Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm phân bố loài Gõ mật
4.1.2. Đặc điểm đất nơi Gõ mật phân bố tại KVNC
Tại khu vực Nam Cát Tiên, những quần thể Gõ mật xuất hiện trên những đồi thấp bán bình nguyên gợn sóng nhẹ; độ cao biến động từ 110 - 296m so với mặt biển, độ dốc không quá 100. Những quần thể Gõ mật được hình thành trên đất Feralit phát triển từ đá bazan (Fk) hoặc đá sét (Fs) thuộc nhóm đất đỏ, nâu đỏ và nâu đen có nhiều đá Tuf núi lửa lộ đầu chưa phong hóa hết… thể hiện bảng sau:
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp một số tính chất lý hóa học của đất tại KVNC OTC Độ sâu (cm) pH (KCl) Tổng số % Dễ tiêu mg/100g Tỷ trọng (g/cm3) Dung trọng (g/cm3) Độ xốp (%) Thành phần cấp hạt (%)
N P2O5 K2O N P2O5 K2O 2-0.02
mm 0.02- 0.0002 mm <0.0002 mm Núi Tƣợng 0-10 4.95 0.3 0.53 0.21 16.09 8.02 8.94 2.2 0.84 59.93 25.72 36.78 37.5 10- 30 4.01 0.22 0.21 1.12 11.88 5.91 8.02 2.37 1.14 51.17 19.67 48.31 32.02 30- 60 4.11 0.11 0.28 0.37 6.17 1.95 7.64 2.38 1.11 50.98 33.74 33.93 32.33 TB 4.36 0.21 0.34 0.57 11.38 5.29 8.20 2.32 1.03 54.03 26.38 39.67 33.95 Đạ Cộ 0-10 4.41 0.25 0.27 0.21 11.32 2.9 23.9 2.38 1.11 54.9 32.15 35.88 31.97 10- 30 3.8 0.21 0.15 1.25 10.08 4.76 12.8 2.38 1.14 52.3 14.66 46.58 38.76 30- 60 4.01 0.11 0.22 0.12 14.18 4.6 28.2 2.36 1.09 54 18.97 25.72 55.31 TB 4.07 0.19 0.21 0.53 11.86 4.09 21.6 2.37 1.11 53.73 21.93 36.06 42.01 Sa mách 0-10 4.43 0.24 0.48 0.21 12.48 7.51 35.7 2.38 1.37 55.4 32.74 30.32 36.94 10- 30 4.17 0.1 0.45 0.35 6.46 12.7 26.5 2.35 0.99 47.02 22.65 34.86 42.49 30- 60 4.01 0.09 0.14 0.62 7.98 4.1 10.2 2.23 1.21 49 31.26 35.39 33.35 TB 4.20 0.14 0.36 0.39 8.97 8.10 24.1 2.32 1.19 50.47 28.88 33.52 37.59 Về độ chua của đất pH(KCl):
Độ chua của đất là chỉ tiêu tính chất hóa học của đất, ảnh hưởng đến nhiều q trình lý hóa học và sinh học của đất. Độ chua của đất ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng chủ yếu thông qua việc trao đổi dinh dưỡng của thực vật đối với đất, khả năng trao đổi và hấp phụ các chất của đất phụ thuộc rất nhiều vào độ pH của đất. Đất càng chua càng ảnh hưởng xấu đến độ phì đất, quá trình hoạt động của vi sinh vật đất, quá trình sinh trưởng phát triển của thực vật,… Độ pH ảnh hưởng đến sự phân bố của lồi thực vật là nhiều hay ít là do biên độ sinh thái của mỗi một loài thực vật cụ thể ở đây là giới hạn về độ pH của lồi. Nhìn chung theo quy luật pH(KCl) có xu
hướng giảm theo độ sâu tầng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy pH(KCl) tại khu vực nghiên cứu biến động từ 4,07-4,36 điều đó chứng tỏ đặc điểm đất tại KVNC chua trung bình đến chua nhiều. Độ chua pH(KCl) trung bình tại khu vực Đạ Cộ pH(KCl) = 4,07 có trị số nhỏ nhất, cho thấy đất tại khu vực này có độ chua cao nhất. Tiếp đó là độ chua ở khu vực Sa Mách với pH = 4,20 và trị số pH(KCl) cao nhất ở khu vực Núi Tượng (pH=4,36), đây là khu vực có độ chua thấp nhất tại KVNC. Như vậy, đất tại khu vực nghiên cứu thuộc nhóm đất hơi chua trung bình đến chua thích hợp với các lồi cây trồng ưa đất chua. Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy, Gõ mật phân bố và thích nghi với nơi đất hơi chua đến chua.
Hàm lƣợng lân dễ tiêu (P2O5)
Hàm lượng Lân dễ tiêu trong đất là chỉ tiêu đánh giá độ dinh dưỡng của đất, đóng vai trị quan trọng trong q trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây. Ngồi ra, lân cịn tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng cho cây, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cây ra hoa kết quả, thiếu lân hạt lép hoặc quả khơng có hạt. Đất giàu lân là đất có độ phì cao và ngược lại đất có độ phì thấp là đất có ít lân. Lân chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt thơng qua q trình khống hóa vật rơi rụng của thảm thực vật.
Ở độ sâu tầng đất từ 10-30 cm, hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất so với các độ sâu còn lại. Cao nhất ở khu vực Sa Mách 12,7 mg/100g, tiếp đó là khu vực Núi Tượng với trị số hàm lượng lân dễ tiêu là 5,91 mg/100g,thấp nhất là khu vực Đạ Cộ với trị số 4,76 mg/100g. Hàm lượng lân dễ tiêu trung bình tại khu vực Đạ Cộ có chỉ số hàm lượng lân dễ tiêu thấp nhất 4,09 mg/100g, tiếp đó là khu vực Núi Tượng với 5,29 mg/100g, cao nhất ở khu vực Sa Mách với 8,10 mg/100g. Từ chỉ số trên hàm lượng lân dễ tiêu ở khu vực nghiên cứu rất nghèo đến nghèo.
Hàm lƣợng Kali dễ tiêu (K2O)
Trong đất thường đủ kali (trừ đất cát), song vì sự chuyển hóa từ kali khó tan sang dạng kali dễ tan thường không kịp thời để cung cấp cho cây. Cây sử dụng nhiều hay ít Kali phần lớn phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất. Kali ảnh hưởng trước tiên đến việc tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương,
nâng cao khả năng phân tán của chúng mà nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn, tăng cường tính chống rét và tăng cường khả năng kháng các bệnh nấm và vi khuẩn. Kali giúp cho cây tăng cường tổng hợp và tích lũy hàng loạt các vitamin, có vai trị quan trọng trong đời sống thực vật. Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất các bon và protein trong cây, làm tăng chi phí đường cho q trình hơ hấp, gây lép hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống.
Kết quả bảng 4.2 cho thấy, hàm lượngkali dễ tiêu ở các quần xã nghiên cứu biến động khá lớn. Ở lớp đất mặt (0-10 cm) tại khu vực Núi tượng hàm lượng kali dễ tiêu thấp nhất 8,94 mg/100g, đến khu vực Đạ Cộ 23,9 mg/100g, cao nhất là khu vực Sa Mách35,7 mg/100g. Hàm lượng kali dễ tiêu trung bình ở 3 khu vực có sự chênh lệch rất lớn cụ thể: ở khu vực Núi Tượng có trị số hàm lượng kali dễ tiêu chỉ đạt8,20 mg/100g, khu vực Đạ cộ 21,63 mg/100g; ở Sa Mách24,13 mg/100g. Như vậy, hàm lượng kali giàu nhất ở khu vực Sa Mách, tiếp đó là khu vực Đạ Cộ và nghèo nhất là khu vực Núi Tượng.
Hàm lƣợng đạm dễ tiêu (N)
Trong đất, hàm lượng Nitơ trung bình vào khoảng 0.1%, đạm chủ yếu ở dạng hữu cơ (khoảng 95%) trong thành phần của mùn. Vì vậy đất càng giàu mùn thì càng giàu đạm. Đạm là chỉ tiêu quan trọng đánh giá độ phì của đất và là nhân tố quan trọng nhất của dinh dưỡng đối với cây trồng, đạm đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng về sinh khối của cây trồng.
Kết quả bảng 4.2 cho thấy, hàm lượng đạm dễ tiêu trung bình ở 3 khu vực nghiên cứu tương ứng với loài Gõ mật phân bố nằm trong khoảng 8.97 mg/100g – 11,86 mg/100g. Theo thang đánh giá thì hàm lượng Ni tơ trong đất ở khu vực nghiên cứu ở mức giàu (cả 3 khu vực N > 6 mg/100g). Theo quy luật hàm lượng đạm dễ tiêu giảm dần theo đai độ cao.
Thành phần cơ giới của đất
Tỉ lệ các cấp hạt giữa các phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất được biểu thị theo phần trăm trọng lượng (%), được gọi là thành phần cơ giới đất hoặc còn được gọi là thành phần cấp hạt là chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá đất đai. Thành phần cơ giới đất ảnh hưởng tới các tính chất hố học, hố lý, lý học, các tính chất cơ lý… Đất có thành phần cơ giới nặng sẽ có khả năng giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn so với đất có thành phần cơ giới nhẹ. Tuy nhiên, khả năng thấm nước và thống khí lại kém hơn. Đất thịt có chế độ nước, nhiệt, khơng khí điều hồ thuận lợi cho các q trình lý hố xảy ra trong đất hơn so với đất sét và đất các, cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi trên loại đất này.
Kết quả nghiên cứu về thành phần các cấp hạt ở bảng 4.2 cho thấy, đối với cấp hạt cát (2 – 0,02 mm) ở các điểm nghiên cứu biến động lớn từ 14,66% - 33,74% ở cả 3 KVNC tỷ lệ cấp hạt trung bình tương đối giống nhau ở Núi Tượng 26,38%, Đạ Cộ 21,93%, Sa Mách 28,88%. Ở cấp hạt Limon (0,02 – 0,0002 mm) ở các khu vực nghiên cứu biến động từ 25,72% - 48,31%, trong đó chiếm thành phần lớn nhất ở khu vực Núi Tượng với 39,67% và nhỏ nhất ở khu vực Sa Mách với 33,52%; Đối với cấp hạt sét (< 0,0002 mm) biến động từ 31,97% - 55.31%, trong đó cấp hạt lớn nhất ở khu vực Đạ Cộ với tỷ lệ 42,01% và thấp nhất ở khu vực Núi Tượng với 33.95%. Căn cứ vào sơ đồ phân chia cấp hạt cơ giới của FAO cho thấy đất ở khu vực nghiên cứu đều thuộc đất thịt trung bình. Tại khu vực nghiên cứu có sự biến động về thành phần cơ giới tuy nhiên, sự biến động là không lớn, cả 3 khu vực nghiên cứu đều thuộc loại đất thịt trung bình.
Về độ xốp
Độ xốp của đất là tỷ lệ % các khe hở trong đất so với thể tích đất, nó phản ánh độ phì của đất rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp, vì nước và khơng khí trong đất di chuyển trong những khoảng trống của đất, chất dinh dưỡng cho cây được huy động cũng như hoạt động của vi sinh vật đất cũng diễn ra chủ yếu trong những khoảng trống này. Vì vậy có thể nói độ phì đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp của đất. Độ xốp càng lớn thì đất càng tốt tạo điều kiện cho thực vật sinh trưởng và
phát triển tốt, hạn chế khả năng xói mịn. Dẫn liệu bảng 4.2 cho thấy, độ xốp trung bình ở 3 khu vực nghiên cứu tương đối đồng đều, biến động từ 50,47% - 54,03% được đánh giá ở mức độ xốp trung bình.
Phân tích một số tính chất lý hóa học đất cho thấy, đất tại khu vực nơi Gõ mật phân bố thuộc nhóm đất thịt trung bình, độ phì từ trung bình đến tốt, đất hơi chua đến chua, các chất dễ tiêu biến động từ trung bình đến tốt.