Một số biện pháp nâng cao hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên​ (Trang 37 - 43)

5. Giả thuyết khoa học

1.3.3. Một số biện pháp nâng cao hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên

Như đã trình bày ở trên (trang 6), trong phạm vi chuyên đề, chúng tôi phân chia mức độ của hứng thú đối với hoạt động GDTC và thể thao thành 3 cấp độ. Các mức độ của hứng thú được phân chia như sau:

- Hứng thú cao: Sinh viên có cảm xúc dương tính mạnh mẽ với hoạt động GDTC và thể thao, điều này xuất phát từ nhận thức đúng và đủ về hoạt động này. Kèm theo đó là việc sinh viên tích cực, chủ động cao trong việc nắm bắt và tham gia vào các hoạt động.

- Hứng thú (mức trung bình): Sinh viên có xúc cảm dương tính ở mức vừa phải với hoạt động GDTC và thể thao; Có nhận thức đúng hoặc tương đối đúng, đủ về đối tượng; Có hành động tích cực tham gia các hoạt động nhưng chưa ở mức chủ động cao.

- Chưa (không) hứng thú: Sinh viên không có xúc cảm dương tính với hoạt động GDTC và thể thao, chưa có nhận thức hoặc nhận thức sai về hoạt động này. Do vậy chưa có hành động tích cực, chủ động để chiếm lĩnh và tham gia hoạt động. Hoặc giữa 3 mặt xúc cảm - nhận thức - hành động chưa có sự tương quan, đồng bộ (VD: rất yêu thích thể thao nhưng chưa tích cực tham gia các hoạt động thể thao, hoặc rất tích cực tham gia hoạt động thể thao nhưng không xuất phát từ sự yêu thích mà tham gia vì những mục đích tiêu cực…).

1.3.3. Một số biện pháp nâng cao hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên của sinh viên

Là một mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, một trong những thành phần trong hệ thống động cơ của con người. Do đó muốn nâng cao hứng thú

của sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao thì trước hết phải hình thành động cơ cho họ, giáo dục động cơ tham gia hoạt động thể thao và nhu cầu tập luyện đúng đắn. Động cơ hoạt động thể thao tốt không tự nhiên mà có, nó cần được xây dựng trong quá trình sinh viên đi sâu chiếm lĩnh kiến thức về thể thao dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Động cơ tham gia hoạt động GDTC và thể thao rất đa dạng, muốn phát động được động cơ đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh hoạt động này thì trước hết cần khơi dậy cho họ nhu cầu của họ với hoạt động thể thao hoặc đáp ứng nhu cầu sẵn có của họ. Vì nhu cầu là chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tích cực trong mọi hoạt động.

Bên cạnh đó, hành vi của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan nhất là ở sinh viên có nhân cách chưa hình thành ổn định nên môi trường khách quan cần có những điều kiện thuận lợi để cho hứng thú với các hoạt động GDTC và thể thao phát triển như các hoạt động thể thao phong phú, điều kiện cơ sở vật chất tốt, sự động viên, giáo dục kịp thời của giảng viên… Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình công tác, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú của sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao như sau:

- Giảng viên cần không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp; Đổi mới phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức các hoạt động; Luôn là một tấm gương sang về lối sống, rèn luyện sức khỏe và luôn nêu cao tinh thần cao thượng của thể thao;

- Bằng nhiều hình thức khác nhau, giảng viên cần giúp cho sinh viên thấy được ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết của thể dục, thể thao với đời sống của con người;

- Hướng dẫn sinh viên biết cách tự tập luyện và tham gia các hoạt động thể dục, thể thao cũng như vận động, hướng dẫn người khác tham gia; Hướng dẫn sinh viên biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đạt được trong quá trình tham gia các hoạt động thể thao vào các hoạt động khác trong cuộc sống;

- Mỗi giảng viên phải luôn luôn phối hợp với các đồng nghiệp và các cơ quan quản lý để làm phong phú hơn các nội dung giảng dạy trong các giờ GDTC chính khóa và các hoạt động thể thao ngoại khóa, đặc biệt là các hoạt động tập thể; Cần tăng cường các hình thức trò chơi và thi đấu trong mọi hoạt động thể dục, thể thao nhằm tạo ra sự đua tranh của sinh viên khi tham gia, kích thích hứng thú với hoạt động này;

- Vận dụng triệt để (theo điều kiện khách quan) quan điểm phân hóa trong việc tổ chức các hoạt động GDTC và thể thao cho sinh viên. Mỗi một sinh viên hoặc nhóm sinh viên luôn có những nhu cầu, sở thích và trình độ tập luyện khác nhau, do vậy việc tổ chức hoạt động GDTC và thể thao hướng đến sự đáp ứng sự khác nhau đó là điều hết sức cần thiết. Điều đó bao gồm cả việc phát huy tối đa khả năng của những sinh viên có năng khiếu thể thao cũng như giúp đỡ những sinh viên có sức khỏe yếu tập luyện và tiến bộ;

- Đặt ra yêu cầu phù hợp với mỗi nhóm đối tượng khác nhau; Giới thiệu các nguồn thông tin về thể dục, thể thao; Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên lựa chọn những hoạt động thể thao phù hợp;

- Thầy cô và các cấp quản lý cần có những đánh giá, ghi nhận thành tích hay những tiến bộ của sinh viên kịp thời nhằm củng cố những thay đổi tích cực. Đặc biệt những sinh viên có đóng góp cho phong trào thể dục thể thao của khoa, trường và ngoài xã hội.

1.4. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hứng thú có vai trò rất lớn đến hiệu quả hoạt động của con người. Do vậy, hứng thú của người học là một chủ đề nghiên cứu luôn được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên trong lĩnh vực GDTC và thể thao trường học thì vấn đề này còn ít được quan tâm nghiên cứu. Dưới đây là một vài công trình nghiên cứu về hứng thú học tập nói chung và hứng thú trong lĩnh vực GDTC nói riêng.

với chủ đề “Nâng cao hứng thú với giờ học thể dục cho học sinh Trường THCS Hương Sơn – TP Thái Nguyên”. Đề tài đã đánh giá thực trạng hứng thú của học sinh và đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú với giờ học thể dục cho học sinh.

Tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (2013) đã công bố kết quả nghiên cứu với đề tài “Thực trạng hứng thú học tập các môn học thực tập sư phạm của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội” Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên đối với các môn học rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

Tiến sĩ Vương Huy Thọ nghiên cứu về “Biện pháp phát triển hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học nghề phổ thông”. Tác giả đã đề xuất một số biện pháp phát triến hứng thú học tập cho học sinh trong dạy nghề phổ thông như: Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp; Xây dựng môi trường học tập thân thiện… Tác giả cũng đưa ra quy trình dạy học theo hướng phát triển hứng thú học tập cho học sinh gồm 5 bước: Cụ thể hóa mục tiêu bài học; Thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; Thiết kế giáo án; Thực hiện tiến trình dạy học; Tổng kết và đánh giá.

Nhóm tác giả Lưu Thị Trí và Nguyễn Thị Bình có bài viết về “Một số vấn đề về hứng thú học tập và tạo hứng thú học tập cho sinh viên”. Bài viết khẳng định vai trò của việc tạo hứng thú cho sinh viên trong dạy học ở trương đại học. Tiếp đó tác giả đưa ra các số liệu chứng minh rằng hiện nay ít sinh viên có hứng thú học tập và có phương pháp học tập phù hợp, sinh viên lười phát biểu trong quá trình thảo luận… Cuối cùng tác giả đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho sinh viên.

Các công trình nghiên cứu về khoa học giáo dục nói chung và về hứng thú học tập nói riêng đều có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nhất định trong từng hoàn cảnh, từng giai đoạn. Những kết quả nghiên cứu đó tạo nên cơ sở, chỗ dựa và mở đường cho những nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, việc nghiên

cứu về hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC cho sinh viên còn ít được quan tâm. Những công trình nghiên cứu trên cùng với nhiều công trình nghiên cứu khác về hứng thú học tập đã góp phần tạo nên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phần nào đó tạo chỗ dựa cho việc định hướng, lựa chọn và giải quyết các

nhiệm vụ của đề tài “Nâng cao hứng thú với giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – Đại học Thái Nguyên”.

Kết luận chương 1

Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Nó liên quan chặt chẽ với các hiện tượng

tâm lý khác như: nhu cầu, sở thích, thị hiếu, tình cảm, năng lực, thái độ...

- Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người hoạt động tích cực, say mê và đem lại kết quả cao trong trong mọi hoạt động.

- Về mặt cấu trúc và biểu hiện của hứng, hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức - xúc cảm - hành động.

- Trên phương diện sự phát triển của các hiện tượng tâm lý, hứng thú được hình thành và phát triển theo các con đường cơ bản sau: Từ nhu cầu đến hứng thú; Từ tình cảm đến nhận thức rồi đến hứng thú; Từ nhận thức đến tình cảm rồi đến hứng thú.

Hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên là thái độ lựa chọn đặc biệt của sinh viên đối với các nội dung, hình thức nào đó của hoạt động GDTC và thể thao, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của nó đối với bản thân.

Hứng thú với các hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên được biểu hiện thông qua các dấu hiệu sau:

Về mặt nhận thức: sinh viên tích cực tìm hiểu và nhận thức đầy đủ về

mục đích, ý nghĩa, tác dụng của thể dục thể thao;

với các hoạt động GDTC và thể thao;

Về mặt hành động: sinh viên biểu hiện bằng các hành động tích cực, chủ

động, sáng tạo với các hoạt động GDTC và thể thao;

Về mặt kết quả: Kết quả học tập, rèn luyện.

Muốn nâng cao hứng thú của sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao thì trước hết phải hình thành động cơ và nhu cầu đúng đắn cho họ. Trước hết cần khơi dậy hoặc đáp ứng nhu cầu sẵn có của sinh viên về hoạt động thể dục, thể thao. Vì nhu cầu là chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tích cực trong mọi hoạt động. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú của sinh viên với hoạt động thể dục, thể thao như sau:

- Nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó đề cao việc nêu gương về giữ gìn và rèn luyện sức khỏe;

- Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể dục, thể thao. Tăng cường các hoạt động tập thể theo hình thức trò chơi và thi đấu thể thao;

- Bằng nhiều cách thức, tuyên truyền cho sinh viên về vai trò của thể dục, thể thao với đời sống. Gây dựng môi trường thể thao và giáo dục cho sinh viên trách nhiệm của bản thân với việc rèn luyện sức khỏe;

- Vận dụng triệt để (theo điều kiện khách quan) quan điểm phân hóa trong giáo dục; Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên lựa chọn những hoạt động thể thao phù hợp;

- Cần có những đánh giá, ghi nhận thành tích hay những tiến bộ của sinh viên kịp thời nhằm củng cố những thay đổi tích cực. Đặc biệt những sinh viên có đóng góp cho phong trào thể dục thể thao của xã hội.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên​ (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)