Những tác động của vùng đệm đối với công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 44)

Chiều dài đường ranh giới của VQG Cát Tiên khoảng 250 km, khu vực giáp với tỉnh Đắc Nông và tỉnh Bình Phước không có đường tuần tra, lại ở cạnh sông Đồng Nai lực lượng kiểm lâm ít nên việc đi lại, tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng rất khó khăn.

Di dân tự do, gia tăng dân số, phân bố trên quy mô rộng, phân tán trên các xã địa bàn vùng đệm rất khó quản lý và kiểm soát.

Các hoạt động trái phép xâm hại vào rừng rừng không tuân theo quy luật, hình thức ngày càng tinh vi, thường chọn thời điểm vào lúc ban đêm.

Những địa phương có đường ranh giới với VQG Cát Tiên là sông Đồng Nai, có đất sản xuất nông nghiệp, các cụm dân cư nằm sát ranh thì các hoạt động xâm phạm vào rừng thường là: Khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng, chăn thả gia súc vào VQG, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy.

Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng Cao su tại các xã thuộc vùng đệm của VQG Cát Tiên thuộc huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước gây ra sức ép rất lớn đối với VQG Cát Tiên do không còn đất sản xuất nông lâm nghiệp, người dân không có vốn đầu tư trồng Cao su, từ đó đã gia tăng các hoạt động xâm phạm trái phép vào rừng của VQG Cát Tiên vì sinh kế, việc làm.

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng khu vực xung quanh VQG Cát Tiên đã tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại, giao lưu hàng hóa, điều kiện sinh hoạt, ăn ở, khám chữa bệnh, học hành của con em, nhưng điều đó cũng làm gia tăng tình trạng xâm nhập trái phép vào VQG Cát Tiên.

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm phân bố loài Gõ mật

4.1.1. Đặc điểm phân bố loài Gõ mật theo độ cao

Loài cây thường phân bố, tồn tại và phát triển ở một độ cao và thường sinh sống với một số loài nhất định. Qua quá trình khảo sát thực địa, phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm công tác tại VQG Cát Tiên xác định 16 tuyến tại khu vực nghiên cứu nơi Gõ mật phân bố. Kết quả điều tra trên 16 tuyến về số lượng cá thể Gõ mật và độ cao phân bố được tổng hợp bảng 4.1.

Bảng 4.1. Bảng phân bố của Gõ mật tại các tuyến điều tra

TT

tuyến Tên tuyến Độ cao (m)

Số lƣợng cá

thể bắt gặp Ghi chú

1 Sa Mách – Suối ràng 196 1

200-300 3

2 Bàu – Bo Bo 140-145 5

3 Núi Tượng – Cơ Động 2 126-143 2

4 Đường giao thông tiểu khu 27 118-130 3

5 Du lịch 130 2 6 Đạ Cộ 1 130-145 3 7 Đạ Cộ 2 120-144 6 8 Đạ Cộ 3 120 1 9 Thác trời 120-125 6 10 Vườn thực vật 1 120-195 5 11 Vườn thực vật 2 192-223 4 12 Vườn thực vật 5 211-218 2 13 Tà Lài – Đất Đỏ 145-180 16 14 Đất Đỏ 1

Không phát hiện cá thể Gõ mật nào

15 Đất Đỏ 2

16 Bàu Sấu

Qua bảng 4.1 ta thấy, trên 16 tuyến điều tra tại khu vực Nam Cát Tiên đều có chung một đặc điểm là độ cao tuyệt đối chỉ vào khoảng từ 100- 300m (số liệu ghi nhận thông qua máy định vị GPS), và độ dốc bình quân 8.20

độ nhưng cục bộ là khu vực Sa Mách Suối Ràng có độ dốc cao nhất với sự xuất nhiện nhiều đỉnh đồi bát úp có độ cao tới 300m khu vực này cũng là khu vực có độ cao cao nhất trong các tuyến điều tra. Các khu vực còn lại có độ cao trong khoảng từ 100 - 200m và có độ dốc trung bình 6.40.

Tổng số cá thể Gõ mật điều tra được trên các tuyến là 59 cá thể, số lượng cá thể được ghi nhận trải đều trên các tuyến điều tra mặc dù số lượng cá thể xuất hiện trên tuyến không nhiều và không đều nhau. Địa điểm tập trung nhất tại khu vực Đạ Cộ, Tà Lài có độ cao từ 120-160m so với mức nước biển có tới 16 cá thể phân bố trên một tuyến. Tuy nhiên có 3 tuyến điều tra không gặp cá thể Gõ mật nào.

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy Gõ mật tại khu vực này phân bố rộng, tuy nhiên số lượng cá thể ghi nhận được rất ít chỉ có 59 cá thể, được phân bố ở đai độ cao từ 100 - 300 m. Trong đó đai tập trung ở đai độ cao từ 100 – 150m bắt gặp 33 cá thể chiếm 55,93% có thể thấy rằng ở đai độ cao này loài Gõ mật sinh trưởng và phát triển phân bố nhiều nhất, đai độ cao được xem là tối thích của loài Gõ mật tại khu vực phía Nam VQG Cát Tiên; đai độ cao từ 150 - 200m bắt gặp 17 cá thể đây cũng được coi là đai độ cao có số lượng Gõ mật phân bố nhiều chiếm 28,81% ; ở đai độ cao từ 200 - 250m bắt gặp 08 cá thể chiếm 13,56%, số lượng Gõ mật ít hơn rất nhiều so với hai đai độ cao trên; thấp nhất là đai độ cao từ 250 - 300m chỉ bắt gặp 01 cá thể chiếm 1,7%. Các đai độ cao dưới 100m và trên 300m chưa bắt gặp cá thể Gõ mật nào phân bố.

Từ thực tế phân bố của quần thể cây Gõ mật, tôi đã lập được bản đồ phân bố loài cây Gõ mật đã được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu lên bản đồ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển loài cây gỗ quý hiếm tại Vườn Quốc gia Cát Tiên nói chung và Việt Nam nói riêng (Hình 4.1).

4.1.2. Đặc điểm đất nơi Gõ mật phân bố tại KVNC

Tại khu vực Nam Cát Tiên, những quần thể Gõ mật xuất hiện trên những đồi thấp bán bình nguyên gợn sóng nhẹ; độ cao biến động từ 110 - 296m so với mặt biển, độ dốc không quá 100. Những quần thể Gõ mật được hình thành trên đất Feralit phát triển từ đá bazan (Fk) hoặc đá sét (Fs) thuộc nhóm đất đỏ, nâu đỏ và nâu đen có nhiều đá Tuf núi lửa lộ đầu chưa phong hóa hết… thể hiện bảng sau:

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp một số tính chất lý hóa học của đất tại KVNC OTC Độ sâu (cm) pH (KCl) Tổng số % Dễ tiêu mg/100g Tỷ trọng (g/cm3) Dung trọng (g/cm3) Độ xốp (%) Thành phần cấp hạt (%)

N P2O5 K2O N P2O5 K2O 2-0.02

mm 0.02- 0.0002 mm <0.0002 mm Núi Tƣợng 0-10 4.95 0.3 0.53 0.21 16.09 8.02 8.94 2.2 0.84 59.93 25.72 36.78 37.5 10- 30 4.01 0.22 0.21 1.12 11.88 5.91 8.02 2.37 1.14 51.17 19.67 48.31 32.02 30- 60 4.11 0.11 0.28 0.37 6.17 1.95 7.64 2.38 1.11 50.98 33.74 33.93 32.33 TB 4.36 0.21 0.34 0.57 11.38 5.29 8.20 2.32 1.03 54.03 26.38 39.67 33.95 Đạ Cộ 0-10 4.41 0.25 0.27 0.21 11.32 2.9 23.9 2.38 1.11 54.9 32.15 35.88 31.97 10- 30 3.8 0.21 0.15 1.25 10.08 4.76 12.8 2.38 1.14 52.3 14.66 46.58 38.76 30- 60 4.01 0.11 0.22 0.12 14.18 4.6 28.2 2.36 1.09 54 18.97 25.72 55.31 TB 4.07 0.19 0.21 0.53 11.86 4.09 21.6 2.37 1.11 53.73 21.93 36.06 42.01 Sa mách 0-10 4.43 0.24 0.48 0.21 12.48 7.51 35.7 2.38 1.37 55.4 32.74 30.32 36.94 10- 30 4.17 0.1 0.45 0.35 6.46 12.7 26.5 2.35 0.99 47.02 22.65 34.86 42.49 30- 60 4.01 0.09 0.14 0.62 7.98 4.1 10.2 2.23 1.21 49 31.26 35.39 33.35 TB 4.20 0.14 0.36 0.39 8.97 8.10 24.1 2.32 1.19 50.47 28.88 33.52 37.59 Về độ chua của đất pH(KCl):

Độ chua của đất là chỉ tiêu tính chất hóa học của đất, ảnh hưởng đến nhiều quá trình lý hóa học và sinh học của đất. Độ chua của đất ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng chủ yếu thông qua việc trao đổi dinh dưỡng của thực vật đối với đất, khả năng trao đổi và hấp phụ các chất của đất phụ thuộc rất nhiều vào độ pH của đất. Đất càng chua càng ảnh hưởng xấu đến độ phì đất, quá trình hoạt động của vi sinh vật đất, quá trình sinh trưởng phát triển của thực vật,… Độ pH ảnh hưởng đến sự phân bố của loài thực vật là nhiều hay ít là do biên độ sinh thái của mỗi một loài thực vật cụ thể ở đây là giới hạn về độ pH của loài. Nhìn chung theo quy luật pH(KCl) có xu

hướng giảm theo độ sâu tầng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy pH(KCl) tại khu vực nghiên cứu biến động từ 4,07-4,36 điều đó chứng tỏ đặc điểm đất tại KVNC chua trung bình đến chua nhiều. Độ chua pH(KCl) trung bình tại khu vực Đạ Cộ pH(KCl) = 4,07 có trị số nhỏ nhất, cho thấy đất tại khu vực này có độ chua cao nhất. Tiếp đó là độ chua ở khu vực Sa Mách với pH = 4,20 và trị số pH(KCl) cao nhất ở khu vực Núi Tượng (pH=4,36), đây là khu vực có độ chua thấp nhất tại KVNC. Như vậy, đất tại khu vực nghiên cứu thuộc nhóm đất hơi chua trung bình đến chua thích hợp với các loài cây trồng ưa đất chua. Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy, Gõ mật phân bố và thích nghi với nơi đất hơi chua đến chua.

Hàm lƣợng lân dễ tiêu (P2O5)

Hàm lượng Lân dễ tiêu trong đất là chỉ tiêu đánh giá độ dinh dưỡng của đất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây. Ngoài ra, lân còn tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng cho cây, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cây ra hoa kết quả, thiếu lân hạt lép hoặc quả không có hạt. Đất giàu lân là đất có độ phì cao và ngược lại đất có độ phì thấp là đất có ít lân. Lân chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt thông qua quá trình khoáng hóa vật rơi rụng của thảm thực vật.

Ở độ sâu tầng đất từ 10-30 cm, hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất so với các độ sâu còn lại. Cao nhất ở khu vực Sa Mách 12,7 mg/100g, tiếp đó là khu vực Núi Tượng với trị số hàm lượng lân dễ tiêu là 5,91 mg/100g,thấp nhất là khu vực Đạ Cộ với trị số 4,76 mg/100g. Hàm lượng lân dễ tiêu trung bình tại khu vực Đạ Cộ có chỉ số hàm lượng lân dễ tiêu thấp nhất 4,09 mg/100g, tiếp đó là khu vực Núi Tượng với 5,29 mg/100g, cao nhất ở khu vực Sa Mách với 8,10 mg/100g. Từ chỉ số trên hàm lượng lân dễ tiêu ở khu vực nghiên cứu rất nghèo đến nghèo.

Hàm lƣợng Kali dễ tiêu (K2O)

Trong đất thường đủ kali (trừ đất cát), song vì sự chuyển hóa từ kali khó tan sang dạng kali dễ tan thường không kịp thời để cung cấp cho cây. Cây sử dụng nhiều hay ít Kali phần lớn phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất. Kali ảnh hưởng trước tiên đến việc tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương,

nâng cao khả năng phân tán của chúng mà nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn, tăng cường tính chống rét và tăng cường khả năng kháng các bệnh nấm và vi khuẩn. Kali giúp cho cây tăng cường tổng hợp và tích lũy hàng loạt các vitamin, có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật. Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất các bon và protein trong cây, làm tăng chi phí đường cho quá trình hô hấp, gây lép hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống.

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, hàm lượngkali dễ tiêu ở các quần xã nghiên cứu biến động khá lớn. Ở lớp đất mặt (0-10 cm) tại khu vực Núi tượng hàm lượng kali dễ tiêu thấp nhất 8,94 mg/100g, đến khu vực Đạ Cộ 23,9 mg/100g, cao nhất là khu vực Sa Mách35,7 mg/100g. Hàm lượng kali dễ tiêu trung bình ở 3 khu vực có sự chênh lệch rất lớn cụ thể: ở khu vực Núi Tượng có trị số hàm lượng kali dễ tiêu chỉ đạt8,20 mg/100g, khu vực Đạ cộ 21,63 mg/100g; ở Sa Mách24,13 mg/100g. Như vậy, hàm lượng kali giàu nhất ở khu vực Sa Mách, tiếp đó là khu vực Đạ Cộ và nghèo nhất là khu vực Núi Tượng.

Hàm lƣợng đạm dễ tiêu (N)

Trong đất, hàm lượng Nitơ trung bình vào khoảng 0.1%, đạm chủ yếu ở dạng hữu cơ (khoảng 95%) trong thành phần của mùn. Vì vậy đất càng giàu mùn thì càng giàu đạm. Đạm là chỉ tiêu quan trọng đánh giá độ phì của đất và là nhân tố quan trọng nhất của dinh dưỡng đối với cây trồng, đạm đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng về sinh khối của cây trồng.

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, hàm lượng đạm dễ tiêu trung bình ở 3 khu vực nghiên cứu tương ứng với loài Gõ mật phân bố nằm trong khoảng 8.97 mg/100g – 11,86 mg/100g. Theo thang đánh giá thì hàm lượng Ni tơ trong đất ở khu vực nghiên cứu ở mức giàu (cả 3 khu vực N > 6 mg/100g). Theo quy luật hàm lượng đạm dễ tiêu giảm dần theo đai độ cao.

Thành phần cơ giới của đất

Tỉ lệ các cấp hạt giữa các phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất được biểu thị theo phần trăm trọng lượng (%), được gọi là thành phần cơ giới đất hoặc còn được gọi là thành phần cấp hạt là chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá đất đai. Thành phần cơ giới đất ảnh hưởng tới các tính chất hoá học, hoá lý, lý học, các tính chất cơ lý… Đất có thành phần cơ giới nặng sẽ có khả năng giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn so với đất có thành phần cơ giới nhẹ. Tuy nhiên, khả năng thấm nước và thoáng khí lại kém hơn. Đất thịt có chế độ nước, nhiệt, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất hơn so với đất sét và đất các, cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi trên loại đất này.

Kết quả nghiên cứu về thành phần các cấp hạt ở bảng 4.2 cho thấy, đối với cấp hạt cát (2 – 0,02 mm) ở các điểm nghiên cứu biến động lớn từ 14,66% - 33,74% ở cả 3 KVNC tỷ lệ cấp hạt trung bình tương đối giống nhau ở Núi Tượng 26,38%, Đạ Cộ 21,93%, Sa Mách 28,88%. Ở cấp hạt Limon (0,02 – 0,0002 mm) ở các khu vực nghiên cứu biến động từ 25,72% - 48,31%, trong đó chiếm thành phần lớn nhất ở khu vực Núi Tượng với 39,67% và nhỏ nhất ở khu vực Sa Mách với 33,52%; Đối với cấp hạt sét (< 0,0002 mm) biến động từ 31,97% - 55.31%, trong đó cấp hạt lớn nhất ở khu vực Đạ Cộ với tỷ lệ 42,01% và thấp nhất ở khu vực Núi Tượng với 33.95%. Căn cứ vào sơ đồ phân chia cấp hạt cơ giới của FAO cho thấy đất ở khu vực nghiên cứu đều thuộc đất thịt trung bình. Tại khu vực nghiên cứu có sự biến động về thành phần cơ giới tuy nhiên, sự biến động là không lớn, cả 3 khu vực nghiên cứu đều thuộc loại đất thịt trung bình.

Về độ xốp

Độ xốp của đất là tỷ lệ % các khe hở trong đất so với thể tích đất, nó phản ánh độ phì của đất rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp, vì nước và không khí trong đất di chuyển trong những khoảng trống của đất, chất dinh dưỡng cho cây được huy động cũng như hoạt động của vi sinh vật đất cũng diễn ra chủ yếu trong những khoảng trống này. Vì vậy có thể nói độ phì đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp của đất. Độ xốp càng lớn thì đất càng tốt tạo điều kiện cho thực vật sinh trưởng và

phát triển tốt, hạn chế khả năng xói mòn. Dẫn liệu bảng 4.2 cho thấy, độ xốp trung bình ở 3 khu vực nghiên cứu tương đối đồng đều, biến động từ 50,47% - 54,03% được đánh giá ở mức độ xốp trung bình.

Phân tích một số tính chất lý hóa học đất cho thấy, đất tại khu vực nơi Gõ mật phân bố thuộc nhóm đất thịt trung bình, độ phì từ trung bình đến tốt, đất hơi chua đến chua, các chất dễ tiêu biến động từ trung bình đến tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)