Xác định nội dung khảo sát mức hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên​ (Trang 51 - 53)

5. Giả thuyết khoa học

3.1.2. Xác định nội dung khảo sát mức hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể

GDTC và thể thao

Từ các nội dung về cơ sở lý luận đã tổng hợp, đề tài xác định có thể sử dụng các mặt biểu hiện về nhận thức, xúc cảm và hành động để làm nội dung khảo sát mức độ hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể thao. Đề tài xây dựng các nội dung khảo sát tương ứng với các dấu hiệu biểu hiện của hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao.Tiếp đó, đề tài xin ý kiến đánh giá của các giảng viên GDTC có kinh nghiệm (chuyên gia) tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên (n = 22) về các tiêu chí đã lựa chọn. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.1, 3.2 và 3.3.

- Biểu hiện về mặt nhận thức được: Tiêu chí này đánh giá xem sinh viên có nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của hoạt động GDTC và thể thao hay không. Đề tài liệt kê các nội dung về ý nghĩa tác dụng của GDTC và thể thao và xin ý kiến các chuyên gia. Những nội dung này đề tài dự kiến sẽ đưa vào bảng hỏi để khảo sát nhận thức của sinh viên về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao (n = 22) Đồng ý Phân vân Không đồng ý TT Ý nghĩa, tác dụng của GDTC và TT SL % SL % SL % 1 Phát triển thể lực, kỹ năng, kỹ xảo, hình thể 22 100.00 % 0 0.00 0 0.00 2 Phòng, chống bệnh tật, giải trí, thư giãn 21 95.45% 1 4.55% 0 0.00 3 Rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội 20 90.91% 2 9.09% 0 0.00 4 Phát triển trí nhớ, tư duy, tự

tin 20 90.91% 2 9.09% 0 0.00

- Về mặt xúc cảm: Đề tài xác định những nội dung khảo sát mức độ yêu thích của sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao. Tiếp đó xin ý kiến chuyên gia về nội dung và mức độ đánh giá.

Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đánh giá xúc cảm của sinh viên (n = 22) Đồng ý Phân vân Không đồng ý TT Nội dung và mức độ đánh giá

SL % SL % SL %

1

Mức độ yêu thích với các hoạt động trong giờ học Giáo dục thể chất (rất yêu thích, yêu thích, không thích)

22 100.00% 0 0.00 0 0.00

2

Mức độ yêu thích với các hoạt động thể thao ngoại khóa do khoa và nhà trường tổ chức (rất yêu thích, yêu thích, không thích) 22 100.00% 0 0.00 0 0.00 3 Mức độ yêu thích các chương trình truyền hình và các sự kiện thể thao (rất yêu thích, yêu thích, không thích)

18 86.36% 3 13.64% 0 0.00

- Biểu hiện về hành động: Được đánh giá qua các hành động cụ thể của sinh viên liên quan đến các hoạt động trong giờ học GDTC chính khóa và các hoạt động thể thao ngoài giờ học.

Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đánh giá hành động của sinh viên (n = 22) Đồng ý Phân vân Không đồng ý TT Nội dung và mức độ đánh giá

SL % SL % SL %

1

Mức độ chấp hành nội quy giờ học (đúng giờ, trang phục...(chấp hành đầy đủ, thi thoảng vi phạm, thường xuyên vi phạm)

20 90.91% 2 9.09% 0 0.00

2

Mức độ chú ý nghe, quan sát giảng viên giảng dạy và thực hiện động tác mẫu (thường xuyên chú ý, thi thoảng, chưa bao giờ)

21 95.45% 1 4.55% 0 0.00

3

Mức độ tích cực thực hiện các hoạt động tập luyện trong giờ học (tích cực chủ động, gượng ép, thực hiện 1 phần cho xong)

21 95.45% 1 4.55% 0 0.00

4

Mức độ thường xuyên tập luyện ngoài giờ học, tham gia các CLB thể thao (thường xuyên, thi thoảng, chưa bao giờ)

21 95.45% 1 4.55% 0 0.00

5

Mức độ thường xuyên tìm hiểu kiến thức, tuyên truyền, vận động mọi người tham gia tập luyện TDTT (thường xuyên, thi thoảng, chưa bao giờ)

Ý kiến của các chuyên gia về các tiêu chí đánh giá hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể thao mà đề tài bước đầu xây dựng được tổng hợp tại các Bảng 3.1, 3.2 và 3.3. Kết quả cho thấy các nội dung khảo sát được sự đồng thuận cao của các chuyên gia. Các nội dung mà đề tài đề xuất nhận được từ 86.36% đến 100% ý kiến đồng “đồng ý” của các chuyên gia (8/16 tiêu chí nhận được 100% ý kiến “đồng ý”), một số ít (4.55% đến 13.64%) còn “phân vân” và không có ai “không đồng ý”.

Như vậy, hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể thao được đánh giá qua 3 mặt biểu hiện là nhận thức, xúc cảm và hành động. Các mặt biểu hiện này được nhận biết bằng các nội dung thể ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên​ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)