Phương pháp nội nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 34)

Sử dụng các phương pháp xử lý thống kê toán học trong lâm nghiệp với sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng như: Excel, SPSS, ….

Số ô có cá thể xuất hiện

P0 = x 100 (2-1)

Tổng số ô điều tra

Số cá thể của một loài cây

Pc = x 100 (2-2)

Tổng số cá thể của các loài

Trong đó: P0 là tần số xuất hiện tính theo điểm điều tra Pc là tần số xuất hiện tính theo cá thể

Kết quả thu được sẽ chia làm ba nhóm:

Nhóm 1: Rất hay gặp gồm những loài có P0 > 30% và Pc > 7%

Nhóm 2: Hay gặp gồm những loài có 30% ≥ P0 ≥ 15% và 7% ≥ Pc ≥ 3% Nhóm 3: Nhóm ít gặp gồm những loài có P0 < 15% và Pc < 3%

* Kết cấu loài cây gỗ của hai nhóm rừng trên những ô tiêu chuẩn được xác định theo phương pháp của Thái Văn Trừng (1978) (Công thức 2.3); trong đó IVI% là tỷ lệ tổ thành của mỗi loài cây gỗ; N%, G% và V% tương ứng là mật độ tương đối của loài, tiết diện ngang thân cây tương đối của loài và thể tích thân cây tương đối của loài. Giá trị V = g*H*F, với F = 0, 5.

IVI% = (N% + G% + V%) /3 (2-3)

Trong đó: IVI% là tỷ lệ tổ thành (chỉ số quan trọng) của loài i. N% là tỷ lệ % số cây của loài i trong QXTVR.

G% là tỷ lệ % tiết diện ngang của loài i trong QXTVR.

V% là tỷ lệ % thể tích thân cây tương đối của loài i trong QXTVR. Theo Daniel Marmillod, cho rằng những loài cây có IVi%  5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Trong một lâm phần nhóm loài cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm đó được coi là nhóm ưu thế, trên cơ sở đó sau khi xác định chỉ số IV% cho từng loài, tính tổng IV% của những loài có trị số này >5% từ cao đến thấp.

* Cấu trúc tầng thứ: Phương pháp vẽ phẫu đồ đứng chọn dải rừng đại diện trong OTC có chiều rộng 10 m, chiều dài 50 m. Căn cứ vào các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao, đường kính thân cây, bề rộng và bề dày tán lá, vị trí, khoảng cách giữa các

cây có D1.3> 6 cm của tất cả cây rừng trong OTC điển hình tạm thời, sau đó biểu diễn lên phẫu đồ tỷ lệ 1/200.

* Mật độ

Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng cá thể của từng loài hoặc của tất cả các loài tham gia trên một đơn vị diện tích (thường là 1 ha), phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vài trò của loài trong QXTVR.

Công thức xác định mật độ như sau:

N/ha = *10000

0

S n

(2-4)

Trong đó: n Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC

S0 Diện tích OTC (m2) * Độ tàn che

Độ tàn che được xác định bằng phương pháp điều tra điểm, công thức tính: (2-5)

Trong đó: TC là độ tàn che.

n1 là số điểm gặp tán lá. N là tổng số điểm điều tra

* Tái sinh tự nhiên được tính toán bao gồm mật độ, tổ thành, phân bố N/H và phân bố số cây theo tình trạng sống (tốt, trung bình, xấu). Thành phần cây tái sinh được xác định theo loài, chi và họ. Mật độ cây tái sinh được tính bình quân từ những ô dạng bản 4 m2; sau đó quy đổi ra đơn vị 1 ha. Tổ thành cây tái sinh được xác định theo N% của loài cây gỗ. Phân bố N/H của cây tái sinh được phân chia thành 4 cấp: H ≤ 50 cm, H = 50 – 100 cm, H = 100 – 150 cm, H > 150 cm. Chất lượng cây tái sinh được phân chia thành 3 cấp: tốt, trung bình và xấu.

- Công thức tổ thành tính theo số cây

Xi = *100 N ni (2-6) Trong đó: X là tổng số cá thể/loài N là tổng số cá thể của tất cả các loài N n TC  1

ni là tổng số cá thể của loài i.

Chọn những loài có hệ số tổ thành  0,5 được viết vào công thức tổ thành - Chất lượng cây tái sinh được phân theo 03 cấp: Câu tốt (T) là những cây thân thẳng, đẹp, tròn đều, tán đều không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển tốt. Cây trung bình (TB) là những cây có thân cân đối, tán đều không cong queo, không sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển bình thường. Cây xấu (X) là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển kém.

Tỷ lệ phẩm chất cây tái sinh được xác định theo công thức: N% =

N n*100

(2-7)

Trong đó: N% là tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu n là tổng số cây tốt, trung bình, xấu N là tổng số cây tái sinh

* Xây dựng bản đồ cơ sở dữ liệu loài Gõ mật bằng GIS, thông qua phần mềm Mapinfor.

Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

VQG Cát Tiên có tổng diện tích tự nhiên là 72.634,30 ha, trong đó 40.963,46 ha thuộc khu vực Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai; 4.410,58 ha thuộc khu vực Tây Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Bình Phước; và 27.260,26 ha thuộc khu vực Bắc Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng.

VQG Cát Tiên nằm trên địa phận các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) và Bù Đăng (tỉnh Bình Phước).

- Tọa độ địa lý

11o20’50’’ – 11o50’20” độ vĩ Bắc 107o09’05” – 107o35’20” độ kinh Đông - Phạm vi ranh giới

+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và tỉnh Bình Phước. + Phía Nam giáp Công ty lâm nghiệp La Ngà (tỉnh Đồng Nai). + Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, giáp tỉnh Lâm Đồng. + Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (tỉnh Đồng Nai).

3.1.2. Địa hình

VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực Nam Trung bộ đến Đồng bằng Nam bộ, bao gồm 5kiểu địa hình chính:

- Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc VQG Cát Tiên có độ cao so với mặt nước biển từ 200 – 600m, độ dốc 15 – 200, có nơi trên 300. Địa hình là các dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và dạng đỉnh bằng phẳng. Mức độ chia cắt phức tạp. Đây là nơi đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai.

- Kiểu địa hình trung bình sườn ít dốc: ở phía Tây Nam VQG Cát Tiên độ cao so với mặt nước biển từ 200 – 300m, độ dốc 15 – 200, độ chia cắt cao, là vùng thượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đaklua, Đatapok.

- Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: ở phía Đông Nam VQG Cát Tiên độ cao so với mặt nước biển 130 – 150m, độ dốc 5 – 70,độ chia cắt thưa.

- Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ: Độ cao so với mặt nước biển 130m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai phía Tây Bắc Vườn từ khu vực giáp ranh Bình Phước – Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1.000m.

- Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: Độ cao so với mặt nước biển thấp hơn 130m, như các bàu nước: Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu.

VQG Cát Tiên thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, độ cao so với mặt nước biển cao nhất là 626m ở Lộc Bắc, thấp nhất là 115m ở Núi Tượng.

3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

Nền địa chất của VQG Cát Tiên với 3 cấu tạo chính là Trầm tích, Bazal và Sa phiến thạch đã phát triển hình thành 4 loại đất chính:

- Đất Feralit phát triển trên đá bazan (Fk): chiếm gần 60% tổng diện tích Vườn, phân bố ở khu vực phía Nam, là loại đất giàu chất dinh dưỡng, đất tốt, sâu, dầy màu đỏ hoặc nâu đỏ và nâu đen có nhiều đá Tuf núi lửa lộ đầu chưa bị phong hóa hết. Ở trên đất này rừng phát triển tốt có nhiều loài cây gỗ quý và khả năng phục hồi của rừng cũng nhanh.

- Đất Feralit phát triển trên đá cát (Fq): chiếm khoảng 20% có phân bố chủ yếu ở phía Bắc Vườn, dọc thượng nguồn sông Đồng Nai. Một số tài liệu còn gọi đất này là đất xám bạc màu trên đá axit hoặc đá cát. Về độ phì của đất này kém đất phát triển trên đá bazal, nhờ có sự che phủ của thảm thực vật rừng nên tầng đất vẫn dày, giữ được các tính chất tự nhiên của đất.

- Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ (Fo): gồm các đất bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm khoảng 10% tổng diện tích Vườn, chủ yếu tập trung ở phía Bắc và phía Đông Nam của Vườn. Phân bố ở nơi địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa.

- Đất Feralit phát triển trên đá sét (Fs): chiếm khoảng 8% tổng diện tích Vườn, phân bố ở phía Nam xen kẽ các vạt đất phát triển trên đá bazal. Loại đất này có độ

phì khá, nhưng thành phần cơ giới nặng nên khi mất rừng thì đất dễ bị thoái hóa một cách nhanh chóng.

3.1.4. Khí hậu, Thủy văn

3.1.4.1. Khí hậu

Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 25,40C; Nhiệt độ cao nhất 30,80C; Nhiệt độ thấp nhất 21,30C; Lượng mưa trung bình năm: 2.185,6mm; Lượng mưa lớn nhất 2.894mm; Độ ẩm trung bình 83,6%; Độ ẩm thấp nhất 56,2%.

Ở đây có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 11. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7,8, 9; Mùa khô: tháng 12 đến tháng 05 năm sau. Tháng khô nhất là tháng 3,4.

3.1.4.2. Thủy văn

Sông Đồng Nai bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đông VQG Cát Tiên với chiều dài khoảng 90 km, sông rộng trung bình khoảng 100m, lưu lượng nước bình

quân khoảng 405m3/giây. Mực nước cao nhất 8,03m, mực nước trung bình 5m, mùa

kiệt 2 - 3m. Ở phía Bắc, Tây Bắc và phần phía Đông từ Bến Cự đến Tà Lài thuyền máy có thể đi lại được. Trong VQG Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn như: Đaleh, Đa R’soui, Đa M’Bri (Lộc Bắc); Đa Dim bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor (Bắc Cát Tiên); Đa Louha, Đa Bitt, Đa Bao, Đa Tapoh, Đa Sameth (Nam Cát Tiên) các hệ suối này đều chảy ra sông Đồng Nai.

Toàn bộ diện tích của VQG Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị An,phía Nam Vườn là lưu vực tiếp giáp của hồ. Do địa hình tương đối bằng phẳng, lượng mưa nhiều nên thường gây ra ngập úng, nhất là khu vực suối Đaklua. Suối Đắc Lua là suối lớn nhất bắt nguồn từ vùng núi có cao độ khoảng 350m, nằm ở ranh giới phía Nam của tỉnh Bình Phước. Suối có nước quanh năm, chảy theo hướng Đông Nam và đổ ra sông Đồng Nai. Ngoài việc thoát nước từ các Bàu ra sông, trong những năm nước lớn suối Đắc Lua còn đưa nước từ sông Đồng Nai vào các bàu trong khoảng 30 ngày/năm vào những tháng mùa nước (thường là vào tháng 10 – 11). Suối Đắc Lua có vai trò rất lớn đến chế độ thủy văn của các bàu và chế độ

thông thương trong trao đổi nước và vật chất giữa chúng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống bàu và toàn bộ vùng đất ngập nước VQG Cát Tiên.

Trên các hệ suối chính thường có nước vào mùa khô, còn phần thượng nguồn và các suối nhánh, một số suối nhỏ ngắn thường khô hạn. Mùa mưa nước dâng cao trong các chân núi và thung lũng ở khu vực Cát Lộc và ngập tràn trên diện tích khá lớn ở khu vực Nam Cát Tiên. Hệ bàu có diện tích nước ngập khoảng 2.500 ha vào mùa mưa và thu hẹp lại khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô, đây cũng là nơi sâu nhất của các bàu như Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu.

Đặc điểm thủy văn ở VQG Cát Tiên bao gồm sông, suối, thác, gềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước đều hiện diện ở VQG Cát Tiên điều đó đã làm tăng giá trị về tính ĐDSH và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên.

3.1.5. Thảm thực vật

VQG Cát tiên nằm giữa hai vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ các luồng hệ thực vật, hệ động vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh Đông Nam Bộ, Việt Nam.

Hệ thực vật: thành phần các loài thực vật ưu thế thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae). Cho đến nay,VQG Cát Tiênđã xác định được 1.610 loài thực vật bậc cao có mạch với 724 chi, 162 họ, 75 bộ. Các loài cây quý hiếm (nguồn gien quý hiếm) gồm: 38 loài thuộc 13 họ, như Gõ đỏ, Cẩm lai, Giáng hương, Gõ mật, Cẩm thị, Cẩm xe, … có tên trong Sách Đỏ Việt Nam; Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa gồm: 22 loài trong 12 họ, như Thiên thiên Đồng Nai, Vệ tuyền ngọt thuộc họ Thiên lý,... được chia thành 5 kiểu rừng:

- Rừng lá rộng thường xanh: Ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu và họ Đậu như Dầu rái, Dầu lông, Sao đen, Cẩm lai Bà Rịa, Cẩm lai vú, Gõ đỏ, Giáng hương,...

- Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: Thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như Bằng lăng, Tung, Râm, Gáo tròn, trôm quạt, Bảy thừa,...

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và rừng nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ thường gặp là Bằng lăng, Căm xe, hai loài tre chủ yếu là lồ ô và mum.

- Rừng tre nứa thuần loại: là kiểu phụ thứ sinh nhân tác sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hóa, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển. Hai loài tre phổ biến là lồ ô và mum chúng tạo thành các khu rừng lớn, những nơi ngập nước chỉ có tre gai tồn tại.

- Thảm thực vật đất ngập nước: có diện tích đầm lầy lớn, mùa mưa rộng khoảng 2.500ha, mùa khô diện tích thu hẹp còn khoảng 100 – 150 ha, qua đó đã tạo nên một thảm thực vật đất ngập nước phong phú, điển hình là Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá.Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu Xiêm, các loài động thực vật thủy sinh, các loài chim nước, các loài cá nước ngọt. Các loài thú lớn như Heo rừng, Nai, Bò Tót,…cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khô. Thực vật ưu thế là các loài cây gỗ chịu nước như Đại phong tử, Lộc vừng, Săng đá xen lẫn với lau, lách, cỏ đế, lau sậy,...

Hệ động vật: Khu hệ động vật VQG Cát Tiên đa dạng và phong phú có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn và có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên. Thú: 113 loài thuộc 32 họ,12 bộ; Chim: 348 loài thuộc 64 họ, 18 bộ; Bò sát: 79 loài thuộc 17 họ và 4 phân họ, 4 bộ; Lưỡng cư: 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ; Cá trên 168 loài thuộc 29 họ, 9 bộ; Côn trùng: đã điều tra được 819 loài thuộc 58 họ, 10 bộ.

3.2. Điều kiên kinh tế xã hội

3.2.1. Khu dân cư

Vùng đệm VQG Cát Tiên có diện tích 728.756 ha, nằm trên địa bàn của 86 xã, thị trấn của 11 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắc Nông. Vùng chuyển tiếp gồm 53 xã, thị trấn bao quanh vùng đệm, diện tích 403.433ha.

VQG Cát Tiên có diện tích nằm trên địa bàn của 7 xã: Đắc Lua (huyện Tân Phú), Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu) thuộc tỉnh Đồng Nai; Đăng Hà (huyện Bù Đăng)

thuộc tỉnh Bình Phước; Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm), Phước Cát 2, Tiên Hoàng, Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) thuộc tỉnh Lâm Đồng. Những đặc điểm về dân số, dân tộc của các xã như sau:

Bảng 3.1. Dân số, dân tộc của các xã sống ven VQG Cát Tiên

Stt Tên xã Số hộ Số

khẩu Dân tộc

1 Đồng Nai Thượng 415 1.739 Mạ, Tày, Chil, Stiêng, Khmer, Kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)