Tổ thành tầng cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 72 - 74)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của loài Gõ mật

4.3.1.3. Tổ thành tầng cây tái sinh

Tổ thành cây tái sinh hiện nay chính là thế hệ cây trưởng thành trong tương lai. Tuy nhiên loài cây tái sinh này phát triển được nhờ chống chọi được hoàn cảnh rừng nơi nó sinh sống. Tổ thành cây tái sinh có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tính ổn định, bền vững, tính đa dạng sinh học của thực vật rừng, mối quan hệ giữa chúng với môi trường sống. Nghiên cứu tổ thành cây tái sinh để có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để điều chỉnh tổ thành cây tái sinh theo hướng có lợi trong kinh doanh, bảo tồn… Kết quả tổ thành cây tái sinh qua điều tra tại khu vực nghiên cứu thể hiện ở Bảng 4.11, hình 4.10 và phụ lục 07:

Bảng 4.11. Tổ thành cây tái sinh tự nhiên tại KVNC

TT Loài cây N (cây) N(%)

(1) (2) (3) (4) 1 Gõ mật 1313 17.42 2 Săng mã 500 6.64 3 Bằng lăng 406 5.39 4 Lộc vừng 406 5.39 5 Nhọc lá dài 375 5.01 6 Cọc rào 375 5.01 Cộng 6 loài 3374 44.86 38 Loài khác 4157 55.14 44 Tổng cộng 7531 100

Hình 4.10. Đồ thị mô tả kết cấu tổ thành tầng cây tái sinh tại KVNC

Phân tích số liệu ở Bảng 4.11 cho thấy, có 44 lồi cây gỗ bắt gặp tái sinh KVNC (Phụ lục 7). Mật độ tái sinh cao 7531 cây/ha (100%); trong đó Gõ mật là lồi ưu thế có tới (1313 cây/ha chiếm 17,4%), cịn lại 5 lồi đồng ưu thế (Săng mã, Bằng lăng, Lộc vừng, Nhọc lá dài, Cọc rào). Sáu loài ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 3.374 cây/ha hay 44,86%, trung bình 7,48%/lồi. Những lồi cây gỗ khác (38 lồi) đóng góp 4.157 cây/ha hay 55,14%; trung bình 1,45%/lồi.

Như vậy có thể thấy rằng Gõ mật tái sinh tự nhiên rất tốt, chiếm ưu thế so với các loài tái sinh khác. Điều này giúp chúng ta trong việc bảo tồn, phát triển loài Gõ mật trong tương lai tại khu vực phía Nam VQG Cát Tiên. Tuy nhiên chất lượng và cây triển vọng tái sinh của Gõ mật nơi đây rất thấp vì vậy cần phải có tác động phù hợp đến hồn cảnh rừng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Công thức tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu như sau:

1,7Gm+ 0,66Sm + 0,54 Bl + 0,54 Lv + 0,5 Nld + 0,5 Cr +6,02Lk(38 loài khác)

Ghi chú: Gm: Gõ mật; Sm: Săng mã; Bl: Bằng lăng; Lv: Lộc vừng; Nld: Nhọc lá dài; Cr: Cọc rào. 17.4 6.6 5.4 5.4 5 4.6 55.6 0 10 20 30 40 50 60

So sánh giữa thành phần cây mẹ và thành phần cây tái sinh dưới tán rừng (Phụ lục 04 và 07) cho thấy, có 44 lồi cây gỗ ở tầng trên bắt gặp tái sinh dưới tán rừng. Hệ số tương đồng giữa thành phần cây mẹ và thành phần cây tái sinh là 84,5%. Cây tái sinh Gõ mật chiếm tỷ lệ lớn tuy nhiên số lượng cây trưởng thành thấp (mỗi OTC tầng cây cao chỉ có từ 1-2 cây Gõ mật) điều đó chứng tỏ rằng tỷ lệ tái sinh tự nhiên của Gõ mật cao nhưng chất lượng tái sinh thấp. Với tiềm năng tái sinh tự nhiên của lồi Gõ mật thì tổ thành cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu hồn tồn có thể đáp ứng được mục tiêu chức năng, nhiệm vụ khôi phục, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên. Do đó, cần có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý: điều chỉnh tổ thành, mật độ cây tái sinh, loại bỏ những cây phi mục đích để tạo điều kiện khơng gian sống tốt nhất cho lồi mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)