3.3.1 .Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
4.3. Đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Hữu lũng.
4.3.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp huyện Hữu Lũng
- Bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thối nguồn tài nguyên rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên cơ
sở tổ chức, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phịng hộ, an ninh mơi trường, cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, lâm sản ngoài gỗ và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Quy hoạch điều chỉnh lại đối tượng đất trống đồi núi trọc có độ dốc nhỏ, địa hình thuận lợi cho đối tượng sản xuất. Chú trọng việc trồng lại rừng, nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng. Dự kiến đến năm 2010 diện tích đất có rừng ổn định là 30.225,2 ha; trồng cây phân tán 500.000 cây và đến năm 2015 là 34.741,9 ha; trồng cây phân tán 2 triệu cây.
- Nâng độ che phủ của rừng từ 35,8% hiện nay lên 43% vào năm 2010 và ổn định độ che phủ của rừng 47% vào năm 2015.
- Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn 2 con sống chính ( sơng Thương, sơng Trung).
- Năng suất, sản lượng rừng;
+ Đối với rừng tự nhiên: từ năm 2008 trở đi tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ xung, bảo vệ kiểu trạng thái 1C có diện tích là 164,0 ha, bằng các biện pháp lâm sinh tác động hợp lý nhằm nâng cao chất lượng rừng tự nhiên đảm bảo mục tiêu phòng hộ đầu nguồn 2 con sơng chính ( sơng Thương, sơng Trung ).
+ Đối với rừng trồng: Để giải quyết các nhu cầu về gỗ cung cấp cho công nghiệp chế biến trong các năm tới phải tổ chức trồng rừng thâm canh tạo nguồn nguyên liệu, có các giải pháp về giống, về kỹ thuật canh tác để tạo khu rừng trồng nguyên liệu chuyên canh đạt tăng trưởng bình quân hàng năm 20-25 m3/ha/năm.
- Giải quyết việc làm ổn định cho nhân dân sống trong khu vực rừng phịng hộ thơng qua việc giao khoán bảo vệ rừng, vận động nhân dân tham gia trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Dự kiến lượng lao
động thu hút hàng năm từ 1.500 – 2.000 người. Thơng qua việc giao nhận, khốn bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng, trồng rừng, thu nhập của người lao động sẽ được gia tăng.
Tóm lại:
Dựa vào tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng hiện có, điều kiện khí hậu thuỷ văn và phương hướng mục tiêu phát triển lâm nghiệp của huyện. Phấn đấu giữ vững diện tích rừng hiện có, khoanh ni tu bổ và làm giàu rừng tự nhiên, tiếp tục trồng mới diện tích rừng trên những vùng đất khơng có khả năng sản xuất nông nghiệp. Bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới rừng sản xuất và rừng phòng hộ, tranh thủ các nguồn vốn của các dự án trong và ngoài nước để trồng rừng, đưa diện tích rừng đến năm 2015 đạt 34.741,9 ha, độ che phủ 47%.
4.3.3. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Hữu Lũng
4.3.3.1. Chức năng 3 loại rừng
- Căn cứ luật Bảo vệ và phát triển rừng ( sửa đổi ) năm 2004.
- Căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành 3 loại sau:
+ Rừng phòng hộ: là rừng được xác định chủ yếu để phục vụ cho mục
đích bảo vệ và tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hố, góp phần hạn chế thiên tai, điều hồ khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường, bao gồm:
a) Rừng phịng hộ đầu nguồn
b) Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay c) Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển. d) Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường.
Đối với huyện Hữu Lũng: Với vị trí địa lý đăc thù có nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua với lượng phương tiên lưu thông nhiều nên gây ảnh hưởng lớn đối với dân cư hai bên đường. Nhằm hạn chế tiếng ồn, điều hoà khí hậu, chống ơ nhiễm khu dân cư cần thiết phải quy hoạch
xây dựng hệ thống các đai rừng, dải rừng phòng hộ đầu nguồn và hệ thống cây xanh nhằm phịng hộ mơi trường, vừa cung cấp một số gỗ và củi đun cho nhân dân.
+ Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử; văn hoá danh lam, thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi du lịch, kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ mơi trường.
a) Vườn quốc gia
b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm: khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài sinh cảnh.
c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm: Khu rừng di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh.
d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
Với chức năng quan trọng như vậy, huyện Hữu Lũng đã phát huy tốt chức năng bảo tồn thiên nhiên tại khu bảo tồn Hữu Liên.
+ Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngồi gỗ và kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ mơi trường, bao gồm:
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; b) Rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Rừng giống gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, cơng nhận. Nhìn chung, đất lâm nghiệp quy hoạch cho trồng rừng sản xuất của huyện Hữu Lũng rất phong phú, là thế mạnh giúp cho huyện nhà phát triển.
4.3.3.2. Các chỉ tiêu rà soát quy hoạch 3 loại rừng.
Để phân chia cụ thể từng loại rừng chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:Theo quyết định số 61/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phịng hộ như sau:
(1) Tiêu chí 1: Lượng mưa
Mưa được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới xói mịn đất, hạn hán và dịng chảy. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhân tố mưa tương đối phức tạp và phụ thuộc vào đặc điểm của mưa, trong đó lượng mưa và độ tập trung ảnh hưởng nhất.
Căn cứ vào lượng mưa bình quân hàng năm và độ tập trung, chia mức độ ảnh hưởng của mưa đến xói mịn đất và dịng chảy thành 3 cấp như sau:
Bảng 4.4. :Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng của lượng mưa
Cấp Ký hiệu Chỉ tiêu
Cấp 1 M1 - Lượng mưa > 2000mm/năm, hoặc
- Lượng mưa 1500 – 2000 mm/ năm tập trung trong 2;3 tháng Cấp 2 M2 - Lượng mưa 1500 – 2000 mm/năm, hoặc
- Lượng mưa 1000 – 1500 mm/năm tập trung trong 2;3 tháng Cấp 3 M3 - Lượng mưa <1500mm/năm, hoặc
- Lượng mưa <1000 mm/năm tập trung trong 2;3 tháng
(2) Tiêu chí 2: Độ dốc
Độ dốc là nhân tố ưu tiên quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến xói mịn và dịng chảy. Độ dốc càng lớn thì xói mịn đất và dịng chảy càng lớn và ngược lại.
Căn cứ vào 3 cấp độ dốc theo kiểu địa hình khác nhau: - Vùng A: Địa hình đồi, núi chia cắt sâu > 50m.
- Vùng B: Địa hình đồi, núi chia cắt sâu từ 25 - 50m. - Vùng B: Địa hình đồi, núi chia cắt sâu <25 m.
Phân chia mức độ ảnh hưởng của độ dốc đến xói mịn đất, dịng chảy và khả năng điều tiết nguồn nước như sau:
Bảng 4.5. Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ dốc
Vùng Độ dốc
Cấp
Ký hiệu
Chỉ tiêu cấp độ dốc theo kiểu địa hình
A B C
Cấp 1 1 >350 >250 >150
Cấp 2 2 260 - 350 150 - 250 80- 150
Cấp 3 3 <260 <150 <80
(3) Tiêu chí 3: Độ cao tương đối
Trong nghiên cứu xói mịn, một nhân tố địa hình phải được đề cập đến đó là chiều dài sườn dốc. Chiều dài sườn dốc có ảnh hưởng lớn đến xói mịn đất và dòng chảy mặt, sườn dốc càng dài bao nhiêu thì khối lượng và tốc độ dịng chảy, lượng đất bị bào mòn cũng tăng lên bấy nhiêu. Chiều dài sườn dốc được tính bằng khoảng cách từ điểm bắt nguồn dòng chảy mặt đến điểm diễn ra sự lắng đọng bùn cát. Tuy nhiên, việc xác định chiều dài sườn dốc chỉ phù hợp cho việc nghiên cứu xói mịn đơn lẻ trong một phạm vi hẹp, do đó để thuận tiện hơn cho việc xác định cấp phịng hộ, hiện nay thường thay thế nhân tố này bằng độ cao tương đối. Dựa vào sự chênh lệch độ cao giữa mức cao nhất và thấp nhất trong phạm vi dự án phòng hộ đầu nguồn (độ cao từ đỉnh núi, dông núi cao nhất xuống nhánh sông hay lịng sơng, suối chính của vùng dự án) để chia ra 3 cấp độ cao tương đối có mức xung yếu khác nhau.
Bảng 4.6: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ cao tương đối
Cấp Ký hiệu Chỉ tiêu của độ cao tương đối
Cấp 1 C1 1/3 độ chênh cao về phía trên (đỉnh)
Cấp 2 C2 1/3 độ chênh cao về phía giữa (sườn)
(4) Tiêu chí 4: Đất ( Thành phần cơ giới và độ dày tầng đất )
Thành phần cơ giới được xác định bằng hàm lượng các hạt có kích thước khác nhau chứa trong đất. Khả năng ngấm nước của đất phụ thuộc nhiều vào thành phần cơ giới, qua đó ảnh hưởng tới khối lượng dòng chảy mặt. Dựa vào thành phần cơ giới với sự lưu ý đến độ dày tầng đất để chia mức độ ảnh hưởng tới đất khi bị dòng chảy tác động thành 3 cấp như sau:
Bảng 4.7: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng đối với đất
Cấp Ký hiệu Chỉ tiêu của độ cao tương đối
Cấp 1 Đ1
- Đất cát, cát pha, tầng đất trung bình hay mỏng (độ dày tầng đất nhỏ hơn hoặc bằng 80 cm), hoặc
- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất < 30 cm Cấp 2 Đ2 - Đất cát, cát pha, độ dày tầng đất > 80 cm, hoặc
- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất 30-80 cm Cấp 3 C3 - Đất thịt nặng hoặc sét, độ dày tầng đất > 30 cm, hoặc
- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất trên 80cm (5) Tiêu chí 5: Quy mơ diện tích
Diện tích để tiến hành rà sốt, đánh giá và xác định cấp xung yếu các nhân tố tham gia phân cấp phòng hộ là khoảnh ( tương đương 100 ha ). Giá trị các trị số được tính cho khoảnh khi 70% diện tích khoảnh mang giá trị được tính tốn trở lên.
* Xác định cấp phịng hộ đầu nguồn đối với các loại đất lâm nghiệp Từ các chỉ tiêu trình bày trên, đất lâm nghiệp được phân thành 3 cấp phòng hộ đầu nguồn: Rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. Ba cấp phịng hộ này được quy định trong bảng tra cấp xung yếu rừng phịng hộ.
Ngồi việc xác định diện tích rừng phịng hộ căn cứ vào các chỉ tiêu trên, trong quá trình xây dựng cần:
+ Đối với các diện tích ở ven hai bờ sơng, nhánh sơng suối chính hoặc ven hồ, ven đập; mức độ xung yếu ở các khu này sẽ được tăng lên một cấp ( tức là diện tích ít xung yếu sẽ trở thành xung yếu và xung yếu trở thành rất xung yếu ).
+ Đối với các diện tích liền kề với các cơng trình trọng điểm, các thành phố, thị xã, thị trấn, đường giao thơng miền núi…mức xung yếu của các diện tích đó cũng sẽ được tăng lên một cấp.
* Tiêu chí đối với rừng sản xuất:
Rừng sản xuất được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản trong đó đặc biệt là gỗ và các loại đặc sản rừng và kết hợp phịng hộ mơi trường cân bằng sinh thái.
Trên các tiểu khu còn lại giành cho lâm phần sản xuất ( sau khi đã bố trí cho rừng đặc dụng, phịng hộ, mở rộng đất nơng nghiệp ), thống kê diện tích các trạng thái rừng hiện có theo tiểu khu, phân tích đánh giá tiềm năng sản xuất của rừng hiện có theo các tiêu chuẩn sau:
- Đánh giá kết quả rừng trồng sản xuất, khả năng đầu tư thâm canh, mức độ thuận lợi về khai thác sử dụng.
- Trên các tiểu khu còn lại giành cho lâm phần sản xuất, thống kê diện tích các trạng thái đất trống theo tiểu khu, phân tích đánh giá tiềm năng trồng rừng sản xuất.
Từ các kết quả phân tích trên, dự kiến nhu cầu nguyên liệu, tổng hợp diện tích lâm phần sản xuất và dự kiến quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung, các diện tích rừng kinh tế chủ lực của huyện.
4.3.3..3. Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2015
Căn cứ vào các tiêu chí trên, kết quả quy hoạch đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng cấp huyện huyện Hữu Lũng được thể hiện trong bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8. Quy hoạch 3 loại rừng phân theo cấp huyện Loại đất, loại rừng Tổng Diện tích Tự nhiên ( ha ) Đất lâm nghiệp ( ha ) Rừng phịng hộ Rừng đặcdụng sản xuấtRừng Diện tích tự nhiên 80.583,5 I. Đất lâm nghiệp 34.741,9 8.933,9 6.970,4 18.837,6 1. Rừng tự nhiên 14.794,9 7.715,3 6.806,4 273,2 1.1. Rừng gỗ lá rộng 1.310,5 1.037,3 273,2 a) Rừng giầu b) Rừng trung bình c) Rừng nghèo d) Rừng phục hồi 1.310,5 1.037,3 273,2 1.2. Rừng hỗn giao a) Gỗ, tre, nứa b) Lá rộng - lá kim 1.3. Rừng lá kim 1.4. Rừng ngập mặn 1.5. Rừng núi đá 13.484,4 6.678,0 6.806,4 2. Rừng trồng 14.140,3 433,4 13.706,9 2.1. Rừng trồng có trữ lượng 6.159,1 373,1 5.786,0 2.2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 7.981,2 60,3 7.920,9 2.3. Rừng đặc sản 3. Đất chưa có rừng 5.806,7 785,2 164,0 4.857,5 3.1. 1A 1.469,8 260,2 1.209,6 3.2. 1B 1.875,3 155,8 1.719,5 3.3. 1C 2.461,6 369,2 164,0 1.928,4 3.4 Đất khác II. Các loại đất khác 45.915,6