Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 25 - 33)

3.3.1 .Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Hữu Lũng

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ 21023’ đến21045’ vĩ độ Bắc, từ 106010’ đến 106032’ kinh độ Đơng với diện tích tự nhiên là 80.583,51 ha.

Phía Đơng Bắc giáp huyện Văn Quan, huyện Bắc Sơn, Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn.

Phía Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.

Phía Đơng Nam, Tây, Tây Nam giáp tỉnh Bắc Giang.

Là một huyện ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, Hữu Lũng có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận Quốc tế đi theo hướng Tây Nam – Đông Bắc rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá, thương mại, dịch vụ với các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

4.1.1..2. Địa hình

Là huyện thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình được phân chia rõ giữa vùng núi đá vơi ở phía Bắc và vùng núi đất ở phía Nam. Phần lớn diện tích ở vùng đá vơi có độ cao 450 – 500m và ở vùng núi đất có độ cao trên dưới 100m so với mặt nước biển. Nhìn chung, địa hình phức tạp , bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vơi có độ dốc lớn ở phía Bắc cũng như bởi các dãy núi đất sắp xếp theo dạng bát úp ở phía nam huyện.

Địa hình núi đá chiếm trên 25% tổng diện tích tự nhiên, giữa vùng núi đá là những thung lũng nhỏ địa hình tương đối bằng phẳng, đây cũng là vùng đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Xen kẽ các vùng núi đất là các giải đất ruộng bậc thang phân bố theo các sườn núi, dọc sơng. Ngồi ra, các khe suối cũng là đất sản xuất nông nghiệp được tạo lập từ nhiều đời nay cung cấp lương thực cho cư dân sinh sống trong vùng này. Và được chia thành 3 vùng chính:

- Vùng núi đá: chủ yếu thuộc các xã Đồng Tiến, Thanh Sơn, Minh Tiến, Nhật Tiến, Yên Vượng, Yên Sơn, Yên Thịnh, Tân Lập, Yên Bình, Hữu Liên, Hồ Bình với dãy Cai Kinh sừng sững chạy từ Đông Bắc xuống Đơng Nam. Đặc biệt vùng này cịn giữ được thảm động thực vật phong phú.

- Vùng núi đất: thuộc các xã phía Đơng Nam và Tây Nam. ở đây có dãy núi Bảo Đài chạy từ Đơng xuống Nam ngăn cách Hữu Lũng với các huyện Lục Nam, Lục Ngạn.

- Vùng thung lũng ruộng đồng: bao gồm các xã chạy dọc quốc lộ 1A, có đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng.

4.1.1.3. Khí hậu

Hữu Lũng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khơ lạnh và ít mưa về mùa đơng, nóng ẩm nhiều về mùa hè. Lượng bức xạ tổng cộng thực tế hàng năm ở Hữu Lũng là 114KCal / cm2, trong đó các tháng mùa hè đều trên 10KCal / cm2/ tháng và các mùa đông đều lớn hơn 5,5KCal /cm2/ tháng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,70 C. Tháng 1 có nhiệt độ khơng khí trung bình thấp nhất là 150C và tháng 7 có nhiệt độ khơng khí trung bình cao nhất 28,50C. Nhiệt độ cao nhất ứng với chu kì 20 năm là 300C và nhiệt độ thấp nhất ứng với chu kì này là -0,40C. Tổng nhiệt độ trung bình năm là trên 80000C. Biên độ nhiệt độ ngày thấp nhất tháng 3: 6,20C và cao nhất ở tháng 11 là 10,10C.

Lượng mưa trung bình năm là 1488,2mm với 132 ngày mưa trong một năm và phân bố từ 13 – 17 ngày / tháng, tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 (lượng mưa các tháng đều >100mm) với 1349,6mm chiếm 90,68% lượng mưa cả năm, ít hơn 9,7 lần lượng mưa trong mùa hè và khơng có tháng nào đạt lượng mưa 40mm/tháng.

Lượng bốc hơi trung bình năm là 832,6mm và lượng bốc hơi thấp nhất ở các tháng 2,3,4 từ 57,2 đến 59,7mm/ tháng. Các tháng còn lại biến động từ 66,8 đến 87mm/tháng. Chỉ số ẩm ướt hàng năm là 1,79. ở các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 ) biến động từ 0,21 – 0,64. Các tháng còn lại biến động từ 1,42 – 5,52. Chỉ số ẩm ướt cao nhất ở tháng 8, thấp nhất ở tháng 12.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Hữu Lũng có 2 con sơng lớn;

Sơng Thương chảy vào huyện theo hướng Đông Bắc – Tây Nam bắt nguồn từ Nâpphuốc cao 600m gần ga Bản Thí (vĩ độ 21046’ bắc và kinh độ đông 106043’30”) qua huyện Chi Lăng, Hữu Lũng và sau đó xi về Bắc Giang. Trong ranh giới của Hữu Lũng, thung lũng sông Thương được mở rộng trên 30km, độ dốc đáy sông từ 2,3 – 0,83 %, núi đá vôi đã được phân bố xa bờ sông và bắt đầu có những sơng nhánh lớn như sơng Trung gia nhập.

Sông Trung bắt nguồn từ vùng núi Thái Nguyên chảy qua huyện Hữu Lũng theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam đổ vào sơng Thương ở phía bờ phải tại Na Hoa.

Sông Trung chảy trong vùng đá vôi, thung lũng tương đối hẹp, độ dốc trung bình của lưu vực sơng Trung là 12,8%. Mật độ lưới sông của sông Thương là 0,82km/km2 và của sông Trung là 0,72km/km2. Dịng chảy của sơng Trung đo ở thị trấn Mẹt giảm dần từ 16,9m3/s ở tháng 9 xuống

1,0m3/s vào tháng 3 năm sau và lại tăng dần từ 2,9 m3/s ở tháng 4 lên cực đại 22,05m3/s vào tháng 8. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 lưu lượng dòng chảy đều vượt 15m3/s.

Dịng chảy sơng Thương đo ở Chi Lăng theo thời gian tương ứng ở trên giảm từ 10,98m3/s xuống 1,54m3/s và tăng từ 4,23 m3/s lên 23,04 m3/s và các tháng 6, 7, 8, 9 đều có lưu lượng vượt trên 10,8 m3/s.

Nhìn chung sơng suối ở Hữu Lũng chiếm 1.285,82 ha (16% diện tích đất tự nhiên), chế độ thuỷ văn sơng ngịi đã có ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp nước trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân vùng đất phía Nam và Tây nam của huyện. ở vùng đất phía Bắc được hình thành trên vùng đá vôi với các mỏ nước ngầm lớn hầu như chưa được khai thác để phục vụ cuộc sống mặc dù về mùa khô các khe suối trong vùng đều cạn kiệt nước, không những cây trồng mà nước sinh hoạt cho nhân dân cũng rất khan hiếm.

4.1.1.5. Điều kiện thổ nhưỡng

Được phát triển trên nền địa chất cách đây khoảng 200 triệu năm, trải qua các biến động kiến tạo và các qúa trình phong hố đã hình thành nên các nhóm đất feralit có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch xen lẫn đá vơi và nhóm dốc tụ phù sa sơng suối ở Hữu Lũng với tổng diện tích là 42.960,27 ha trong tổng diện tích tự nhiên 80.583,51ha.

- Nhóm đất Feralit: có diện tích 41.965,27 ha chiếm 97,7% đất đai bao gồm các loại đất sau:

+ Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên nền đá cát (Fq), sa thạch cuội kết silic, quazit 10.107,95 ha. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ trung bình, cấu tượng chặt, cứng, có tầng dày 50 – 120 cm. Hàm lượng mùn, đạm nghèo đến trung bình tuỳ theo mức độ khai thác và bị bào mịn rửa trơi. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu thấp, sắt nhôm di động trung bình,

cation kiềm thấp, đất có phản ứng chua. Loại đất này đang đựơc sử dụng phân bổ ở các xã Minh Hoà, Sơn Hà, Hồ Sơn, Đồng Tân.

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá sét (Fs) phấn sa, phiến thạch, argilit có 12.270,91ha. Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, cấu tượng ít chặt, có tầng dầy 1,0 đến 1,5 m. Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali tổng số trung bình đến khá. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu nghèo, magie thấp, sắt nhơm di động cao, đất có phản ứng chua. Loại đất này phân bố ở các xã Đơ Lương, Vân Nham, Nhật Tiến, Hồ Thắng, Hoà Sơn, Tân Thành đang được sử dụng để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ, trồng cây ăn quả, một phần đất là cây bụi mọc rải rác.

+ Đất Feralit vàng trên đá mác - ma acit (Fa), (granit, liparit, porphia thạch anh) có 10.720,44 h. Đất có màu vàng, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất 0,5 đến 1,0m. Hàm lượng mùn, đạm nghèo, lân kali dễ tiêu và tổng số đều thấp, đất có phản ứng chua và rất chua được phân bố ở phía nam các xã Đơ Lương, phía bắc xã Minh Sơn, phía đơng xã Hồ lạc và Hồ Sơn và ở vùng trung tâm của xã Hồ Thắng . Trên địa hình tương đối ít dốc, đất được sử dụng để trồng cây lâm nghiệp, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Trên địa hình dốc lớn gần các thơn bản là rừng trồng một ít cây ăn quả, một phần là đất chưa được khai thác sử dụng.

+ Đất Feralit đỏ nâu hình thành trên sản phẩm phong hố đá vơi (Fv), có 3.536,53 ha, được phân bố rải rác khắp tất cả các xã vùng núi đá vơi ở phía bắc của huyện thuộc cụm Quyết Thắng, cụm Tứ Yên và xã Thanh Sơn, Minh Tiến cụm Vân Nham. Đất có tầng dày 1,0 – 2,0m, thành phần cơ giới đạm tổng số trung bình đến nghèo, hàm lượng kali dễ tiêu khá. Phần lớn diện tích này có địa hình tương đối bằng phẳng, đang được sử dụng chủ yếu để trồng hoa màu, cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày và một ít diện tích trồng cây ăn quả.

+ Đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ (Fb) 1.082,11ha, hình thành trên sản phẩm phong hố phù sa cổ, địa hình thấp, thoải, diện tích nhỏ, phân bố rải rác ở 2 bên bậc thềm các con sơng Thương, sơng Trung. Đất có màu nâu vàng nhạt, tầng mặt đất mặt mỏng, từ 30cm trở xuống có cuội, sỏi, thành phần cơ giới thịt pha cát, đất chua pH<4,0, lân kali tổng số nghèo và lân kali dễ tiêu rất nghèo. Đất này được sử dụng trồng sắn, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất Feralit biến đổi do trông lúa nước (Lf) 4.247,28 ha, có thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình, độ dầy tầng đất canh tác 20 – 30 cm, đất chua, nghèo lân kali dễ tiêu, thường đựơc sử dụng để trồng 1,2 vụ lúa hoặc màu tuỳ theo khả năng cung cấp nguồn nước hoặc nước trời. Loại đất này được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện dọc theo các khe suối, đồi núi dưới dạng ruộng bậc thang.

- Nhóm đất phù sa và sản phẩm dốc tụ 995,0 ha, bao gồm các loại dất sau:

+ Đất phù sa (Pb) được bồi hàng năm phân bố dọc theo 2 bờ sơng, diện tích 186,0 ha. Loại đất này hàng năm có phù sa sơng suối bồi tụ tương đối giàu mùn và chất hữu cơ, thành phần cơ giới gồm đất thịt nhẹ đến trung bình, đất xốp, hàm lượng lân và kali tổng số cũng như lân và kali dễ tiêu vẫn đang được sử dụng chủ yếu để trồng hoa màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất lúa nước do sản phẩm dốc tụ (D) với diện tích 567,0 ha, phân bố ở các thung lũng có đồi núi đất bao xung quanh. Đặc điểm của loại đất này phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh, vị trí phân bố, nhưng nói chung có thành phần cơ giới thịt trung bình, đất chặt. Hàm lượng mùn, đạm tổng số nghèo, lân và kali tổng số giàu, lân và kali dễ tiêu nghèo, đất có phản ứng chua, độ dày tầng đất 30 -35 cm, được sử dụng trồng màu và lúa màu hoặc 2 vụ lúa tuỳ theo địa hình và nguồn nước tưới hoặc chỉ hướng nguồn nước trời.

+ Đất phù sa trên nền feralit (P/F): Đây là loại đất do phù sa sông suối bồi tụ trên vùng đất feralit ở địa hình thấp với diện tích 242,0 ha phân bố rải rác dọc theo sông suối lớn ở một vài xã phía nam huyện. Độ dầy tầng đất canh tác 20 -30 cm, tính chất đất phụ thuộc vào nguồn phù sa bồi lắng nhưng nói chung có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, hàm lượng mùn, đạm nghèo, lân và kali tổng số khá, lân và kali dễ tiêu nghèo, đất phản ứng chua và được sử dụng trồng ngô, đậu đỗ và lúa mùa tưới nước trời.

4.1.1.6. Tài nguyên động thực vật

- Thực vật rừng tự nhiên:

Các loại thực vật rừng ở Hữu Lũng tương đối đa dạng, với điều kiện đất đai, khí hậu cùng sự đa dạng của cấu trúc địa hình làm cho thực vật ở Hữu Lũng phong phú cả vùng núi đá vôi và núi đất.

Theo số liệu thống kê cho thấy, thảm thực vật của huyện rất đa dạng, phong phú, có nhiều cây gỗ quý như: Lim, Trai, Nghiến, Hồng đàn, Trị chỉ,.. phân bổ ở các xã phía Bắc huyện mà chủ yếu tập trung ở cụm Tứ Yên. Thảm thực vật ở đây có thể cung cấp nguồn gỗ để phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và có tác dụng giữ nước, cải tạo bảo vệ đất, cải tạo môi trường.

- Động vật rừng:Theo điều tra sơ bộ, động vật rừng tại Hữu Lũng hiện có :

+ Lớp thú: Khoảng 50 loài thuộc 21 họ, 10 bộ. + Lớp chim: 182 loài thuộc 48 họ, 17 bộ.

+ Lớp lương cư bị sát: 59 lồi thuộc 15 họ, 3 bộ.

4.1.1.7. Thực trạng môi trường

Nếu như trong giai đoạn trước (trước năm 2000) môi trường là một vấn đề nan giải đối với huyện thì hiện nay đã có một bước phát triển vượt bậc. Đã có 77% dân cư trong địa bàn toàn huyện được dùng nước sạch

(so với năm 1999 là 35%), đây là một bước tiến đáng kể trong việc cải thiện môi trường sống. Tuy nhiên, ở một số thôn bản trên vùng đất đá vôi ở cụm Tứ Yên, Quyết Thắng về mùa khô giếng đào và khe suối cạn kiệt nước, lại ở xa sơng ngịi nước trở nên khan hiếm ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân. Một số vùng còn phải sử dụng nước khe suối cùng với gia súc, gia cầm trong khi nguồn nước này bị ơ nhiễm do q trình rửa trơi các hố chất dùng trong nơng nghiệp, chất thải sinh hoạt của người dân và gia súc.

Mặt khác, vẫn cịn tình trạng rác thải ven bờ sơng và nước thải đổ trực tiếp vào sông Thương làm cho nước bị ô nhiễm. Nhất là vào giai đoạn cuối mùa khô, ở các vùng đá vôi, vùng xa sông suối mà nguồn nước ngầm hiếm, không dễ khai thác bằng phương tiện thủ cơng, cịn xảy ra hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, phải dùng nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

Một vấn đề khác ở vùng nông thôn là trong sinh hoạt đời sống của cư dân cũng như trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm vệ sinh chuồng trại không đảm bảo do điều kiện vật chất thiếu thốn khó khăn cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trường.

Bên cạnh đó hàng năm vẫn cịn tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng trồng, rừng phịng hộ làm nương rẫy đã dẫn đến những thiệt hại do lũ lụt.

Tóm lại, mơi trường sinh thái tự nhiên của Hữu Lũng đã bị ô nhiễm do tác động mạnh mẽ của con người trong quá trình sản xuất, nạn phá rừng và những ảnh hưởng của thiên tai như hạn hán, lũ lụt, xói mịn có những tác hại lớn đến việc phát triển nông lâm nghiệp và cuộc sống nhân dân.

Tuy nhiên, trong những năm qua, nhờ có chính sách giao đất, giao rừng và được sự quan tâm của các cơ quan quản lý, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân trong vùng cũng đã góp một phần vào việc khơi phục lại mơi trường sinh thái rừng bị tàn phá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)