5. Giả thuyết khoa học
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp:
Qua trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực GDTC, cán bộ Đoàn Thanh niên, CBQL sinh viên… giúp đề tài xác định, lựa chọn được các biện pháp cụ thể để tổ chức thí điểm. Những nội dung trao đổi cơ bản gồm:
Sự cần thiết của việc nghiên cứu nâng cao hứng thú học tập môn GDTC cho sinh viên?
Xác định mức độ phù hợp của các biện pháp.
Với điều kiện của nhà trường áp dụng các biện pháp đến mức độ nào là phù hợp?
Phỏng vấn bằng phiếu hỏi:
Phiếu hỏi được thiết kế với các loại câu hỏi thông dụng như: câu hỏi kèm nhiều phương án trả lời, kết hợp với phương án trả lời mở (trả lời tùy ý); Câu hỏi với các phương án trả lời theo các cấp độ... Các câu hỏi mà đề tài sử dụng đều là các câu hỏi trực diện, hỏi trực tiếp vào vào các vấn đề cần thu thập thông tin. Các câu hỏi trong mỗi phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về các nội dung như: thực trạng hứng thú với giờ học GDTC và thể thao của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; Xác định mức độ phù hợp của các biện pháp; Ý kiến phản hồi của sinh viên về chương trình…
Kết quả được xử lý trên cơ sở thống kê toán. Dựa trên tỷ lệ % các phương án trả lời được lựa chọn trong các câu hỏi, tác giả tổng hợp, phân tích, bàn luận và nhận định về vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra.
Đối tượng được hỏi gồm các sinh viên, giảng viên GDTC có kinh nghiệm: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 98 sinh viên năm thứ 2 đã học xong học phần GDTC để nắm được thực trạng hứng thú của sinh viên trong hoạt động GDTC và thể thao. Kết quả được tổng hợp tại các bảng từ bảng 3.4 đến 3.6;
Đề tài xin ý kiến 22 chuyên gia về các tiêu chí đánh giá (Bảng 3.1 đến 3.3) và các biện pháp nâng cao hứng thú của sinh viên (Bảng 3.10);