsao cho vừa có cán bộcó kinh nghiệm lại vừa có các cán bộtrẻít kinh nghiệm đan xen, qua đó vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa đảm bảo tính phát huy. Trong quản lý nhân sự phải gắn rõ quyền hạn với trách nhiệm từng bộphận, từng người đểkhông ngừng nâng cao chất lượng hoạtđộng tín dụng.
1.3.1.5. Chất lượng nhân sự
Con người là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng cũng không ngoại lệ. Khi nền kinh tếcàng phát triển, hệthống ngân hàng càng phải biếnđổi vềchất, chất lượng ngày càng phải caođể đápứng kịp thời và có hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Khi tuyển chọn cán bộ không chỉ chú ý đến chất lượng chuyên môn như năng lực phân tích dự án đầu tư, đánh giá tài sản thế chấp, bảo đảm, giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng, hiểu biết kinh tếxã hộiđịa bàn do mình phụtrách mà còn phải xem xétđến tưcáchđạođức của cán bộvì hoạt động tín dụng buộc cán bộ phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường tiền bạc và những lợi ích riêng mà
khách hàng đề cập đến nếu không có tư cách đạođức tốt sẽ rất dễ dẫn đến sa ngã, làm trái quyđịnh gây thiệt hại cho ngân hàng.
1.3.1.6. Thông tin tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng của các Ngân hàng rất đa dạng, phức tạp, đa dạng ngành nghề kinh doanh. Yếu tố đầu tiên mà các ngân hàng dựa vào để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng, từ đó mà quyết định có cấp tín dụng hay không, là sự hiểu biết nhất định về khách hàng. Mức độ hiểu biết về khách hàng, phụthuộc vào lượng thông tin thu thậpđược và xửlý hiệu quảcác thông tinđó. Các thông tin bao gồm 2 loại: Thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Thông tin tài chính phản ánh tình hình tài chính giúp xác định cụ thể khả năng hoàn trả của khách hàng, giúp các cán bộ tín dụng phân tích cụ thể các khoản mục của tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, khảnăng sinh lời, điểm hòa vốn, dự toán thu chi tiền mặt, các thông tin này được phản ánh qua các báo cáo tài chính trong quá khứ và hiện tại, danh mục tài sản có thểdùng làm đảm bảo tín dụng, các bản kếhoạch, dự toán và các thông tin thông qua các Ngân hàng, các doanh nghiệp khác, các cơ quan quản lý, từ các phương tiện thông tin đại chúng đã có quan hệ, bài viết với khách hàng, thông tin từ trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước,... Đối với các khoản vay có đảm bảo thì cũng cần lưu ý đến tính khảmại của tài sảnđảm bảo, dự báo trước diễn biến giá cả tài sản đảm bảo trên thị trường. Còn thông tin phi tài chính là loại thông tin phản ánh vềviệc khách hàng có thiện chí hoàn trảkhoản tín dụng hay không? Đólà các thông tin có tính trực giác, nó được nhận biết trong quá trình tiếp xúc, phỏng vấn khách hàng. Đặc biệt, việc cán bộ tín dụng đi khảo sát thực tế tại cơ sở kinh doanh của khách hàng giúp ích rất nhiều trong việc thu thập thông tin có tính chất định tính về khách hàng, không thểhiện thành con số cụthể nhưng nó lại giúp ngân hàng hình dung khá dễdàng vềtình trạng hiện tại của khách hàng. Ví dụ nhưviệc quan sát tình hình hoạt động ở văn phòng, kho bãi, hàng tồn kho, không khí làm việc của nhân viên văn phòng, kế toán, tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với lãnhđạo và nhân viên công tyđểcó thêm thông tin.
Trên cơ sở những thông tin đó, ngân hàng sẽ quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không? Càng có nhiều thông tin và xác định tính chính xác của những thông tin thu thậpđược, tính an toàn của khoản vay tăng cao hơn. Thực hiện
tốt công tác thu thập và xửlý thông tin, Ngân hàng nhất định sẽgiảm thiểuđược rủi ro tín dụngđến mức chấp nhậnđược.
1.3.1.7. Công nghệphục vụcho hoạtđộng tín dụng
Ngày nay, do sự tácđộng của khoa học công nghệlàm cho con người giảmđi sựlàm việc thủcông, ngành ngân hàng đã tận dụng tốt lợi thế đó. Chính nhờ có sự đổi mới trong công nghệ ngân hàng bao gồm cảtrang thiết bị và hệthống thông tin quản lý phục vụ công tác tín dụng từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, ngoài ra còn giúp cho cán bộ ngân hàng nắm bắt nhanh chóng mọi nhu cầu thực tế của khách hàng, hay từviệc áp dụng các phương pháp trong hoạt động tín dụng tiên tiến cũng góp phần thúcđẩy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càngđược cải thiện.
1.3.1.8. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộvà kiểm toán nội bộvới hoạt
động tín dụng của NHTM
Hệthống kiểm soát nội bộ:
Hệthống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổchức nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xửlý kịp thời rủi ro trong hoạt động tín dụng vàđạtđược yêu cầuđềra. Hoạtđộng của hệthống kiểm soát nội bộ là một phần không thể tách rời các hoạt động hằng ngày của bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụtại tất cảcác đơn vị của tổchức tín dụng dưới nhiều hình thức như: phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch, bảo đảm tách bạch giữa nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộphận trong tổ chức tín dụng; quyđịnh về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong thực hiện việc giao dịch; quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch, đảm bảo một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào có thểmột mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụthể những giao dịch trong hạn mứcđược Tổchức tín dụng cho phép phù hợp với quyđịnh của pháp luật. Đây là một trong những công cụquan trọng nhất trong công tác quản lý, điều hành của bộ máy điều hành Ngân hàng. Hoạt động này giúp Ban điều hành
điều hành thông suốt, hoạtđộng an toàn vàđúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổchức tín dụng.
Kiểm toán nội bộ:
Kiểm toán nội bộ là việc rà soát, đánh giá đôc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủtục, quy trìnhđã được thiết lập trong tổchức tín dụng; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động của hệthống, quy trình, quyđịnh, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. Kiểm toán nội bộnhằm mục tiêu: hoạt động an toàn và hiệu quảcủa tổchức tín dụng; rà soátđánh giáđộc lập khách quan vềmứcđộ đầyđủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của Hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến, hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ; phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quảquản lý, điều hành và hoạt động của tổchức tín dụng; đảm bảo an toàn bảo mật thông tin và hoạtđộng liên tục của hệthống thông tin hoạt động nghiệp vụ.
1.3.2. Nhân tốbên ngoài1.3.2.1. Khách hàng 1.3.2.1. Khách hàng
Kỳ vọng đầu tư quyết định nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đối với ngân hàng, kỳvọngđó càng lớn thì ngân hàng có cơ sở đểmở rộng cho vay. Sựkỳvọng đầu tưcủa khách hàng phụthuộc vào các lợi ích mà khách hàng muốn tìm kiếm như lợi nhuận hay mở rộng thị phần,đối tác, vị thế độc quyền trên thị trường.
Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn ngân hàng. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra cho khách hàng bao gồm:
Năng lực thị trường của khách hàng: năng lực này thể hiện ở thị phần sản phẩm mà khách hàngđang cung cấp trên thị trường, chất lượng sản phẩm mà khách hàng cung cấp trên thịtrường, thương hiệu mà khách hàng cóđược, tương lai vềsản phẩm hay ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, khách hàng trung thành, khả năng cung cấp dịch vụ, hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm, vị trí của khách hàng trong thị trường bao gồm cả thị trường trong nước và Quốc tế. Năng lực thị trường càng cao thì nhu cầu vốn đầu tư của khách hàng càng lớnđây là một trong những cơsở đểngân hàng xem xét cho vay.
Năng lực sản xuất của khách hàng: Năng lực này thểhiện rõở toàn bộgiá trị tài sản mà khách hàng đưa ra để sản xuất kinh doanh, biểu hiện cụ thể là các công nghệ mà khách hàng đưa ra sản xuất hiện đại hay lạc hậu, hoạt động đầu tư của khách hàng là cơ sở để ngân hàng tính toán đến tính khả thi của dự án, liên quan đến nhu cầu vốn mà khách hàng cần vay của ngân hàng.
Năng lực tài chính của khách hàng: Năng lực này thể hiện ở cơ cấu vốn khách hàng, khả năng tự tài trợ của khách hàng, các chỉ tiêu tài chính của khách hàng như: chỉtiêu khảnăng thanh toán, chỉtiêu tài chính vềnăng lực hoạt động, chỉ tiêu vềlợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Khi cho vay thì buộc ngân hàng phải thẩm định các chỉtiêu tài chính này, chỉ tiêu này là cơsởhết sức quan trọng đểngân hàng xét duyệt cho vay. Năng lực tài chính càng cao khảnăng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Năng lực quản lý của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có năng lực quản lý tốt,điều này thểhiệnở khảnăng tổchức nhân sự, sắp xếp các phòng ban, tổ chức hệthống hạch toán kếtoán, quản lý tài chính vừađúng theo quy định của Nhà nước lại vừa đảm bảo tính hiệu quảcủa hệ thống kế toán, tài chính, thống kê giúp ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đólàm cơ sở cho ngân hàng ra quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả.
Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo: Bất cứ khách hàng nào cũng có sởhữu một lượng tài sản nhất định đểsản xuất kinh doanh. Việc sở hữu tài sản thểhiện ở khả năng Nhà nước công nhận vềmặt sở hữu tài sản đó như: Quyền khai thác, sử dụng, đầu tư, sửa chữa hay toàn quyền quyết định