Ước tính đầu tư và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 81 - 84)

3.3.1 .Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.5. Ước tính đầu tư và hiệu quả

4.5.1. Ước tính đầu tư

Căn cứ theo mức trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn ban hành:

- Trồng rừng phịng hộ: 4.000.000đ/ha.

- Trồng rừng sản xuất:2.000.000đ/ha (cây giống, 1 phần phân bón và chi phí gián tiếp).

- Khoanh ni xúc tiến có trồng bổ sung: 1.000.000đ/ha/6 năm. - Quản lý bảo vệ rừng: 50.000đ/ha.

Với xuất đầu tư trên, tổng vốn đầu tư trồng rừng, khoanh ni, bảo vệ rừng phịng hộ, sản xuất giai đoạn 2008 – 2015, dự kiến là 33.763.950.000 đồng.

* Nguồn vốn:

- Đối với rừng phịng hộ, nguồn vốn thuộc chương trình dự án 661. - Đối với rừng sản xuất, nhà nước chỉ hỗ trợ 2.000.000đ/ha do ngân sách nhà nước (thuộc chương trình 661). Ngồi hai nguồn vốn cịn có

nguồn vốn liên doanh, liên kết với một số cơng ty trong và ngồi nước và vốn tự có trong dân để trồng rừng.

4..5.2. Ước tính hiệu quả

* Về mơi trường:

Độ che phủ của rừng đạt 47% vào năm 2015, với độ che phủ như trên sẽ phát huy được chức năng phòng hộ của rừng, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mịn đất, hạn chế bồi lấp lịng hồ, lịng sơng, nâng cao tuổi thọ của các cơng trình xây dựng như: Đường xá, thuỷ lợi, thuỷ điện…điều hồ khí hậu, hạn chế mức thấp nhất những diễn biến bất lợi về khí hậu, thời tiết, góp phần ổn định sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện.

* Về kinh tế:

Đối với rừng tự nhiên phục hồi và rừng trồng phịng hộ, ước tính trữ lượng tăng khoảng 4 – 8 m3/ha/năm, sau 8 – 10 năm trồng, chăm sóc và bảo vệ. Ngồi chức năng phịng hộ, cịn góp phần cung cấp gỗ và lâm sản ngồi gỗ giúp cho người dân có thêm phần thu nhập.

Đối với rừng trồng sản xuất dự kiến đến năm 2015 trồng được 19.783,0 ha. - Ước tính sản phẩm thu được từ rừng trồng (đơn vị tính 1.000 đồng) như sau:

+ Gỗ: 8m3/ha/năm x 19.783ha x 8 năm x 400đ / m3= 506.444.800đ + Củi : 4ste/ha/năm x 19.783ha x 8 năm x 50đ/ste = 31.652.800 đ - Chi phí đầu tư trồng rừng sản xuất (đơn vị tính 1.000 đồng): + Chi phí trồng rừng: 19.783ha x 3.500đ/ha = 69.240.500 đ.

+ Chi phí khai thác lâm sản: 19.783 ha x 4.500đ/ha = 89.023.500 đ. - Lợi nhuận thu được 379.833.600 đ (chưa tính khấu hao tài sản và lãi suất ngân hàng…).

Qua số liệu ước tính như trên, diện tích trồng rừng đã đáp ứng được nhu cầu về gỗ và lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, đặc biệt là các dân cư sống ở các xã vùng sâu, vùng xa, góp phần tích cực thực hiện chương trình xố đói giảm nghèo. Đến khi định hình, hàng năm cung cấp hàng nghìn m3 gỗ từ rừng trồng cho các nhà máy chế biến, cho xây dựng và nhu cầu về gỗ của nhân dân. Các sản phẩm từ rừng trồng là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến lâm sản, thủ công mỹ nghệ, cung cấp nguồn gỗ chống lị cho ngành than. Góp phần quan trọng trong nền kinh tế chung của tỉnh, tạo tiền đề cho ngành kinh tế khai thác phát triển.

* Về xã hội và an ninh quốc phòng

Giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 10.000 lao động đang dư thừa ở các xã Hữu Liên, Yên Sơn, Yên Vượng,…góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo cho nhân dân vùng đang thiếu việc làm. Trình độ dân trí được cải thiện, các tệ nạn xã hội giảm đi và nâng cao mức sống của đồng bào trong vùng quy hoạch, chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể, củng cố niềm tin của nhân dân đối với chế độ, góp phần ổn định kinh tế xã hội cũng như an ninh quốc phịng. Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi, thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi.

Chương v

Kết luận, tồn tại và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)