Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 59 - 61)

3.3.1 .Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.3. Đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Hữu lũng.

4.3.1. Quan điểm phát triển

Căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia; chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn ; quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Hữu Lũng giai đoạn 2005 – 2010; quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2005 – 2010. Quan điểm phát triển như sau:

* Quan điểm phát triển chung về kinh tế xã hội của huyện Hữu Lũng:

- Huy động mọi sự nỗ lực, tranh thủ các nhân tố thuận lợi, phấn đấu xây dựng kinh tế có: nơng – lâm , cơng nghiệp, thương mại và du lịch phát triển. Từng bước được hiện đại hố, có tích luỹ, nhằm mục tiêu phát triển nhanh nền kinh tế, đem lại hiệu quả xã hội cao, bảo vệ mơi trường và giữ gìn an ninh chính trị.

- Lựa chọn quy mơ vừa và nhỏ, xây dựng nền kinh tế có cơ cấu hợp lý, khai thác các tiềm năng và lợi thế sẵn có, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học và công nghệ mới. Đầu tư có trọng điểm để hình thành các loại sản phẩm chiến lược, các vùng kinh tế trọng điểm, với quy mô sản phẩm và giá trị kinh tế lớn, tạo thế ổn định phát triển, tạo cơ sở tiền đề cho sự phát triển kinh tế.

- Nền kinh tế mở cửa, kinh tế thị trường và đường lối phát triển kinh tế hướng ra bên ngoài của các nước trong khu vực. Phải tập trung nhiều nguồn lực, tranh thủ và khai thác các mối quan hệ quốc tế, các liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngoài. Đặc biệt các hợp tác với phía Trung Quốc. Tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư, các thiết bị và công nghệ mới, mở rộng thị trường hàng hố để có thể rút ngắn thời gian, khai thác tốt hơn các tiềm lực kinh tế .

- Đầu tư cho các ngành kinh tế chủ lực kết hợp đầu tư phát triển kinh tế cho bộ phận rộng lứon dân cư sống ở nông thôn. Đầu tư vào các vùng cao, vùng xa. Từng bước giảm dần xu hướng chênh lệch về kinh tế và điều kiện sống giữa các khu vực và các dân tộc trong huyện. Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

- Là một huyện miền núi, quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển về xã hội, chăm lo tới sức khoẻ giáo dục, hưởng thụ văn hoá của đồng bào dân tộc. Trong chiến lược phát triển kinh tế cần phải dành sự ưu tiên, đầu tư đặc biệt bằng nhiều hình thức để đào tạo đội ngũ lao động có tri thức và xây dựng tầng lớp dân cư có văn hố ngày càng cao.

* Quan điểm phát triển lâm nghiệp của huyện:

- Tiến hành thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về vịêc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (phòng hộ, sản xuất, đặc dụng).

- Trên cơ sở số liệu rà soát 3 loại rừng, tiến hành bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên thiên nhiên hiện có bằng các giải pháp

kỹ thuật, xây dựng các chính sách phù hợp nhằm động viên đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng, chống suy thoái rừng.

- Tận dụng triệt để khả năng tái sinh và phục hồi tự nhiên của các thảm thực vật rừng trên đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là rừng phòng hộ. Đối với rừng sản xuất có thể trồng rừng thay thế trên đất trống trảng cỏ và đất trống nếu có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật.

- Sử dụng đất trống đồi núi trọc phải gắn liền với công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân ổn định lâu dài, nhằm xố đói giảm nghèo, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân trên cơ sở phát triển bền vững, cân bằng sinh thái.

- Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng tập trung nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống núi trọc, giải quyết tốt mục tiêu phịng hộ đầu nguồn các con sơng, hồ (sơng Thương, sông Trung) nhằm bảo vệ nguồn nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nước phục vụ sinh hoạt, và ổn định diện tích đất canh tác nơng nghiệp.

- áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp ( đặc biệt

chú trọng công tác giống ) nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ, ván nhân tạo, giấy, gỗ trụ mỏ. Từng bước nghiên cứu các giống cây có giá trị kinh tế cao, quý hiếm trồng bổ sung trên những diện tích rừng đã trồng nhằm từng bước nâng cao chất lượng phòng hộ, giá trị của rừng.

- Từng bước cải thiện chất lượng rừng bằng các biện pháp thâm canh rừng. - Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn liền với việc phát triển các ngành dịch vụ, du lịch sinh thái nhằm góp phần tích cực vào việc chuyển cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)