3.3.1 .Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
4.4. Các giải pháp thực hiện
4.4.3. Giải pháp về chính sách
* Chính sách về đất đai
Trên cơ sở rà sốt quy hoạch lại rừng và đất lâm nghiệp, công việc tiếp theo là tiến hành giao đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng) theo nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ. Cơng việc này giao cho phịng Tài ngun – Mơi trường chủ trì, phối hợp với các phịng chức năng trong huyện tiến hành. Cụ thể như sau:
- Theo điều 72 sử dụng đất rừng phòng hộ, đặc dụng – Nghị định số 181/2004/NĐ - CP: tổ chức quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân: theo điều 70 nghị định số 181/2004/NĐ - CP, những địa phương chưa thực hiện việc giao đất để sản xuất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì UBND xã nơi có đất lập phương án đề nghị UBND huyện giao đất lâm nghiệp cho nhân khẩu có nguồn sống chính bằng sản xt nơng nghiệp, lâm nghiệp thường trú tại địa phương, UBND xã xem xét đưa vào phương án giao đất cho hộ gia đình, cá nhân là con cán bộ viên chức, cơng nhân sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
- Những diện tích rừng sản xuất do các họ gia đình, cá nhân đã được mượn trước đây để trồng vườn rừng, vườn quả, nông lâm kết hợp từ năm 1988 nhưng chưa theo đúng các quy định về pháp luật đất đai (như nghị định 02, nghị định 163…), công nhân lâm trường (sau khi giải thể lâm trường và được giải quyết chế độ) được xét giao đất như hộ gia đình các xã.
Việc giao đất sản xuất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc: Trên cơ sở hiện trạng, thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định nông thôn, đúng đối tượng, bảo đảm cơng bằng, tránh manh mún ruộng đất. Vì vậy, hộ gia đình, cá nhân làm thủ tục để giao đất rừng sản xuất, đất trang trại trên cơ sở kê khai diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được nhà nước giao (sau khi trừ diện tích rừng quy hoạch phòng hộ, đặc dụng) và tự nhận xét về chấp hành pháp luật về đất đai để được giao theo nguyên trạng. Những hộ xin giao mới thực hiện theo hạn mức quy định của luật đất đai và quỹ đất thực tế. Tồn bộ diện tích rừng sản xuất giao cho hộ gia đình, cá nhân là 7.744,71 ha.
Thẩm quyền sử dụng đất là UBND huyện trên cơ sở quy hoạch rừng được duyệt, có bản đồ địa chính.
* Chính sách hưởng lợi
- Đối với rừng phịng hộ: Ưu tiên khốn cho các hộ gia định canh, định cư, các hộ nghèo, hộ ở gần rừng, những hộ đã nhận khoán trước đây và các hộ tái định cư. Hộ nhận khốn khoanh ni xúc tiến tái tự nhiên được khai thác củi và lâm sản phụ dưới tán rừng. Hộ trồng rừng phòng hộ được hưởng tồn bộ sản phẩm tỉa thưa, nơng sản và lâm sản phụ dưới tán rừng.
- Đối với rừng sản xuất: Hộ đầu tư trồng rừng sản xuất có quyền quyết định thời điểm và phương thức khai thác rừng nhưng phải có nghĩa vụ trồng lại rừng ngay cuối năm đó. Mọi sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre nứa và lâm sản phụ khai thác từ rừng tự nhiên được tự do lưu thông trên thị trường. Nhà nước có chính sách tiêu thụ sản phẩm rừng trồng theo quy hoạch của các dự án và các chính sách khác đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng.
* Chính sách thuế
Các nhà đầu tư, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng trên đất hoang hố, đồi núi trọc được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của luật đầu tư trong nước. Miễn thuế tài nguyên đối với lâm sản khai thác từ
rừng sản xuất và rừng tự nhiên được phục hồi bằng phương pháp khoanh nuôi tái sinh. Miễn thuế buôn chuyến đối với lâm sản thu gom hợp pháp từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ khác rừng tự nhiên.