Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 57 - 59)

3.3.1 .Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.2 Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp huyện Hữu Lũng

4.2.5 Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng đến năm 2015

4.2..5.1. Dự báo dân số, đói nghèo, sự phụ thuộc vào rừng của người nghèo

Căn cứ vào số liệu của Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn qua các năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, khả năng thực hiện các chính sách về dân số của tỉnh, dự báo dân số toàn huyện năm 2010 là 119.356 người đến năm 2015 là 132.724 người với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,95% năm 2010, giảm xuống 1,6% năm 1015. Hàng năm nguồn lao động được bổ xung từ 1.500 đến 2.000 lao dộng. Dự đoán cơ cấu dân số của huyện trong những năm tới sẽ có sự chuyển dịch, dân số sống ở vùng nông thôn sẽ giảm, dân số thành thị và vùng công nghiệp dự báo vẫn tăng. Vấn đề giải quyết lao động trong nông thôn trong năm tới vẫn là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu cho các cấp chính quyền của huyện.

Chất lượng lao động: Do có sự đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực

giáo dục đào tạo, sự phổ cập kiến thức khoa học kỹ thuật từ các chương trình, dự án về lâm nghiệp ( đặc biệt chương trình khuyến nơng, khuyến lâm của Chính phủ, của tỉnh ). Trình độ khoa học kỹ thuật về lâm nghiệp trong nhân dân ngày càng được nâng cao, chất lượng lao động sẽ được nâng lên. Phấn đấu đến hết năm 2010 có 14,5% lao động đã qua đào tạo, đến năm 2015 có 25 – 30 %.

Sự đói nghèo: Theo dự báo của huyện tỷ lệ hộ đói nghèo của giảm

Sự phụ thuộc vào rừng: Với các chính sách khuyến khích phát triển

kinh tế của Nhà nước và của huyện trong những năm sắp tới các hoạt động lâm nghiệp sẽ gia tăng dưới nhiều hình thức phát triển trang trại trồng rừng, trồng cây công nghiệp, tham gia của người dân vào quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng. Dự kiến số hộ tham gia nghề rừng có khoảng 21.000 – 30.000 hộ vào năm 2015.

4.2.5.2. Dự báo về nhu cầu phát triển tài nguyên rừng và môi trường

- Dự báo về nhu cầu rừng phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học

Xuất phát từ đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, việc khôi phục lại rừng nhằm giải quyết yếu tố phịng hộ và khơi phục lại hệ sinh thái rừng là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện đã được đưa ra tại đại hội Đảng bộ huyện Hữu Lũng lần thứ XX, đó là nâng cao độ che phủ của rừng từ 35,8% lên 43% vào năm 2010 và phấn đấu đạt 47% vào năm 2020.

- Dự báo gỗ và nhu cầu lâm sản.

Theo tính tốn, nhu cầu gỗ dùng cho dân dụng hiện nay của cả nước bình quân 0,05m3/ người/ năm. Dự báo nhu cầu gỗ dùng cho địa bàn huyện Hữu Lũng khoảng 2.500m3 vào năm 2010, năm 2015 khoảng 3.000 m3. Với diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng, trữ lượng gỗ hiện có và đóng góp của rừng tự nhiên sau năm 2008 sẽ khơng đáp ứng đủ lượng gỗ cần dùng cho dân dụng. Để đáp ứng nhu cầu về gỗ phải tiến hành nhập gỗ từ nước ngồi để giải quyết một phần, phần cịn lại phải thay đổi thói quen sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên.

Gỗ từ rừng trồng phục vụ cho cung cấp gỗ trụ mỏ và công nghiệp chế biến. Hàng năm trên địa bàn huyện Hữu Lũng lượng gỗ trụ mỏ cung cấp cho vùng than khoảng từ 35.000 – 40.000 m3 và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy băm dăm ở Hải Phòng, Quảng Ninh và nhà máy ván ép ở Bắc giang là tương đối lớn. Bên cạnh đó một phần nguyên liệu được

xuất khẩu sang Trung Quốc nên việc phát triển lâm nghiệp, ổn định diện tích rừng hiện có và tăng cường trồng mới là giải pháp phát triển kinh tế hiệu quả, giải quyết tốt lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và địa phương.

- Dự báo nhu cầu về củi làm chất đốt.

Với khoảng trên 80% dân cư sống ở vùng nông thôn, vấ đề giải quyết nhu cầu chất đốt phục vụ cho sinh hoạt vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo do tình hình hình kinh tế có nhiều biến đơng, nhiều mặt hàng tăng giá đến chóng mặt. Theo tính tốn thì nhu cầu về chất đốt bình quân khoảnh 0,25 Ste/ người/ năm, hàng năm toàn huyện cần khoảng từ 20.000 – 25.000 Ste củi. Giải quyết nhu cầu về củi đun chủ yếu tập trung từ rừng trồng, cây phân tán trong nhân dân và một số nguồn năng lượng ngoài gỗ thay thế khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)