Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 37)

v. Phương pháp nghiên cứ u

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

1.3.2.1. Khách hàng

Kỳ vọng đầu tư quyết định nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đối với ngân hàng, kỳvọngđó càng lớn thì ngân hàng có cơ sở đểmở rộng cho vay. Sựkỳvọng đầu tưcủa khách hàng phụthuộc vào các lợi ích mà khách hàng muốn tìm kiếm như lợi nhuận hay mở rộng thị phần,đối tác, vị thế độc quyền trên thị trường.

Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn ngân hàng. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra cho khách hàng bao gồm:

 Năng lực thị trường của khách hàng: năng lực này thể hiện ở thị phần sản phẩm mà khách hàngđang cung cấp trên thị trường, chất lượng sản phẩm mà khách hàng cung cấp trên thịtrường, thương hiệu mà khách hàng cóđược, tương lai vềsản phẩm hay ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, khách hàng trung thành, khả năng cung cấp dịch vụ, hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm, vị trí của khách hàng trong thị trường bao gồm cả thị trường trong nước và Quốc tế. Năng lực thị trường càng cao thì nhu cầu vốn đầu tư của khách hàng càng lớnđây là một trong những cơsở đểngân hàng xem xét cho vay.

 Năng lực sản xuất của khách hàng: Năng lực này thểhiện rõở toàn bộgiá trị tài sản mà khách hàng đưa ra để sản xuất kinh doanh, biểu hiện cụ thể là các công nghệ mà khách hàng đưa ra sản xuất hiện đại hay lạc hậu, hoạt động đầu tư của khách hàng là cơ sở để ngân hàng tính toán đến tính khả thi của dự án, liên quan đến nhu cầu vốn mà khách hàng cần vay của ngân hàng.

 Năng lực tài chính của khách hàng: Năng lực này thể hiện ở cơ cấu vốn khách hàng, khả năng tự tài trợ của khách hàng, các chỉ tiêu tài chính của khách hàng như: chỉtiêu khảnăng thanh toán, chỉtiêu tài chính vềnăng lực hoạt động, chỉ tiêu vềlợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Khi cho vay thì buộc ngân hàng phải thẩm định các chỉtiêu tài chính này, chỉ tiêu này là cơsởhết sức quan trọng đểngân hàng xét duyệt cho vay. Năng lực tài chính càng cao khảnăng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

 Năng lực quản lý của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có năng lực quản lý tốt,điều này thểhiệnở khảnăng tổchức nhân sự, sắp xếp các phòng ban, tổ chức hệthống hạch toán kếtoán, quản lý tài chính vừađúng theo quy định của Nhà nước lại vừa đảm bảo tính hiệu quảcủa hệ thống kế toán, tài chính, thống kê giúp ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đólàm cơ sở cho ngân hàng ra quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả.

 Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo: Bất cứ khách hàng nào cũng có sởhữu một lượng tài sản nhất định đểsản xuất kinh doanh. Việc sở hữu tài sản thểhiện ở khả năng Nhà nước công nhận vềmặt sở hữu tài sản đó như: Quyền khai thác, sử dụng, đầu tư, sửa chữa hay toàn quyền quyết định thông qua các giấy chứng nhận, giấy phép,... Thông thường khi khách hàng quan hệ tín dụng với ngân hàng thì việc bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả được nợ là cơ sở để cho ngân hàng thu hồi vốn. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản là khảnăng đápứng các biện pháp bảođảm là một trong những cơ sở để cho ngân hàng xét duyệt cho vay.

 Tính khả thi của dựán vay vốn: Dự án là nơi hội tụ tất cả các năng lực của khách hàng. Dựán đầu tư có tính khảthi là dựán phải thuyết minh được tính thiết

thực, mục đích và kết quả của dự án, sự phù hợp của quá trình đầu tư với sự quy hoạch của nền kinh tếxã hội của vùng, miền hay ngành đó. Thông thường người ta sửdụng các chỉ số để đánh gia tính hiệu quảtài chính của dựán như: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷsuất hoàn vốn nội bộ(IRR), chỉ sốdoanh lợi (PI) hay thời gian hoàn vốn (PP) làm cơ sở để đánh giá hiệu quảtài chính của dựán. Khi dựán có hiệu quả về mặt tài chính, phù hợp với sựphát triển của xã hội và được luật pháp cho phép thì nó là cơsở đểngân hàng xét duyệt cho vay.

 Tưcáchđạođức của người vay: Chỉtiêu này rất khó nắm bắt và rất khó thẩm định nhưng trước khi cho vay buộc ngân hàng phải xem xét một cách kỹ lưỡng vì điều này liên quan đến việc khách hàng trảnợ sau này. Một khi khách hàng có đạo đức không tốt, không có sự hợp tác thì khả năng hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng là rất khó (kểcảkhi họcó khảnăng trảnợ) hay khảnăng họsửdụng vốnđúng mụcđích là rất ít.

1.3.2.2. Môi trường

 Môi trường cạnh tranh.

Đối với các NHTM thì các NHTM khác, các chi nhánh NHTM trong cùng hệ thống, các tổ chức trung gian tài chính như: Công ty bảo hiểm, các công ty tài chính,...được xem là những đối tác cùng kinh doanh. Mối quan hệ giữa NHTM và các tổchức trên là mối quan hệtương tác, tác động qua lại lẫn nhau và các tổchức trên vừa là đối thủcạnh tranh đồng thời cũng làđối tác kinh doanh của ngân hàng. Và do đó, tác động của đối thủ cạnh tranh tới chất lượng hoạt động tín dụng cũng diễn ra theo hai chiều hướng:

Thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh mỗi ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tưtrang thiết bị hiệnđại, tăng cường thu hút, đào tạo thêm đội ngũ lao động trình độ cao, không ngừng củng cố khuếch trương uy tín, thế mạnh của ngân hàng mình, chiều hướng này sẽgóp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Thứhai, sựcạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng cũng có thể làm cho các ngân hàng bỏ qua một số điều kiện cần thiết trong quy trình cấp tín dụng, nới lỏng một số quy định nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút thêm khách hàng, do vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng sụt giảm, rủi ro tăng cao.

 Môi trường kinh tế.

Những diễn biến vềlạm phát, giá cả, bất động sản, tỷgiá ngoại tệ, tổng mức tăng trưởng tín dụng nói chung và luồng vốn từ bên ngoài thường là những yếu tố gây ra những yếu kém trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt có thể gây ra những rối loạn mang tính hệ thống, khi tất cả các ngân hàng đều chịu tác động một lúc bởi những thayđổi trên.

Sự bất ổn của nền kinh tế: tăng trưởng kinh tế âm,thâm hụt tài chính lớn không có khả năng chống đỡ, bùđắp, tựdo hóa tài chính quá nhanh dẫnđến những hành vi thiếu thận trọng, tựdo hóa về cán cân vốn không tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế nội địa, sự tăng, giảm giáđột biến của tài sản có thểlà những nguyên nhân gây ra rủi ro hệthống; sựcho vay tràn lanđối với hoạt động đầu cơtài chính vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán so với các mặt hàng khác và sựcho vay nhưvậy lại dựa trên tài sản thếchấp là một trong những nguyên nhân kéo chất lượng tín dụng xuống thấp. Ngược lại, hoạt động kinh tế cũng như những biếnđộng trên thịtrường là khôngđáng kểvà có thểdự đoánđược thì sẽgóp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng NHTM, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cung và cầu vốn đáp ứng được nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế ngày càng cao.

 Môi trường pháp lý.

Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, sự sách nhiễu của các văn bản hành chính có liên quan sẽkhiến cho các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, thiếuđi tính linh hoạt cần thiết, do vậy vốnđưa vào kinh doanh sẽchứađựng nhiều rủi ro. Cùng với nó là sự thay đổi trong chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa của Chính phủ qua từng thời kỳ cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho ngân hàng trong quá trình hoạt động của nó. Vì vậy việc xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, ổn định sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trongđócó các NHTM.

 Môi trường chính trị.

Môi trường chính trị đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là đối với lĩnh vực hoạt động nhạy cảm như ngân hàng. Tính

ổn định vềchính trị trong nước là một nhân tốtạo ra những thuận lợi và ngược lại chính trị khôngổnđịnh cũng gây ra những khó khăn không phải là nhỏ đối với hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tín dụng của các NHTM nói riêng. Một khi xảy ra những diễn biến gây bất ổnđịnh vềchính trịnhư: chiến tranh, xungđột sắc tộc, mâu thuẫn nội bộgiữa cácđảng phái chính trị, bạođộng, biểu tình, bãi công, cấm vận, thì nhưvậy nghĩa là các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài sẽkhông thể yên tâm đầu tư vốn vào quốc gia đó, doanh số cho vay khó tăng trưởng tốt và hiệu quả, rủi ro cao. Việc bất ổnđịnh vềchính trịsẽ làm tê liệt quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa bị đình trệ, vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh khó có thểtu hồi, từ đó dẫnđến chất lượng hoạtđộng tín dụng của NHTM cũng sẽbị ảnh hưởng theo.

 Môi trường tựnhiên.

Các yếu tố về môi trường tự nhiên như: thiên tai, lũ lụt, địa bàn hoạt động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ hay nói cách khác là ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng. Mặc dù rủi ro này là khó dự đoán nhưng bù lại những rủi ro loại này lại chiếm không lớn, hơn thế nữa Ngân hàng lại được chia sẻ rủi ro, thiệt hại với các công ty bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ khi thiệt hại xảy raởquy mô lớn và mang tính hệthống.

 Môi trường công nghệ.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet, trình độ và khả năng tiếp thu sự tiến bộ khoa học công nghệ của khách hàng ngày càng nâng cao. Công nghệ hiện đại là chìa khóa để phát triển các sản phẩm dịch vụcủa ngân hàng, giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin, tiết kiệm thời gian đến ngân hàng giao dịch từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu của ngân hàng. Những sản phẩm dịch vụcó hàm lượng công nghệcaođã được các ngân hàngđưa vào sửdụng như: Internet Banking, Mobile Banking,...

Công nghệ phát triển đã làm tăng tính bảo mật thông tin cho khách hàng. Vấnđề bảo mật thông tin khách hàng luônđược ngân hàng chú trọng trong công tác bảo mật và quản lý thông tin khách hàng vì nóảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Ứng dụng công nghệhiệnđại cũng là một trong các điều kiện giúp ngân hàng nâng cao khảnăng cạnh tranh trên thị trường.

1.4. Ý nghĩa cần thiết của việc nâng cao chất lượng họatđộng tín dụng doanhnghiệp nghiệp

Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt. Sản phẩm của ngân hàng là tiền tệvà các dịch vụkhác liên quanđến tiền tệvà thanh toán. Trongđó, sản phẩm truyền thống nhất và mang lại nhiều thu nhập nhất cho ngân hàng đó là tín dụng, trongđó hoạt động TDDN chiếm tỷtrọng cao hơn tín dụng cá nhân vềdoanh số cũng như lợi nhuận mang lại. Vì KHDN sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng với doanh sốcao như: tiền gửi, thanh toán, chi lương qua tài khoản, dịch vụInternet Banking, nộp thuế điện tử, thu hộ,... Bên cạnh đó thì hoạtđộng TDDN là hoạt động mang lại nhiều rủi ro cũng nhưchứađựng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Có thểnói rủi ro tín dụng hàm chứa hầu hết các loại rủi ro mà ngân hàng phải thường xuyên đối mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro thông tin, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá,... Bình quân một KHDN giao dịch với sốtiền lớn hơn một KHCN nên khi có rủi ro xảy ra mứcđộ tổn thất từ một KHDN sẽlớn hơn một KHCN vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng hoạtđộng TDDN có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng.

1.5. Bài học kinh nghiệmđối với việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụngdoanh nghiệp tại một sốNHTM Việt Nam doanh nghiệp tại một sốNHTM Việt Nam

1.5.1. Kinh nghiệm của một sốNHTM Việt Nam

1.5.1.1. Ngân hàng TMCPĐầu tưvà Phát triển Việt Nam (BIDV)

Năm 2016, kinh tếthếgiới tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, kinh tếtrong nước gặp nhiều khó khăn thách thức khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sựcốmôi trường, nợ công tăng cao thì BIDV là một trong những ngân hàng đạt được kết quảkinh doanh ấn tượng trong năm 2016 tiếp tục khẳng định là ngân hàng có quy mô dẫn đầu thị trường, giữvững vịthế, thịphần trong toàn ngành.

Trong giai đoạn bối cảnh môi trường quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn và thách thức, BIDV đã bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao. BIDV tập trung giải quyết các yếu kém nội tại, triển khai thực hiệnĐềán Tái cơcấu hoạt động toàn hệ thống song hành với quá trình tái cơcấu các doanh nghiệp nhà nước và hệthống các tổchức tín

dụng nhằm đạt tới sự ổn định, an toàn, hiệu quả. Một số kinh nghiệm đối với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạtđộng tín dụng của BIDV nhưsau:

 BIDV đã chủ động về nguồn vốn huy động trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt thì BIDV đã áp dụng cơ chế lãi suất hợp lý và hình thức huy động đa dạng hơn để phù hợp vời từng khách hàng, từ mọi thành phần kinh tế. Kết quảhuyđộng vốn tăng trưởng 44% so với năm 2015, từ đó BIDV có nguồn vốn cho vay dồi dào với lãi suất ưu đãi, sản phẩm cho vay cho vay đa dạng.

 Định hướng giảm dần tỷtrọng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tếngoài quốc doanh.

 Tăng tỷtrọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷtrọng cho vay trung dài hạn.

 Kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát. Nâng cao vai trò công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộtrong quy trình hoạt động.

 Chú trọng nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực là chìa khóa thành công của mọi ngân hàng. Công tác đào tạo được tổ chức phù hợp với từng vị trí công việc, đẩy mạnh đào tạo trực tuyến (E-learning) để tiết kiệm thời gian và chi phí. Nâng cao phong cách phục vụkhách hàng củađội ngũcán bộnhân viên để tạo được hình ảnh ngân hàng hiệnđại.

1.5.1.2. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Là ngân hàng có quy mô vốn chủsởhữu lớn nhất Việt Nam, sở hữu hệthống chi nhánh, điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc, Vietinbank đã triển khai quyết liệt có hiệu quảcác định hướng, giải pháp đề ra, phát huy vai trò là ngân hàng chủ lực của nền kinh tế, đạt được những kết quả, dấu ấn quan trọng. “ Cuối năm 2016,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)