Kết quả khảo sát, kiểm tra đánh giá trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên​ (Trang 67 - 72)

5. Giả thuyết khoa học

3.3.2.1. Kết quả khảo sát, kiểm tra đánh giá trước thực nghiệm

Các nội dung khảo sát, kiểm tra, so sánh trước TN: Mức độ hứng thú của sinh viên (nhận thức, mức độ yêu thích); Trình độ thể lực chung của sinh viên (chạy tùy sức 5 phút, chạy con thoi 4 x 10m, bật xa tại chỗ, chạy 30m xuất phát cao (XPC).

Nhận thức của sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm:

Kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao tại thời điểm trước TN được tổng hợp tại Bảng 3.11.

Bảng 3.11: So sánh nhận thức của SV nhóm TN (n = 46) và nhóm ĐC (n = 48) trước TN Tác dụng cao Bình thường Ít tác dụng Không có tác

dụng T T Ý nghĩa, tác dụng của GDTC và TT Thời điểm SL % SL % SL % SL % Nhóm TN 44 95.65% 2 4.35% 0 0.00% 0 0.00% 1 Phát triển thể lực, kỹ năng, kỹ xảo, hình thể Nhóm ĐC 45 93.75% 3 6.25% 0 0.00% 0 0.00% Nhóm TN 27 58.70% 11 23.91% 8 17.39% 0 0.00% 2 Phòng, chống bệnh tật,

giải trí, thư giãn Nhóm

ĐC 29 60.42% 12 25.00% 7 14.58% 0 0.00% Nhóm TN 7 15.22% 10 21.74% 17 36.96% 12 26.09% 3 Rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội Nhóm ĐC 8 16.67% 11 22.92% 16 33.33% 13 27.08% Nhóm TN 4 8.70% 7 15.22% 20 41.67% 15 32.61% 4 Phát triển trí nhớ, tư duy, tự tin Nhóm ĐC 4 8.33% 9 18.75% 21 43.75% 14 29.17%

Qua so sánh tỷ lệ cho thấy nhận thức của nhóm TN và nhóm ĐC tại thời điểm trước TN không có sự khác biệt rõ ràng và khá tương đồng kết quả đánh giá thực trạng tại mục 3.2.2. Nhận thức về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao của đa số sinh viên còn chưa đầy đủ. Phần lớn mới nhận thức được tác dụng trực tiếp của thể thao lên cơ thể con người. Ý nghĩa về mặt xã hội còn chưa được đánh giá cao. Cụ thể là:

- Đa số SV của cả 2 nhóm (93.75% đến 95.65%) nhận thức rõ ý nghĩa, tác dụng của hoạt động GDTC và thể thao đối với sự phát triển thể lực, kỹ năng, kỹ xảo và hình thể. Nhưng chỉ có 58.70% đến 60.42% đánh giá “cao” tác dụng phòng, chống bệnh tật, giải trí, thư giãn và có 14.58% đến 17.39% trả lời “ít có tác dụng”.

- Giá trị trong rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội cũng không được nhiều SV ghi nhận. Có đến 33.33% đến 36.96% đánh giá “ít tác dụng”; và 26.09% đến 27.08% đánh giá “không có tác dụng”; Chỉ có 15.22% đến 16.67% trả lời là “có tác dụng cao”.

- Đặc biệt, rất ít sinh viên của nhóm TN và nhóm ĐC nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao đối với việc phát triển trí nhớ, tư duy và sự tự tin. Chỉ có 8.33% đến 8.70% trả lời là có “tác dụng cao”; 41.67% đến 43.75% trả lời “ít có tác dụng” và có 29.17% đến 32.61% cho rằng “không có tác dụng”.

Mức độ yêu thích (xúc cảm) với hoạt động Giáo dục thể chất và thể thao của sinh viên trước thực nghiệm

Xúc cảm với các hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên được đánh giá qua mức độ yêu thích các hoạt động trong giờ học GDTC, các hoạt động thể thao ngoại khóa và các chương trình truyền hình về thể thao. Theo bảng tổng hợp kết quả khảo sát trước TN (Bảng 3.12) thì tỷ lệ lựa chọn các ý kiến trả lời về mức độ yêu thích với hoạt động GDTC và thể thao của nhóm TN và nhóm ĐC là không có sự khác biệt rõ ràng. Ở cả hai nhóm, tỷ lệ sinh viên có

xúc cảm dương tính còn thấp. Nhiều sinh viên trả lời “không thích” các hoạt động GDTC và thể thao.

Bảng 3.12: So sánh mức độ yêu thích của nhóm TN (n = 46) và nhóm ĐC (n = 48) trước TN Nhóm TN Nhóm ĐC

TT Nội dung Mức độ

SL % SL %

Rất yêu thích 4 8.70% 5 10.42% Yêu thích 12 26.09% 13 27.08% 1 Các hoạt động trong giờ

học Giáo dục thể chất Không thích 30 65.22% 30 62.50% Rất yêu thích 5 10.87% 5 10.42% Yêu thích 16 34.78% 17 35.42% 2 Các hoạt động thể thao do khoa và nhà trường tổ chức Không thích 25 54.35% 26 54.17% Rất yêu thích 4 8.70% 4 8.33% Yêu thích 13 28.26% 13 27.08% 3 Các chương trình truyền hình thể thao Không thích 29 63.04% 29 60.42%

Ở cả 3 nội dung khảo sát (Bảng 3.12), chỉ cótừ 8.33% đến 10.87% sinh viên (cả nhóm TN và nhóm ĐC) lựa chọn mức “rất yêu thích”; 26.09% đến 35.42% lựa chọn “yêu thích”; và có từ 54.17% đến 65.22% “không thích” các giờ học GDTC, hoạt động thể thao ngoại khóa và các chương trình truyền hình thể thao.

Biểu hiện về hành động của sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm

Theo kết quả khảo sát các biểu hiện về mặt hành động trước TN (Bảng 3.13) thì tỷ lệ sinh viên của cả nhóm TN và nhóm ĐC có biểu hiện mang tính tự giác, tích cực với các hoạt động trong giờ học GDTC và các hoạt động thể thao ngoại khóa còn thấp. Đa số sinh viên mới chỉ có biểu hiện dương tính với các hành động mang tính bắt buộc (chấp hành tốt nội quy, quy định của giờ học). Tỷ lệ các ý kiến trả lời khảo sát của sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC khá tương đồng.

Bảng 3.13: Kết quả khảo sát về hành động của nhóm TN và nhóm ĐC trước TN Nhóm TN (n = 46) Nhóm ĐC (n = 48) TT Biểu hiện Mức độ SL % SL % Chấp hành đầy đủ 36 78.26% 38 79.17% Thỉnh thoảng vi phạm 10 21.74% 10 20.83% 1 Chấp hành nội quy giờ học

(đúng giờ, trang phục...)

Thường xuyên vi phạm 0 0.00% 0 0.00% Thường xuyên chú ý 11 23.91% 12 25.00% Thỉnh thoảng mới chú ý 28 60.87% 29 60.42% 2

Nghe, quan sát giảng viên giảng dạy và thực hiện động

tác mẫu. Chưa bao giờ chú ý 7 15.22% 7 14.58% Tích cực, chủ động 6 13.04% 7 14.58% Hoàn thành, gượng ép 25 54.35% 27 56.25% 3 Thực hiện các hoạt động tập

luyện trong giờ học

Thực hiện 1 phần cho có 15 32.61% 14 29.17% Thường xuyên 4 8.70% 4 8.33% Thỉnh thoảng 24 52.17% 26 54.17% 4 Tham gia tập luyện ngoại

khóa

Chưa bao giờ 18 39.13% 18 37.50% Thường xuyên 3 6.52% 4 8.33% Thỉnh thoảng 12 26.09% 12 25.00% 5

Tìm hiểu kiến thức, tuyên truyền, vận động mọi người

tham gia tập luyện TDTT Chưa bao giờ 31 67.39% 32 66.67%

Trước TN, chỉ có 21.74% và 20.83% sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC “thường xuyên chú ý” đến hoạt động giảng dạy và làm mẫu của giảng viên; 13.04% và 14.58% “tích cực, chủ động” đối với các hoạt động tập luyện trong giờ học; 8.70% và 8.33% “thường xuyên” tập luyện ngoại khóa; Và chỉ có 6.52% và 8.33 “thường xuyên” chủ động tìm hiểu kiến thức cũng như tuyên truyền, vận động người khác tham gia hoạt động thể thao.

Trình độ thể lực chung của sinh viên trước thực nghiệm

Do lớp TN và lớp ĐC đều có số lượng nữ sinh viên rất ít (lớp TN có 3 nữ SV, lớp ĐC có 5). Để đảm bảo độ tin cậy, đề tài chỉ so sánh các chỉ số thể lực chung nam SV nhóm TN và nhóm ĐC. Kết quả trước TN được trình bày tại Bảng 3.14.

- Kết quả so sánh từng chỉ số đánh giá trình độ thể lực chung trước TN cho thấy thành tích kiểm tra ban đầu của nhóm ĐC và nhóm TN không có sự

khác biệt rõ rệt. Các kết quả so sánh cả ở cả 4 chỉ số kiểm tra trình độ thể lực chung đều có |t tính| < t bảng (P 0.05).

Bảng 3.14: So sánh chỉ số thể lực chung trước TN của nam SV nhóm TN và nhóm ĐC Thành tích trung bình ( ±δ) Nội dung Nhóm TN (n = 43 Nhóm ĐC (n = 43) |t tính| t bảng P BX tại chỗ (cm) 217.33 ± 12.55 218.14 ± 11.00 0.32 1.99 0.05 Chạy 30m XPC(s) 4.98 ± 0.38 5.05 ± 0.39 0.84 1.99 0.05 Chạy 4x10m (s) 11.81 ± 0.37 11.88 ± 0.38 0.96 1.99 0.05 Chạy 5 phút (m) 969.07 ± 53.37 952.91 ± 36.30 1.62 1.99 0.05

Để so sánh tỷ lệ xếp loại trình độ thể lực chung thì đề tài dựa vào kết quả kiểm tra để xếp loại trình độ thể lực của từng sinh viên. Tiếp đến là so sánh tỷ lệ các mức xếp loại theo tổng số lượng sinh viên cả lớp TN (n = 46) và lớp ĐC (n = 48) (không phân biệt nam, nữ).

Bảng 3.15: So sánh tỷ lệ xếp loại trình độ thể lực trước TN của nhóm TN và nhóm ĐC Nhóm TN (n = 46) Nhóm ĐC (n = 48) Kết quả hàm CHITEST Nhóm Xếp loại SL % SL % Không đạt 12 26.09% 14 29.17% Đạt 24 52.17% 24 50.00% Tốt 10 21.74% 10 20.83% P = 0.74 (P > 0.05)

Ghi chú: Sử dụng hàm CHITEST trong excel để so sánh tỷ lệ xếp loại “không đạt” và “đạt” giữa nhóm TN và nhóm ĐC. Trong đó loại “đạt” gồm cả “tốt”.

- Tổng hợp kết quả xếp loại trình độ thể lực chung trước TN của nhóm ĐC và nhóm TN cũng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ xếp loại trình độ thể lực chung giữa 2 nhóm là không đáng kể. Cụ thể như sau: Nhóm TN có 21.74% sinh viên đạt loại “tốt”, 52.17% sinh viên loại “đạt” và có đến 26.09% SV “không đạt”; Nhóm ĐC có 20.83% sinh viên đạt loại “tốt”, 50.00% loại “đạt” và 29.17% “không đạt”.

- Kết quả xếp loại cho thấy còn khá nhiều sinh viên của cả nhóm TN và nhóm ĐC “không đạt” trình độ thể lực chung theo quy định (26.09% đến 29.17%). Sử dụng hàm CHITEST để so sánh tỷ lệ “không đạt” của nhóm TN với nhóm ĐC cho ra kết quả P = 0.74 (nếu P > 0.05 thì không có sự khác biệt về tỷ lệ giữa 2 nhóm).

Qua so sánh kết quả kiểm tra từng chỉ số và so sánh tỷ lệ xếp loại theo quy định cho thấy trình độ thể lực chung trước TN của nhóm ĐC và nhóm TN là tương đương nhau.

Tóm lại: Các kết quả khảo sát trước thực nghiệm về nhận thức, xúc cảm

và hành động cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ hứng thú của sinh viên nhóm TN và nhóm ĐCvới hoạt động GDTC và thể thao. Kết quả kiểm tra, so sánh, đánh giá về trình độ thể lực chung cũng cho thấy trình độ thể lực chung của hai nhóm là tương đương nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên​ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)