Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp huyện Hữu Lũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 36)

4.2.1. Một số nguyên tắc và yêu cầu quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng

* Quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng phảI đảm bảo các nguyên tắc:

- Được xây dựng trên cơ sở hệ thống. - Phù hợp với phát triển bền vững, - Có thị trường tiêu thụ.

- Phù hợp pháp luật và các chính sách hiện hành. - Có sự tham gia tích cực của người dân tại chỗ.

* Quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. - Phát huy cao tiềm năng đất đai.

- Đem lại hiệu quả kinh tế. - Được người dân chấp nhận. - Đảm bảo an toàn về môi trường.

4.2.2. Cơ sở pháp lý

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.

- Luật Đất đai năm 2003, ban hành theo quyết định số 23/2003/L/CTN ngày 10/12/2003 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng ( sửa đổi năm 2004 ) và Nghị định số 23/2006/ NĐ - CP ngày 03/03/2006 hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng.

- Nghị định 64/ CP ngày 27/09/1993 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về giao khoán đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp.

- Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về giao khoán đất và sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước.

- Nghị định số 163/1999/NĐ - CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất rừng lâm nghiệp.

- Quyết định số 661/TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Quyết định 178/QĐ - TTg ngày 12/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của các gia đình cá nhân được giao đất, đựơc thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ.

- Quy chế quản lý 3 loại rừng ban hành kèm theo quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

- Chỉ thị số 38/2005/ CT-TTg ngày 05/12/205 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

- Thông tư liên tịch số 62/2000/TTL/BNN-TCĐC ngày 06/06/2000 về việc hướng dẫn giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

- Công văn số 334/BNN-LN ngày 15/02/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc triển khai kế hoạch rà soát 3 loại rừng.

- Hướng dẫn kỹ thuật rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, ban hành kèm theo văn bản số 162/LN-ĐTCB ngày 16/2/2006 của Cục Kiểm Lâm, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Công văn số 3308BNN/LN ngày 23/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc triển khai kế hoạch Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng năm 2006 và rà soát 3 loại rừng.

- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 ban hành kèm theo quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2005 – 2010.

4.2.3.Đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.2.3.1. Về điều kiện tự nhiên.

Hữu Lũng là vùng nhiệt đới ẩm, có nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, lượng mưa lớn và tập trung theo mùa, địa hình chia cắt mạnh làm nhiều vùng khác nhau, thích hợp cho khu hệ động thực vật rừng phát triển. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến nay diện tích và chất lượng rừng đã suy giảm rất nhiều, rừng tự nhiên còn lại có trữ lượng thấp, nhiều loài cây quý hiếm đã bị khai thác không còn khả năng phục hồi. Tài nguyên đất tuy đa dạng phong phú về chủng loại, nhưng diện tích đất tốt với tầng đất dày đến nay không còn nhiều. Diện tích đất lâm

nghiệp đang sử dụng chủ yếu trồng rừng sản xuất, một số ít trồng rừng phòng hộ và thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Đất chưa sử dụng của huyện còn khá lớn chiếm 18,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp là một tiềm năng rất lớn cho phát triển kinh tế của huyện, có khả năng đáp ứng cho các nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng,…và nhất là cho việc phát triển lâm nghiệp để vừa phủ xanh đất trống đồi núi trọc vừa để nâng cao đời sống cho nhân dân sống tại chỗ.

4.2.3.2. Đánh giá về điều kiện kinh tế – xã hội.

- Nền kinh tế của huyện nhìn chung đã từng bước có sự tăng trưởng, phát triển khá đều, tổng sản phẩm nội huyện (GDP) năm 2007 tăng trưởng bình quân đạt 8,8%. Cơ cấu sản xuất của các ngành chủ yếu:

+ Nông, lâm nghiệp: 77,3%

+ Công nghiệp và xây dựng cơ bản: 10,9% + Thương mại và dịch vụ:11,8%

Sản xuất nông – lâm nghiệp vẫn là ngành quan trọng nhất trong các năm vừa qua, luôn có sự tăng trưởng khá ổn định. Tổng sản lượng lương thực quy thóc là 311kg/người/năm. Về cơ bản đã giải quyết an toàn lương thực trên địa bàn. Sản xuất lâm nghiệp đã quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tích cực trồng rừng vừa giải quyết lao động tại chỗ, vừa nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đó là kết quả rất đáng khích lệ, nó là cơ sở để chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung vào các loại sản phẩm có giá trị kinh tế.

- Quy mô đầu tư phát triển trên địa bàn huyện cũng đã đạt được những kết quả trong đó kết hợp đầu tư của nhà nước, đầu tư của các doanh nghiệp và đầu tư của dân. Kết quả là có khá nhiều công trình đã được xây dựng, đưa vào sử dụng, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội huyện. Tuy vậy quy mô đầu tư còn quá nhỏ, tốc độ chậm, không đồng đều. Các lĩnh vực về liên doanh, liên kết đầu tư có ý nghĩa quan

trọng đối với nền kinh tế của huyện còn ít, hoặc chưa có. Đó là yếu tố hạn chế rất lớn cho kinh tế của huyện.

- Lĩnh vực văn hoá, xã hội cũng có những chuyển biến tích cực, những kết quả đạt được của ngành giáo dục, y tế cũng như các chương trình về xã hội, kế hoạch hoá gia đình đã tác động tích cực và đang từng bước chuyển biến thay đổi theo xu thế phát triển của xã hội, trong điều kiện có nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, những lĩnh vực của văn hoá, xã hội đang gặp nhiều khó khăn về các lĩnh vực như: thiếu vốn, thiếu cán bộ. Thiếu cơ chế, chính sách có tính ưu đãi cho các vùng xa, vùng cao, vùng nhiều khó khăn…

- Những cố gắng nỗ lực của tỉnh, của huyện đào tạo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và dân sinh, đã tác động rất lớn tới qúa trình phát triển kinh tế của huyện. Mặc dù quy mô còn nhỏ, nhừng thiết thực , các công trình đã tham gia vào sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống của đa số dân cư trên địa bàn huyện.

4.2.3.3. Những lợi thế, hạn chế và thách thức

-* Những lợi thế và cơ hội để phát triển

- Vị trí địa lý – kinh tế của Hữu Lũng đối với các huyện trong tỉnh có ưu thế hơn. Xu thế mở cửa và hoà nhập kinh tế, đã và sẽ tạo ra các cơ hội thuận lợi để Hữu Lũng đẩy mạnh kinh tế, khai thác các nguồn lợi từ trong phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Lợi thế về vị trí được nhận thức là nguồn lực to lớn, có sự tác động sâu sắc, tạo ra các cơ hội lớn mà Hữu Lũng cần phải tranh thủ và triệt để khai thác, tận dụng để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Với nhận thức phát huy cao sự hỗ trợ giúp sức của tỉnh và trung ương.

- Là huyện miền núi thấp gần đồng bằng có sự đa dạng, phong phú về tài nguyên động thực vật. Đó là cơ sở và điều kiện để có thể phát triển nền sản xuất hàng hoá nông, lâm nghiệp và công nghiệp, tạo ra những

loại sản phẩm có tính chiến lược, thể hiện những lợi thế so sánh về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, cây ăn quả và các sản phẩm lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu bột giấy, gỗ trụ mỏ, …

- Nhịp độ tăng trưởng của Hữu Lũng đạt 8,8% / năm, đó là thành quả và là cơ hội tốt, đã thúc đẩy cho nền kinh tế tiếp tục phát triển. Khả năng mở rộng quy mô trao đổi hàng hoá với các huyện, với Trung Quốc sẽ tạo cho huyện có điều kiện tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm. Thành tựu về sản xuất lương thực những năm qua, tạo ra các khả năng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hoá các loại sản phẩm, khai thác ngày càng nhiều những tiềm năng của sản xuất nông, lâm nghiệp.

* Những hạn chế và thách thức

- Kinh tế của Hữu Lũng tuy có phát triển nhưng điểm xuất phát còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Công nghiệp chưa phát triển, có tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Thương mại và dịch vụ có tiềm năng song chưa được khai thác tốt.Do vậy, kinh tế của Hữu Lũng vẫn là nền kinh tế nông, lâm nghiệp, sản xuất hàng hoá còn chưa phát triển. Xu thế đẩy mạnh phát triển kinh tế, đầu tư theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã đặt nền kinh tế Hữu Lũng trước sự thách thức rất lớn và quyết liệt để tránh nguy cơ bị tụt hậu.

- Cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, thông tin liên lạc, bưu điện, xây dựng đã có những bước phát triển tích cực, nhưng trước nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, hệ thống cơ sở nêu trên còn chưa đáp ứng được, còn nhiều hạn chế cần phải đầu tư hoàn thiện cao hơn nữa, đặc biệt ở các khu vực kinh tế trọng điểm. Hữu Lũng còn hạn chế trong việc vận động, lôi kéo, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, tài trợ từ trung ương và nước ngoài cho việc nâng cao, mở rộng các cơ sở hạ tầng.

- Tỷ lệ tăng dân số vẫn cao, lao động chưa có việc làm còn khá lớn, đời sống của đa số người dân lao động còn thấp. Nhiều hộ nông dân phải

tự thân vận động trong môi trường kinh tế tự do luôn phải chịu nhiều sức ép và rủi ro. Mức thu nhập giàu, nghèo chênh lệch nhau lớn, giữa bộ phận dân cư ở thị trấn với đa số người dân ở nông thôn, vùng xa, vùng cao đã nảy sinh những vấn đề về xã hội cần phải quan tâm giải quyết. Giao dịch đã đạt được nhiều kết quả, song so với yêu cầu còn khoản cách rất lớn, xã hội tương lai cần những con người lao động có tri thức, có văn hoá, đã là thách thức gay gắt mà Hữu Lũng phải vượt qua.

- Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế là quá trình chuyển đổi về nhận thức và tổ chức, có liên quan tới con người (cán bộ), tới đào tạo và chính sách, mặc dù đã đạt nhiều thành tích song hiệu quả quản lý kinh tế còn thấp, chưa theo kịp với yêu cầu sự nghiệp đổi mới.

- Hữu Lũng còn chưa tranh thủ đựơc sự đầu tư, giúp đỡ của tỉnh , của trung ương và các dự án quốc tế, do đó còn thiếu vốn, thiếu các kinh nghiệp quản lý kinh tế và cán bộ còn ít được đào tạo.

Tóm lại: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua của huyện đã từng bước đi vào cuộc sống của nhân dân các dân tộc, nhưng trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì áp lực đối với nhu cầu về đất đai của huyên sẽ và càng gay gắt, nhất là ở các khu công nghiệp, thị tứ, thị trấn, khu du lịch sinh thái,…Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội không thể không xem xét một cách nghiêm túc đến việc khai thác sử dụng quỹ đất một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.

4.2.4. Hiện trạng công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng

Hữu Lũng là huyện có quy mô về diện tích và dân số thuộc loại khá của tỉnh Lạng Sơn, có lực lượng lao động dồi dào, có điều kiện khả năng để phát triển một nền kinh tế tương đối toàn diện: Nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch. Đất đai là thế mạnh và là tài nguyên có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện.

4.2.4.1. Tình hình quản lý đất đai

 Thời kỳ trước khi có luật đất đai năm 1993

Công tác quản lý đất đai của huyện trong thời kỳ này thuộc chức năng của phòng Nông nghiệp với khoảng 1- 2 người phụ trách, nhưng đã hoàn thành việc thực hiện một số chủ trương lớn của Nhà nước về đất đai như:

- Thực hiện Quyết định 169 / CP của chính phủ năm 1977 về việc điều tra thống kê tình hình cơ bản đất đai trong cả nước.

- Thực hiện chỉ thị 299 /TTg của Thủ tướng chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng, đăng ký thống kê đất đai ( 1981 – 1985 ) và quyết định 201 / CP ngày 01/07/1980 về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.

- Tổ chức tuyên truyền thực hiện luật Đất đai đã được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 29/12/1987 ( luật Đất đai năm 1988 ), chỉ thị 60/CT-HĐBT ngày 14/4/1988; Nghị định 30/HĐBT ngày 23/03/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành luật Đất đai.

Tuy nhiên, với lực lượng cán bộ có hạn và yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong thời gian này đặt ra, nên công tác quản lý đất đai ở huyện chủ yếu là theo dõi thống kê về đất sản xuất nông nghiệp, còn lại các vấn đề khác như giải quyết tranh chấp về đất đai, theo dõi biến động của các loại đất, việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất chưa đựơc đề cập nhiều. Do đó, đã dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, đổi đất ông cha, mua bán đất trái phép, lấn chiếm ruộng đất, cấp đất sai thẩm quyền, sử dụng không đúng mục đích, đất bỏ hoang hoá… trên địa bàn huyện diễn ra khá phổ biến. Việc quản lý và sử dụng đất chưa có một cơ quan quản lý thống nhất, mạnh ngành nào ngành ấy làm, dẫn đến tình trạng quản lý và sử dụng đất bị chồng chéo, tình trạng khoanh bao chiếm đất diễn ra ở nhiều nơi tren địa bàn huyện.

Với những đặc điểm nêu trên, việc quản lý, sử dụng đất đai thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)