Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 33 - 36)

3.3.1 .Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Hữu Lũng

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo điều tra dân số năm 2007, diện tích tồn huyện 805,3 km2, dân số 112.760 người với mật độ dân số 139,9 người / km2. Có 7 dân tộc: Nùng, Kinh, Tày, Cao Lan, Sán Chỉ, Hoa , Dao. Trong đó dân tộc Kinh là 45.397 người, Nùng 58.247 người, Tày 6.766 người, Hoa là 250 người, còn lại là các dân tộc khác. Các dân tộc cư trú rải rác ở các xã trong huyện, tuy mỗi tộc người có những truyền thống tập tục khác nhau nhưng do cùng chung sống lâu đời nên đã có sự hồ nhập học hỏi lẫn nhau ... Dân tộc Kinh tập trung ở thị trấn và các xã Minh Sơn, Yên Thịnh, Yên Bình, Quyết Thắng, Sơn Hà, Đồng Tân...

Tính đến năm 2007, dân số trong độ tuổi lao động của toàn huỵên là 58.410 người và phần lớn sống bằng nghề làm nông nghiệp, trồng rừng, một bộ phận nhỏ cư trú ở thị trấn, chợ, cạnh đường quốc lộ hoạt động bn bán nhỏ.

Thu nhập bình qn đầu người tăng từ 392,9 nghìn đồng năm 2005 đến 416,5 nghìn đồng vào năm 2007, vì vậy tình hình đời sống nhân dân trong những năm gần đây đã được cải thiện, không cịn hộ đói, số hộ nghèo giảm nhanh chóng và sự gia tăng dân số cũng giảm.

Các lĩnh vực xã hội khác như giáo dục đào tạo, văn hoá, y tế đều được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Ngồi ra, các chính sách với người có cơng , bảo trợ xã hội được thực hiện thường xuyên góp phần cải thiện đời sống kinh tế – xã hội của nhân dân trên địa bàn.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ ở Hữu Lũng được bố trí đến các thơn, xã trong huyện.

Đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng đi qua địa bàn huyện dài trên 25 km qua 5 xã Hoà Lạc, Tân Thành, Hoà Sơn, Hồ Thắng và Hồ Sơn theo hướng Tây Nam - Đơng Bắc.

Đường bộ có quốc lộ 1A dài 26 km chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Huyện lộ 244 đi Bố Hạ, Bắc Giang và đường tỉnh lộ 242 đi Thái Nguyên dài 44km, cả hai tuyến đường bộ trên đi qua 14/26 xã của toàn huyện.

Mạng đường giao thông liên xã nối liền 26 xã bao gồm: tuyến Hữu Liên dài 23 km, Hoà Thắng dài 24km, Đồng Tiến 23km, Hoà Sơn 24km...với tổng chiều dài các đường liên xã là 144km, nền đường rộng 4,5m. Trục đường liên thơn, liên bản có chiều dài khoảng 424km.

Có thể nhận thấy huyện Hữu Lũng đã có mạng lưới giao thơng hợp lý, rộng khắp, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, giao lưu đi lại buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các xã trong huyện và các huyện, tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên chất lượng mạng lưới giao thơng đường bộ trong huyện cịn rất thấp, rất khó khăn sử dụng trong mùa mưa, cần được tiếp tục nâng cấp và sửa chữa.

- Thuỷ lợi

Để phục vụ cho ngành nông lâm nghiệp, huyện đã tận dụng các nguồn nước mặt để xây dựng các trạm bơm, hồ đập thuỷ nông và đập dâng thuỷ lợi nhỏ.

+ Trạm bơm điện: Hiện tại ở hầu hết các xã đều có trạm bơm để phục vụ cho việc tưới tiêu cho khoảng 1.500 ha diện tích đất nơng nghiệp tồn huyện.

+ Hồ đập thuỷ nơng với khoảng 10 cơng trình phân bổ ở các xã như Đồng Tiến, Thiện Kỵ, Tân Thành, Hoà Sơn, Hồ Sơn, Hoà Thắng, Quyết Thắng, Yên Thịnh với diện tích tưới khoảng 1.800 ha.

+ Đập dâng thuỷ lợi nhỏ phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện với diện tích tưới khoảng 800 ha.

+ Hệ thống kênh mương phân bố ở tất cả các xã, thị trấn.

Nhìn chung, ở tất cả các xã, thị trấn đều có cơng trình thuỷ lợi, hồ chứa, đập dâng và hệ thống kênh mương. Do xây dựng từ nhiều năm nay mặc dù đã có sự đầu tư nâng cấp nhưng chưa đủ kinh phí để sửa chữa và quản lý, các cơng trình đều đã xuống cấp, tỷ lệ diện tích đất được tưới thực tế so với diện tích đất tưới thiết kế chỉ đạt khoảng 60%.

- Mạng lưới điện

Huyện đã xây dựng đựơc mạng lưới điện tương đối đầy đủ và rộng khắp , có các đường dây điện nối từ thị trấn Mẹt sang các xã Đồng Tân, Minh Hoà, Hồ Sơn, Nhật Tiến, Vân Nham, Thanh Sơn, Đô Lương, Đồng Tiến. Trên địa bàn huyện có 1 trạm biến áp trung gian và 81 trạm biến áp phân phối đặt ở 20/25 xã. Nhu cầu về điện của nhân dân đã được đáp ứng phần nào giai đoạn phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Mặt khác, còn phải chú ý đến việc đưa điện đến các xã vùng sâu, vùng xa.

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở được sự quan tâm của các cấp chính quyền và dân cư trong địa bàn huyện. Nhiều cơng trình được kiên cố hố mở rộng như: trường học, trụ sở cơ quan, trạm y tế, chợ nông thơn, nhà văn hố...với tổng vốn ngân sách đầu tư 128 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 21,5 tỷ. Chương trình 135 được thực hiện ở 7 xã, 42 cơng trình, với tổng nguồn vốn 5 năm thực hiện là 12.750 triệu đồng, qúa trình thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng và quy trình quản lý đầu tư xây dựng. Trong toàn huyện đã có 2 nhà văn hố xã, 78 nhà văn hố thơn bản. Về bưu điện văn hố xã đã có 12 điểm phục vụ nhân dân đọc sách báo, tồn huyện có 3.098 máy cố định, trên 1.800 thuê bao di động, 25/26 xã có điện thoại, 100% các xã, các cơ quan có báo ngày, giúp thực hiện tốt cơng tác thông tin tuyên truyền.

Hiện nay trên địa bàn có 7 trường mầm non, 36 trường phổ thơng. Đa số các trường học của huyện Hữu Lũng đã khang trang, đảm bảo được an

toàn cho việc dạy và học. Những năm gần đây, nhờ sự hỗ trợ của sở giáo dục đào tạo, UBND huyện và chương trình 135, cơ sở vật chất của nhiều đơn vị nhà trường đã xanh, sạch, đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)