Hiện trạng công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 42 - 57)

3.3.1 .Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.2 Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp huyện Hữu Lũng

4.2.4. Hiện trạng công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng

Hữu Lũng là huyện có quy mơ về diện tích và dân số thuộc loại khá của tỉnh Lạng Sơn, có lực lượng lao động dồi dào, có điều kiện khả năng để phát triển một nền kinh tế tương đối tồn diện: Nơng, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch. Đất đai là thế mạnh và là tài nguyên có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện.

4.2.4.1. Tình hình quản lý đất đai

 Thời kỳ trước khi có luật đất đai năm 1993

Công tác quản lý đất đai của huyện trong thời kỳ này thuộc chức năng của phịng Nơng nghiệp với khoảng 1- 2 người phụ trách, nhưng đã hoàn thành việc thực hiện một số chủ trương lớn của Nhà nước về đất đai như:

- Thực hiện Quyết định 169 / CP của chính phủ năm 1977 về việc điều tra thống kê tình hình cơ bản đất đai trong cả nước.

- Thực hiện chỉ thị 299 /TTg của Thủ tướng chính phủ về cơng tác đo đạc, phân hạng, đăng ký thống kê đất đai ( 1981 – 1985 ) và quyết định 201 / CP ngày 01/07/1980 về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.

- Tổ chức tuyên truyền thực hiện luật Đất đai đã được Quốc hội khố VIII thơng qua ngày 29/12/1987 ( luật Đất đai năm 1988 ), chỉ thị 60/CT-HĐBT ngày 14/4/1988; Nghị định 30/HĐBT ngày 23/03/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành luật Đất đai.

Tuy nhiên, với lực lượng cán bộ có hạn và yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong thời gian này đặt ra, nên công tác quản lý đất đai ở huyện chủ yếu là theo dõi thống kê về đất sản xuất nơng nghiệp, cịn lại các vấn đề khác như giải quyết tranh chấp về đất đai, theo dõi biến động của các loại đất, việc giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất chưa đựơc đề cập nhiều. Do đó, đã dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, đổi đất ơng cha, mua bán đất trái phép, lấn chiếm ruộng đất, cấp đất sai thẩm quyền, sử dụng khơng đúng mục đích, đất bỏ hoang hố… trên địa bàn huyện diễn ra khá phổ biến. Việc quản lý và sử dụng đất chưa có một cơ quan quản lý thống nhất, mạnh ngành nào ngành ấy làm, dẫn đến tình trạng quản lý và sử dụng đất bị chồng chéo, tình trạng khoanh bao chiếm đất diễn ra ở nhiều nơi tren địa bàn huyện.

Với những đặc điểm nêu trên, việc quản lý, sử dụng đất đai thời kỳ này đã nảy sinh một số vấn đề sau:

- Về việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chưa đúng theo định hướng của Nhà nước.

- Hiện tượng tranh chấp về quyền sử dụng đất, ranh giới sử dụng đất giữa các hộ gia đình các nhân với nhau, giữa tổ chức với tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức…, cũng như tranh chấp đất đai theo ranh giới hành chính giữa các xã cịn xảy ra và việc giải quyết rất hạn chế.

- Việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn diễn ra tuỳ tiện chưa có sự quản lý của nhà nước.

- Việc thống kê, theo dõi tình hình biến động, sử dụng đất của huyện chưa được quan tâm, đầu tư nhiều mới chỉ tập trung vào công tác thống kê theo dõi đất sản xuất nơng nghiệp.

 Thời kỳ từ khi có luật đất đai năm 1993 đến nay

Khi Luật Đất đai năm 1988 ra đời và được áp dụng vào thực tiễn cùng với các chính sách khác ban hành trong giai đoạn từ năm 1980 – 1993 đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn và không phù hợp. Hiện tượng tranh chấp vẫn xảy ra, các vụ mua bán, chuyển dịch đất không ngừng gia tăng và Nhà nước khơng thể quản lý. Do đó, Luật Đất đai năm 1993 ban hành đã quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng đất được xác định đồng thời quy định rõ về 7 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Để tổ chức triển khai và thực hiện 7 nội dung công tác quản lý đất đai theo quy định của nhà nước, huyện đã tổ chức triển khai cụ thể như sau:

- Công tác quản lý đất đai theo địa giới hành chính:

Thực hiện chỉ thị 364 / CT-HĐBT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), huyện đã hồn thành việc hoạch định ranh giới hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã trên cơ sở tài liệu đo đạc

theo chỉ thị 299/TTg và các tài liệu đo đạc chỉnh lý bổ sung. Các tuyến ranh giới ở cả 3 cấp đều được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ địa hình.

- Cơng tác đo đạc lập bản đồ địa chính:

Tính đến trước khi có Luật đất đai năm 2003 ở 17/26 xã, thị trấn trong toàn huyện đã đo đạc, thành lập bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1/1000 và hồ sơ địa chính chính quy, đó là các xã: Hoà Lạc, Kai Kinh, Đồng Tân, Thị trấn Hữu Lũng, Sơn Hà, Minh Sơn, Hồ Sơn, Tân Thành, Minh Hoà, Hoà Sơn, Nhật Tiến, Minh Tiến, Thanh Sơn, Đô Lương, Đồng Tiến, Yên thịnh và Yên Vượng. Còn lại 09 xã đã lập hồ sơ địa chính theo các tài liệu khác.

- Cơng tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( GCNQSDĐ ):

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và cấp GCNQSDĐ trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước đây, trình tự thủ tục đã đi vào nề nếp, việc giao đất tuỳ tiện, trái thẩm quyền được hạn chế.

Công tác quy hoạch, thiết kế cơ sở hạ tầng các khu dân cư ( cả khu đô thị và nông thôn ) trước khi giao đất đã được coi trọng. Việc giao đất xây dựng cơ bản, giao đất sản xuất nông – lâm nghiệp bảo đảm chặt chẽ và đúng thủ tục.

+ Về giao đất ở và đất sản xuất nơng nghiệp: Tồn huyện đã giao đất cho tổng số khoảng 16.000 hộ đạt 75,23% tổng số hộ trên tồn huyện. Với diện tích đất ở là 630 ha; đất sản xuất nông nghiệp 18.463 ha. ( riêng thị trấn Hữu Lũng đã giao từ trước năm 1998 đến nay không giao thêm, chỉ chuyển nhượng ).

+ Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến nay đã thực hiện được 26/26 xã với tổng diện tích 69.030,48 ha (trong đó đất có rừng tự nhiên là 51.295 ha, đất có rừng trồng là 1.842

ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng là 7.639 ha). Hiện tại đã giao cho 2.701 hộ với diện tích 9.367 ha, 475 nhóm hộ với diện tích là 5.460 ha, 200 cộng đồng bản với diện tích 23.287 ha, 189 tổ chức với diện tích là 27.158 ha. Tổng số 3.566 chủ nhận đất và 5.773 giấy chứng nhận.

- Công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai

Năm 1998 trong quá trình triển khai thực hiện chỉ thị 10/1998/CT- TTg, các địa phương trong huyện tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất trước khi giao đất, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đợt triển khai chỉ thị 10 đã có 17/26 xã, thị trấn tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất của địa phương mình, để phục vụ cơng tác giao đất, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho các hộ gia đình và cá nhân. Đồng thời trong thời gian này, huyện cũng đã lập quy hoạch sử dụng đất cho toàn huyện.

Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch chi tiết trung tâm các cụm xã nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện cũng như của tỉnh chưa được tổ chức triển khai.

Công tác lập kế hoạch sử dụng đất đai: Đến năm 2002 ở tất cả các xã, thị trấn đều đã lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 -2005. mặt khác hàng năm Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn tiến hành tổng hợp lập kế hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn và các ngành trong huyện trình phê duyệt làm cơ sở cho việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong tồn huyện.

Vì vậy, có thể thấy trong thời gian qua công tác điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được quan tâm và đạt kết quả tốt, giúp đánh giá và quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai, làm cơ sở hoạch định phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi rộng cũng như phục vụ cho quá trình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ thể ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án theo quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt còn chậm, thường bị kéo dài so với tiến độ đặt ra. Phương án quy hoạch sử dụng đất chất lượng chưa cao, còn chồng chéo, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nhiều chỉ tiêu đưa ra không sát với thực tế, mang tính áp đặt chủ quan, nên trong q trình thực hiện tính khả thi khơng cao. Quy hoạch sử dụng đất của các xã còn giản đơn, bị thay đổi nhiều khi tiến hành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trong quá trình sử dụng đất.

4.2.4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2007, tổng diện tích đất tự nhiên của các xã, thị trấn huyện Hữu Lũng là 80.583,51 ha chiếm 9,7% diện tích tồn tỉnh Lạng Sơn bao gồm 56.061,5 ha đất nông nghiệp; 5.915,28 ha đất phi nông nghiệp và 18.606,73 ha đất chưa sử dụng được phân chia theo 5 cụm dân cư: Quốc lộ 1A, Cụm Vân Nham, cụm Yên Bình, Cụm đường sắt, Cụm Tứ Yên thể hiện qua các loại đất như sau:

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất Huyện Hữu Lũng.

Loại đất, loại rừng Diện tích Tỷ lệ (%)

Diện tích tự nhiên 80.583,51 100

A. Đất nơng nghiệp 56.061,50 69,57

I. Đất sản xuất nông nghiệp 20.784,80 25,79

II. Đất lâm nghiệp 35.276,70 43,78

1. Rừng đặc dụng 8.178,00 10,15 1.1. Có rừng 7.374,00 9,15 a) Rừng tự nhiên 7.374,00 9,15 b) Rừng trồng 0,00 1.2. Chưa có rừng 804,00 1,00 b) IB 437,50 0,54 c) IC 366,50 0,45 2. Rừng phịng hộ 9.854,70 12,23 2.1. Có rừng 7.506,10 9,31 a) Rừng tự nhiên 7.015,80 8,71 b) Rừng trồng 490,30 0,61 2.2. Chưa có rừng 2.348,60 2,91 a) IA 191,70 0,24

b) IB 171,80 0,21 c) IC 1.985,10 2,46 3. Rừng sản xuất 17.244,00 21,40 3.1. Có rừng 13.981,10 17,35 a) Rừng tự nhiên 331,10 0,41 b) Rừng trồng 1.3650,00 16,94 3.2. Chưa có rừng 3.262,90 4,05 a) IA 1.427,58 1,77 b) IB 1.624,22 2,02 c) IC 211,10 0,26

B. Đất phi nông nghiệp 5.915,28 7,34

C) Đất chưa sử dụng khác 18.606,73 23,09

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, sử dụng quỹ đất trong nhóm đất nơng nghiệp như sau:

* Đất sản xuất nông nghiệp ( SXNN )

Đất sản xuất nơng nghiệp tồn huyện có 20.784,8 ha, chiếm 37,07% quỹ đất nơng nghiệp và bằng 25,79% so với tổng diện tích tự nhiên tồn huyện. Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm: 12.551,79 ha. - Đất trồng cây lâu năm: 8.233,01 ha.

Đối tượng sử dụng đất nơng nghiệp là các hộ gia đình, cá nhân với diện tích là 19.675,14 ha ( chiếm 24,42% ), Uỷ ban nhân dân xã quản lý sử dụng 120,89 ha ( chiếm 0,15% ), các tổ chức kinh tế 978,98 ha (chiếm 1,21% ), các tổ chức khác 9,79 ha chiếm 0.012%.

Do đặc điểm khác biệt của các dạng địa hình, thổ nhưỡng và hệ thống sông suối, kênh mương nên mức độ tập trung và phân bố đất SXNN khơng đồng đều ở các cụm, các xã. Xã có diện tích đất SXNN lớn nhất là 2.208,07 ha; ngồi thị trấn Hữu Lũng, các xã có diện tích đất SXNN thấp nhất là Sơn Hà 346 ha; Yên Sơn 355,99 ha.

Tỷ lệ đất sản xt nơng nghiệp với diện tích tự nhiên của các xã cũng khác nhau, các xã có tỷ lệ thấp là : Hữu Liên( 6,16% ), Yên Sơn( 7,22%), các xã có tỷ lệ đất nông nghiệp cao là Sơn Hà ( 57,75% ), Vân Nham

(49,95%)….Đối với các xã ở vùng cao như Hữu Liên, Yên Thịnh, Thiện Kỵ…do có độ dốc lớn, đất thường bị rửa trôi, bạc màu, tầng canh tác mỏng vì vậy hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao.

* Đất lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 35.276,7 ha chiếm 62,93% quỹ đất nông nghiệp và bằng 43,78% so với tổng diện tích đất tự nhiên tồn huỵên. Trong đó:

- Đất rừng sản xuất: 17.244,0 ha - Đất rừng phòng hộ: 9.854,7 ha - Đất rừng đặc dụng: 8.178,0 ha

+ Đất lâm nghiệp có rừng là 28.861,2 ha chiếm 81,8%. Đây là diện tích đất lâm nghiệp đã đảm bảo độ che phủ thành rừng theo tiêu chí của ngành lâm nghiệp, nên được hạt Kiểm lâm thống kê vào diện tích đất có rừng.

Đất có rừng sản xuất tồn huyện là 13.981,1 ha, chiếm 39,6%, đất lâm nghiệp, đất có rừng trồng sản xuất là 13.650 ha chiếm 38,7% đất lâm nghiệp. Rừng sản xuất tập trung ở các xã Hoà Thắng ( 2.753,83 ha ), Minh Sơn ( 1.517,5 ha ), Thiện Kỵ ( 1.205,6 ha ). Cây trồng chủ yếu là Bạch đàn lai, Keo lai, Thông, Tre, Mỡ. Trong những năm qua diện tích rừng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ đã được đầu tư thoả đáng.

Đất có rừng phịng hộ tồn huyện là 7.506,1 ha, chiếm 21,3% đất lâm nghiệp, rừng tự nhiên phòng hộ ( 7.015,8 ha, chiếm 19,9% ), còn lại 490,3 ha chiếm 1,4 % là đất có rừng trồng phịng hộ. Diện tích rừng phịng hộ tập trung ở các xã Yên Sơn, Hồ Bình …Đặc điểm rừng tự nhiên của huyện chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi, rừng tre nứa và rừng hỗn giao. Rừng trồng, rừng phòng hộ chủ yếu là Keo lai, Keo tai tượng. Cây trồng chính là Lát hoa, Lim, Trám…

Đất có rừng đặc dụng là 7.374,0 ha chiếm 20,9% diện tích đất lâm nghiệp nằm ở các xã Hồ Bình, n Thịnh, Hữu Liên thuộc khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Đất lâm nghiệp chưa có rừng tồn huyện là 889,36 ha chiếm 2,66% diện tích đất lâm nghiệp.

Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo ba loại rừng của huyện được thể hiện trong bảng 4.2 sau:

Bảng 4.2 Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo ba loại rừng

Loại đất, loại rừng Diện tích(ha)

Đất lâm nghiệp Rừng phịng hộ Rừng đặcdụng sản xuấtRừng Diện tích tự nhiên 80.583,51 I. Đất lâm nghiệp 35.276,7 9.854,7 8.178,0 17.244,0 1. Rừng tự nhiên 14.720,9 7.015,8 7.374,0 331,1 1.1. Rừng gỗ lá rộng 1.236,5 905,4 331,1 a) Rừng giầu b) Rừng trung bình c) rừng nghèo d) Rừng phục hồi 1.236,5 905,4 331,1 1.2. Rừng hỗn giao a) Gỗ, tre, nứa b) Lá rộng - lá kim 1.3. Rừng lá kim 1.4. Rừng ngập mặn 1.5. Rừng núi đá 13.484,4 6.110,4 7.374,0 2. Rừng trồng 14.140,3 409,3 13.650,0 2.1. Rừng trồng có trữ lượng 6.159,1 477,3 5.681,8 2.2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 7.981,2 13,0 7.968,2 2.3. Rừng đặc sản 3. Đất chưa có rừng 6.415,5 2.348,6 804,0 3.262,9 3.1. 1A 1.619,3 191,7 1.427,6 3.2. 1B 2.233,5 171,8 437,5 1.624,2 3.3. 1C 2.562,7 1.985,1 366,5 211,1 3.4 Đất khác II. Các loại đất khác 45.306,8

4.2.4.3. Tài nguyên rừng.

Căn cứ vào số liệu cập nhật diễn biến rừng trong 10 năm từ năm 1998 đến năm 2007 thì tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của huyện Hữu Lũng được thể hiện trong bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3 Biến động đất lâm nghiệp từ năm 1998 đến năm 2007

Loại đất Diện tích năm 1998 Cơ cấu (%) Diện tích

năm 2007 Cơ cấu (%) Tăng (+) Giảm (-) Đất lâm nghịêp 29.629,49 100 35.276,7 100 5.647,21 I. Đất có rừng 29.629,49 100 28.861,2 81,8 -768,29 1. Đất rừng sản xuất 15.148,77 51.13 13.981,1 39,6 -1.167,67 1.1. Đất có rừng tự nhiên sản xuất 4.760,77 16,07 331,1 0.93 -4.429,67 1.2. Đất có rừng trồng sản xuất 10.388,00 35,06 13.650,0 38,7 3.262,0 2. Đất rừng phòng hộ 8.444,01 28,50 7.506,1 21,3 -937,91 2.1. Đất có rừng tự nhiên phịng hộ 7.746,47 26,14 7.015,8 19,9 -730,67 2.2. Đất có rừng trồng phịng hộ 697,53 0,02 490,3 1,4 -207,23 3. Đất rừng đặc dụng 6.036,71 20,37 7.374,0 20,9 1.337,29

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung giải pháp cơ bản quy hoạch lâm nghiệp tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn​ (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)