Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 71 - 78)

3.3.1 .Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.4. Các giải pháp thực hiện

4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật

Giải pháp về kỹ thuật bao gồm các công việc: Khoanh ni, trồng rừng, chăm sóc quản lý bảo vệ rừng, trồng cây phân tán, bảo vệ mơi trường và các cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng….

Bảng 4.9. Quy hoạch tác nghiệp phân theo chức năng

STT Hạng mục Tổng (ha) Đặc dụng Phịng hộ Sản xuất I. Khoanh ni 164 164 1.1. KN XTTS tự nhiên kết hợp trồng bổ xung 164 164 1.2. KN XTTS tự nhiên

II. Trồng rừng + chăm sóc rừng 5.642,7 785,2 4.857,5

2.1. Trồng rừng nguyên liệu 4857,5 4857,5

2.2. Trồng rừng phòng hộ đầu

nguồn 785,2 785,2

III. Quản lý bảo vệ rừng 34.667,9 6.970,4 8.859,9 18.837,6

3.1. Bảo vệ rừng tự nhiên 14.884,9 6.970,4 7.641,3 273,2

3.2. Bảo vệ rừng trồng 19.783,0 1.218,6 18.564,4

IV Trồng cây phân tán 2.000.000

* Bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng

Căn cứ vào định suất đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng, hàng năm có kế hoạch tăng cường lực lượng bảo vệ, đảm bảo ở mức tối thiểu 150 ha rừng phải có 1 bảo vệ, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp trong quản lý chỉ đạo, cùng với các giải pháp trên. Chú trọng áp dụng các biện pháp về kỹ thuật lâm sinh như: chọn và bố trí cây trồng hợp lý, luỗng phát hạ thấp thực bì dưới tán rừng, san ủi các đường băng, đường ranh cản lửa, đắp đập giữ nước ở các vùng xung yếu….Trong những vùng trồng rừng tập trung, gần khu dân cư và các vùng trọng điểm cần xây dựng trạm quản lý bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng. Chòi canh phải đặt vị trí thuận lợi có tầm quan sát rộng.

- Đối tượng bảo vệ: Tồn bộ diện tích rừng hiện có và rừng trồng sau 3 năm chăm sóc.

- Diện tích bảo vệ: 34.667,9 ha + Rừng tự nhiên: 14.884,9 ha + Rừng trồng: 19.783,0 ha - Biện pháp tác động:

+ Điều tra thiết kế đúng vị trí, diện tích, chất lượng từng hộ, lập hồ sơ theo mẫu biểu quy định, giao cho các hộ gia đình, tập thể để họ có trách nhiệm quản lý bảo vệ.

+ Nghiêm cấm mọi hoạt động chặt phá, chăn thả gia súc, hạn chế tối đa các tác động làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

+ Khi rừng bị sâu bệnh các chủ rừng phải báo ngay cho ban quản lý dự án để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

+ Các biện pháp kỹ thuật cụ thể phải tuân thủ theo quy trình, quy phạm và thơng tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

* Khoanh ni rừng

Những diện tích quy hoạch cho mục đích khoanh ni xúc tiến tái sinh tự nhiên là những trảng cây bụi đã xuất hiện những cây tái sinh mọc rải rác với mật độ 500 – 1000 cây/ha (trạng thái IC theo tiêu chuẩn của Loschan) hoặc đã có đủ trên 25 cây mẹ gieo giống / ha về cơ bản chúng có khả năng tự diễn thế tự nhiên thành rừng nhưng đó là khoảng thời gian rất dài, để đáp ứng nhu cầu phịng hộ bức thiết trước mắt thì phải có kết hợp trồng bổ sung để đẩy nhanh quá trình hình thành rừng. Phải điều tra thiết kế cụ thể, những lơ nào có diện tích đất trống khơng có cây tái sinh trên 1000 m2 thì phải trồng bổ sung rải đều theo đám với lượng cây trồng bổ sung khoảng 300 – 500 cây/ ha tuỳ theo mật độ cây tái sinh và cây mẹ gieo giống hiện có. Luỗng phát dây leo, cây phi mục đích chèn ép cây mục đích cả năm đầu và 5 năm tiếp theo. Về cơ bản quá trình thực hiện áp dụng cho từng đối tượng cụ thể thực hiện theo Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh ni xúc tiến tái sinh có kết hợp trồng bổ sung.

* Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

Đối tượng là những diện tích đất trống IC, có mật độ cây mục đích (gỗ) tái sinh trên 1000 cây/ha, chiều cao từ 1m trở lên. có đủ điều kiện tái

sinh tự nhiên để tái tạo rừng mới sau 5 – 10 năm mà không cần sự tác động của con người.

Biện pháp kỹ thuật: Điều tra thiết kế, xác định đúng vị trí, diện tích, chất lượng từng lơ, lập hồ sơ theo mẫu biểu quy định, tiến hành đóng mốc ranh giới, biển báo ngoài thực địa và giao khoán cho các hộ gia đình, tập thể thông qua hợp đồng kinh tế, ngăn chặn mọi tác động có hại đến rừng. Thời gian khoanh ni 5 năm.

* Khoanh ni xúc tiến tái có trồng bổ sung

Đối tượng là đất trống IC có mật độ cây tái sinh mục đích (gỗ) 500 cây/ ha, tái sinh có triển vọng 300 cây/ha, cần bổ sung thêm cây lâm nghiệp để tái tạo lại rừng. Đồng thời thực hiện biện pháp phát quang thực bì, san ủi đường lô, khoảnh kết hợp đường đai ngăn lửa, bảo vệ. Tổng diện tích là 164,0 ha.

Biện pháp kỹ thuật: Tra dặm cây con ở những diện tích khơng có cây tái sinh hoặc cây tái sinh có mục đích, triển vọng thấp. Trồng những lồi cây bản địa có giá trị kinh tế, giá trị hàng hố cao, cây Lim, Lát hoa. Khoanh nuôi phục hồi rừng là giải pháp lâm sinh quan trọng tốn ít tiền của nhưng kết quả thành rừng rất cao. Việc tái tạo lại rừng theo con đường diễn thế tự nhiên nhằm phục hồi hệ thực vật bản địa vốn đã bị suy thoái hoặc đã mất nhờ sự tác động con người thông qua giải pháp lâm sinh thích hợp. Thời gian khoanh ni là 6 năm.

* Trồng rừng và chăm sóc rừng

Là giải pháp lâm sinh rất có hiệu quả, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đáp ứng được mục đích kinh doanh đặt ra.

- Đối tượng:

+ Đối với rừng phịng hộ: Tồn bộ diện tích đất trống IA, IB, IC nằm trong quy hoạch các loại rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ hồ đập. Những diện tích này phân bố ở nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật thuận lợi để trồng rừng, chăm sóc, ni dưỡng và bảo vệ.

+ Đối với rừng sản xuất: Tồn bộ diện tích đất trống trảng cỏ IA, đất trống cây bụi IB, IC quy hoạch cho trồng rừng sản xuất có đủ điều kiện kinh tế, kỹ thuật đưa vào trồng rừng.

- Diện tích: Tổng diện tích đưa vào trồng rừng giai đoạn 2008 – 2015 là 5.642,7 ha, trong đó:

+ Trồng rừng phòng hộ: 785,2 ha. + Trồng rừng sản xuất: 4.857,5 ha. - Biện pháp kỹ thuật:

+ Diện tích đất đai đưa vào trồng rừng hàng năm đều phải có thiết kế cụ thể đến từng lô (phải đo đường ranh giới và cắm mốc bảng cho từng lơ, khoảnh, diện tích lơ thiết kế tối đa 5 ha, trung bình 2 -3 ha), lập hồ sơ thiết kế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các lơ rừng trồng phải làm thủ tục giao khoán cho chủ quản lý cụ thể.

+ Đưa kết quả điều tra điều kiện tự nhiên, đất đai, thực bì, mục đích kinh doanh để xác định loài cây, phương thức, phương pháp, mật độ trồng, tiêu chuẩn cây con, hạt giống…

+ Đối với rừng phịng hộ cần chú trọng đến các lồi cây bản địa, cây trồng phải đáp ứng nhanh yêu cầu phòng hộ: Cây sinh trưởng nhanh, nhiều tầng tán, mau khép tán, bộ rễ ăn sâu và phát triển mạnh, có chu kỳ kinh doanh dài và thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng, có khả năng tái sinh tốt, chống chịu được lửa rừng và sâu bệnh hại. Ngoài ra để khả năng phòng hộ của rừng cần trồng xen các lồi cây đặc sản, cây cơng nghiệp, cây ăn quả dài ngày có giá trị hàng hố cao.

+ Đối với rừng sản xuất thực hiện các biện pháp thâm canh, nông lâm kết hợp, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất chất lượng cao.

+ Phương thức trồng hỗn giao với mật độ tuỳ thuộc vào loài cây và tỷ lệ hỗn giao (có thể trồng hỗn giao theo hàng, theo băng hay theo đám).

+ Tiêu chuẩn cây con: tuân thủ đúng theo quy trình quy phạm của Bộ ban hành.

+ Yêu cầu cây con đem trồng phải đảm bảo chất lượng, có khả năng chống chịu với những tác động xấu của mơi trường bên ngồi.

+ Thời vụ trồng từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm (vào đầu mùa mưa).

+ Chăm sóc rừng trồng (3 năm đầu sau khi trồng), đây là việc làm rất quan trọng vì giai đoạn này cây con chưa thích nghi được với điều kiện ngoại cảnh và phải chống chịu với nhiều loại sâu bệnh hại. Các biện pháp kỹ thuật cụ thể đối với từng loài cây trồng tuân thủ theo quy trình, quy phạm và các thơng tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Trồng cây phân tán

Đây là một giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại do gió bão gây ra, tạo cảnh quan tươi đẹp, góp phần bảo vệ mơi sinh, mơi trường, đồng thời giải quyết một phần nhu cầu về gỗ và chất đốt cho nhân dân địa phương.

- Đối tượng: cây phân tán được trồng ven đường dân sinh, bờ ruộng, bờ thửa, kênh mương, các cơ quan, trường học, bệnh viện, cơng viên…. Cây trồng là những cây có khả năng chống chịu với gió bão, sinh trưởng nhanh, nhiều tầng tán, khơng rụng lá theo mùa, hình thái đẹp, thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng.

- Khối lượng trồng cây phân tán: 2 triệu cây (giai đoạn 2008 – 2015). - Biện pháp kỹ thuật: Tiến hành điều tra thiết kế cụ thể các đối tượng trên và lập hồ sơ. Dựa vào kết quả điều tra điều kiện tự nhiên của vùng để xác định loài cây, phương thức, phương pháp và mật độ trồng, tiêu chuẩn cây con…

+ Tiêu chuẩn cây con: tuân thủ đúng theo quy trình quy phạm của Bộ ban hành.

+ Thời vụ trồng: vụ thu hoặc vụ xuân.

* Đề xuất tập đoàn cây trồng rừng.

Căn cứ Quyết đinh số 16/2005/QĐ - BNN ngày 15/03/2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp; Căn cứ vào kết quả điều tra lập địa kết hợp với việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc tính sinh lý, sinh thái và khả năng nguồn giống của một số loài cây. Đề xuất một số loài cây trồng rừng như sau:

+ Đối với rừng phịng hộ mơi trường (cây phân tán) nên chọn những cây vừa có chức năng phịng hộ, vừa có chức năng tạo cảnh quan môi trường như: một số cây sau: Long não(Cinamomum camphora), Bạch đàn (Eucalyptus sp), Phi lao(Casuariana equisetifolia), Xà cừ (khya seneganesis), Dừa (Cocos nucifera), Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa), Phượng vĩ (Delonix regia), Keo (Acasia sp)….

+ Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ đập nên trồng rừng hỗn giao : Keo lá chàm (Acasia auriculiformis), Keo tai tượng (Acasia mangium wild), Keo lai, Thông (Pinus merkussi) với một số cây bản địa như: Lim, Lát hoa…

+ Đối với rừng sản xuất nên trồng những loài cây phù hợp với mục đích kinh tế của địa phương như: Thông nhựa, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai, Keo lưỡi liềm (Acasia crassicarpa), Bạch đàn tere (Eucalypus teretiornis), Bạch đàn urophylla (Eucalypus urophylla), Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, canmal, tere…) và trồng rừng nông lâm kết hợp. Nên trồng rừng hỗn giao để tăng khả năng phòng chống sâu bệnh, lửa rừng và nâng cao năng xuất lập địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)