3.3.1 .Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
4.4. Các giải pháp thực hiện
4.4.1. Giải pháp về tổ chức
* Tổ chức quản lý
Trong các năm qua công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả. Để công tác quản lý đi vào nề nếp và có hiệu quả, cần phải đổi mới quản lý nhà nước về lâm nghiệp các cấp theo hướng sau:
- ở cấp tỉnh: Nâng cao năng lực cho cán bộ nghiệp vụ lâm nghiệp của Chi cục Phát triển lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, đầu tư trang thiết bị cho các cơ quan tham mưu để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trên từng lĩnh vực được phân công. các ngành chức năng (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Sở Tài nguyên – Môi trường…) tăng cường chỉ đạo phối hợp UBND huyện trong giao khoán rừng, quản lý tài nguyên rừng, chỉ đạo thực hiện các dự án cải tạo, nâng cao rừng phòng hộ, phát triển rừng sản xuất theo định hướng phát triển nơng lâm nghiệp của huyện; thực hiện phịng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn để bảo vệ tài nguyên rừng.
- ở cấp Huyện, Xã: tiếp tục phân định rõ hơn nữa chức năng và nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước về lâm nghiệp của các cấp địa phương. Thực hiện phân quyền quản lý cho cấp huyện, xã nhiều hơn để thực hiện tốt mục tiêu xã hội hoá nghề rừng, coi cấp xã là địa bàn cơ sở trong tổ chức điều hành hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Chú trọng vào công tác biên chế cán bộ chuyên môn lâm nghiệp cho các phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện và các UBND các xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm trên 50% diện tích tự nhiên của xã. Tuỳ theo yêu cầu thực tế của từng địa phương, bổ sung ít nhất có 1 cán bộ là kỹ sư lâm nghiệp vào phịng Nơng nghiệp và phất triển nơng thơn huyện
và 1 cán bộ trung cấp lâm nghiệp làm việc tại UBND các xã. Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi lâm trường quốc doanh thành công ty lâm nghiệp.
* Tổ chức thực hiện:
Việc chuyển đổi cơ kinh tế nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập. Do vậy cần có sự phân cấp trách nhiệm cụ thể cho từng ban ngành trong việc thực hiện mục tiêu, quan điểm và định hướng đã đề ra.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn là cơ quan trực tiếp chỉ đạo quy hoạch. Xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện hàng năm, cũng như triển khai cụ thể các dự án trồng rừng ưu tiên. Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan và các huyện thị trong tỉnh để thực hiện tốt phương án quy hoạch. Quá trình thực hiện cần triển khai tốt quy chế dân chủ, phát huy sự đóng góp tích cực của các tổ chức chính trị – xã hội, đồn thể,… theo mục tiêu đề ra.
Đối với Uỷ ban nhân dân huyện, xã, các đơn vị và hộ gia đình đang tham gia phát triển lâm nghiệp trên địa bàn phải nghiêm túc thực hiện tốt kế hoạch được giao.