Sự hình thành và phát triển của hứng thú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên​ (Trang 32 - 33)

5. Giả thuyết khoa học

1.2.6. Sự hình thành và phát triển của hứng thú

Hứng thú được hình thành, biểu hiện và phát triển trong quá trình hoạt động. Cũng như các thuộc tính tâm lý khác của cá nhân, hứng thú được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nhân cách, thông qua hoạt động liên quan đến đối tượng gây hứng thú, trong đó chủ thể luôn tích cực tự giác hành động (A.N.Leonchiep, N.G.Marôzôva, A.A.Lublinxkaia...).

Sự hình thành và phát triển của hứng thú được xem xét trên nhiều khía cạnh. Trên phương diện sự phát triển của các hiện tượng tâm lý, hứng thú được hình thành và phát triển theo các con đường cơ bản sau:

Từ nhu cầu đến hứng thú: Do cá nhân có nhu cầu cấp thiết về một đối

tượng nào đó, không thực hiện được cá nhân cảm thấy khó chịu. Dần dần để thỏa mãn nhu cầu, cá nhân tìm tòi say mê và có hứng thú với đối tượng đó. Quá trình hình thành hứng thú bằng con đường này có những đặc điểm sau:

- Nhu cầu thể hiện sự cần thiết. Hứng thú thể hiện thiện ý riêng đối với đối tượng nào đó;

- Một hứng thú sâu sắc chắc chắn sẽ trở thành nhu cầu;

- Nhu cầu không đồng nhất với hứng thú nhưng nó là cơ sở của hứng thú. Hơn nưa, hứng thú cũng trở thành nhu cầu.

Từ tình cảm đến nhận thức rồi đến hứng thú: Hứng thú bắt đầu hình

thành do sự hấp dẫn mạnh mẽ của một đối tượng nào đó đối với cá nhân và đem lại cho cá nhân một cảm tình đặc biệt. Tiếp đến, cá nhân quan tâm tìm hiểu và hiểu rõ ý nghĩa của đối tượng ấy. Từ đó nẩy sinh hứng thú. Thái độ cảm xúc với đối tượng là một dấu hiệu không thể thiếu của hứng thú. Tuy nhiên, chỉ những biểu hiện cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân mới trở thành dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú tích cực, bền vững.

Từ nhận thức đến tình cảm rồi đến hứng thú: Khi cá nhân nhận thức

đúng đắn về vấn đề nào đó thì dễ dàng xây dựng ở họ một tình cảm với nó. Theo quan điểm hình thành và phát triển hứng thú học tập của

N.G.Marôzôva thì hứng thú của cá nhân với một đối tượng (hoạt động) nào đó được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Thái độ nhận thức có xúc cảm đối với hiện tượng, được

xuất hiện dưới dạng rung động định kỳ. Ở giai đoạn này chủ thể chưa có hứng thú thật sự, do bị cuốn hút bởi nội dung của đối tượng, cá nhân trực tiếp thể hiện niềm vui khi nhận ra cái mới. Đây là giai đoạn đầu tiên của hứng thú. Những rung động đó có thể mất đi khi đối tượng không tác động trực tiếp nữa, nhưng cũng có thể, trên cơ sở đó hứng thú được phát triển. Hứng thú chỉ xuất hiện khi cá nhân mong muốn nắm bắt và có hành động để nắm bắt đối tượng.

- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này những rung động định kỳ được lặp đi lặp lại nhiều lần và được khái quát trở thành thái độ nhận thức có xúc cảm tích cực với đối tượng tức là hứng thú được duy trì. Thái độ nhận thức xúc cảm với đối

tượng sẽ thúc đẩy chủ thể quan tâm tới những vấn đề đặt ra trước, trong và sau hoạt động. Nói cách khác, ở chủ thể đã có sự nảy sinh nhu cầu nhận thức, tìm tòi và phát hiện.

- Giai đoạn 3: Nếu thái độ tích cực đó được duy trì củng cố, khả năng tìm tòi và hành động độc lập ở cá nhân thường xuyên được khơi dậy thì hứng thú có thể trở thành xu hướng cá nhân. Ở mức độ này, hứng thú với đối tượng

khiến cho toàn bộ lối sống của cá nhân được thay đổi: họ dành nhiều thời gian rảnh rỗi của mình vào việc tìm tòi thêm những kiến thức có liên quan đến vấn đề mình yêu thích, tham gia hoạt động ngoại khóa, đọc thêm sách, tìm gặp những người cùng quan tâm tới những vấn đề của mình. Hứng thú bền vững là giai đoạn cao nhất của sự phát triển hứng thú cá nhân. [1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)