(1) Nghiêm cấm mọi hình thức tác động tới hiện trạng quần thể Gõ mật hiện có tại khu vực phía Nam Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
(2) Loài Gõ mật thích hợp với những nơi có điều kiện lập địa tương tự với điều kiện của quần xã tự nhiên đã nghiên cứu được, cụ thể: thích hợp nhất với những nơi có đai độ cao từ 100 m – 200 mđộ dầy tầng đất trên 60cm có khả năng
thích nghi với các vùng núi đất. Đối với các khu vực phân bố của loài Gõ mật cho thấy, loài này thích nghi nhất ở khu vực Đạ Cộ, Tà Lài. Như vậy, kết hợp yếu tố đai độ cao và khu vực phân bố cho thấy khi đề xuất bảo tồn loài bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Trồng mới, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung,… cần lựa chọn những nơi có đai độ cao từ 100 m - 200 m và có điều kiện lập địa như ở khu vực Đạ Cộ, Tà Lài là điều kiện thuận lợi nhất để gây trồng bảo tồn loài Gõ mật. Đặc biệt loài Gõ mật thích nghi và sinh trưởng, phát triển tốt trên đất có kết cấu thịt trung bình đến đất thịt, độ phì từ trung bình đến tốt, đất hơi chua đến chua phát triển trên đá mẹ bazan hoặc sa phiến sét.
Kết quả phân tích đặc điểm phân bố loài Gõ mật theo kiểu rừng cho thấy, loài Gõ mật phân bố tập trung ở kiểu rừng thường xanh trung bình có nghĩa là loài này có khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở kiểu rừng này và giảm dần ở kiểu rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, rừng thường xanh giàu, rừng lô ô, thấp nhất là ở kiểu rừng hỗn giao tre nứa – gỗ và rừng thường xanh nghèo. Tuy nhiên số lượng Gõ mật tồn tại ở khu vực này còn rất ít vì vậy để phát triển loài này trong tương lai chúng ta cần có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để bảo tồn, phát triển loài tốt nhất ở tất cả các kiểu trạng thái rừng. Những khu vực cần trồng mới tại VQG Cát Tiên hằng năm thì nên ưu tiên trồng loài cây Gõ mật và các loài cây đặc hữu, cây gỗ quý để bảo tồn, giữ gìn và phát triển nguồn gen quý hiếm.
Khi nghiên cứu thành phần loài và mức độ thường gặp của các loài khác xuất hiện cùng với loài Gõ mật cho thấy nhóm loài rất hay gặp và chiếm ưu thế gồm có Gõ mật, Bằng lăng ổi, Trường vải, Bình linh ba lá, Bằng lăng đá, Bằng lăng nước, Thị rừng và Nhọc lá bóng. Vì vậy khi trồng rừng nên đưa những loài cây hỗn giao thường xuyên đi cùng với Gõ mật để giúp cho nó sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Qua phân tích cấu trúc mật độ và tầng thứ quần xã nơi có loài Gõ mật phân bố cho thấy Gõ mật là loài ưa sáng khi thành thục đồng thời chiếm ưu thế ở tầng vượt tán (A1), do số lượng loài Gõ mật tại KVNC còn rất ít vì vậy về cấu trúc tầng thứ chưa thể hiện được vai trò sinh thái của nó. Gõ mật thích hợp với mật độ trồng hỗn loài 420 cây/ha – 560 cây/ha. Do đó, khi quản lý, bảo tồn và phát triển loài cần lựa
chọn các loài chịu bóng nhằm tạo điều kiện để loài Gõ mật sinh trưởng và phát triển tốt nhất đồng thời hạn chế được sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng trong bảo tồn loài bằng biện pháp trồng mới rừng, trồng bổ sung rừng,…
Đối với tầng cây tái sinh ở trong tán và ngoài tán cây mẹ, Gõ mật đều chiếm tỷ lệ lớn so với các loài còn lại, tuy nhiên do hoàn cảnh rừng tác động khá lớn đến sự phát triển của lớp tái sinh cây Gõ mật còn rất hạn chế chưa tương xứng với tỷ lệ tái sinh tự nhiên của nó. Qua nghiên cứu tỷ lệ cây triển vọng của Gõ mật chiếm tỷ lệ rất thấp; Số lượng cá thể Gõ mật tái sinh tìm thấy trong 80 ODB là 42 cá thể, tuy nhiên số cây tái sinh triển vọng chỉ có 06 cá thể chỉ đạt 1,66%; Nguyên nhân do các cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu khá lớn, mật độ cao, tầng cây bụi, thảm tươi ở đây phát triển khá mạnh vì vậy các cây tái sinh phải vượt qua được hoàn cảnh rừng mới tồn tại và phát triển được; do côn trùng, các loài động vật thích ăn mầm cây, các cây con nên làm giảm đi số lượng của loài cây này, tầng thảm mục ở khu vực nghiên cứu khá dày hạn chế sự tiếp xúc của Hạt với đất làm cho chúng không có khả năng nảy mầm…Do đó, biện pháp bảo tồn và phát triển loài tốt nhất đối với tầng cây tái sinh bằng cách có biện pháp cần thêm biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động giảm bớt sự phát triển của tầng thảm tươi, tạo điều kiện cho cây con phát triển trong tương lai. Tuy nhiên đây là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, không được tác động thì cần quản lý, bảo vệ, tránh xâm hại vào rừng đảm bảo có thể bảo tồn và phát triển loài Gõ mật này tại KVNC; Đối với khu vực được phép tác động cần có biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp, giảm bớt số lượng cây tái sinh ít giá trị kinh tế và bảo tồn thấp; phát quang cây bụi, dây leo, thảm tươi tạo điều kiện tái sinh cho loài Gõ mật; trồng bổ sung đối với khu vực rừng nghèo, khu vực đất trống tăng số lượng, diện tích trồng để bảo tồn, phát triển loài tại đây.
(3) Cần có các nghiên cứu sâu về loài trong các giai đoạn gieo ươm và nuôi cấy mô.
(4) Cần phối hợp với các chuyên gia, các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, các viện nghiên cứu giống cây trồng lâm nghiệp để xây quy trình kỹ thuật
trồng, các mô hình trồng theo các phương thức khác nhau: Trồng thuần loài, hỗn loài, làm giàu rừng hay nông lâm kết hợp,…
(5) Cần phổ biến rộng trong cộng đồng dân cư về hình ảnh, công dụng của loài cây gỗ quý hiếm này để cùng tham gia bảo vệ, giữ gìn nguồn gen quý hiếm cho thế hệ mai sau.
(6) Để giảm được mất mát của rừng nói chung và cây Gõ mật nói riêng thì công tác bảo vệ, phát triển rừng cần được các cấp chính quyền quan tâm và chú trọng hơn nữa. Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng phải được đặt lên hàng đầu. Cần chú trọng quan tâm hơn đến chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ của lực lượng Kiểm lâm bảo vệ rừng.
(7) Tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức,
trách nhiệm của người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của toàn dân; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Chƣơng 5. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Gõ mật đã đạt được, đề tài rút ra một số kết luận sau:
(1) Đặc điểm phân bố loài Gõ mật
Loài Gõ mật (Sindora siamensis Teysm. ex Miq) tại khu vực phía Nam Vườn
quốc gia Cát Tiên phân bố tối thích ở đai độ cao từ 100 - 200 m; loài này tập trung chủ yếu ở 5 khu vực gồm: Đất Đỏ, Tà Lài, Sa Mách, Núi Tượng, Đạ Cộ.
Đặc điểm thổ nhưỡng nơi có loài Gõ mật phân bố thuộc nhóm đất thịt trung bình, độ phì từ trung bình đến tốt, đất hơi chua đến chua, các chất dễ tiêu biến động từ trung bình đến tốt.
Có 6 kiểu rừng mà loài Gõ mật phân bố bao gồm: Rừng tre nứa – gỗ, rừng gỗ thường xanh nghèo, rừng gỗ - tre nứa, rừng thường xanh trung bình, rừng lồ ô, rừng thường xanh giàu. Loài này phân bố tập trung ở kiểu rừng thường xanh trung bình.
Có tới 35 họ thực vật, 57 loài với tổng số 224 cá thể xuất hiện cùng với loài Gõ mật trong rừng tự nhiên. Có 7 loài ưu thế thường xuyên xuất hiện với Gõ mật: Bằng lăng ổi, Trường vải, Bình linh 3 lá, Dầu rái, Thị rừng, Bằng lăng nước, Nhọc lá bóng.
(2) Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Gõ mật phân bố
Số lượng cá thể trong OTC khá đa dạng biến động từ 14 - 34 loài trong đó số loài có mặt trong công thức tổ thành biến động từ 5 đến 6 loài. Gõ mật là loài cây ưu thế và đồng ưu thế gồm : Bằng lăng ổi, Dầu rái, Vỏ rộp, Nhọc, Máu chó lá nhỏ, Gõ đỏ, Lôi, Cầy.
Về Cấu trúc tầng thứ: Gõ mật là loài cây gỗ lớn chiếm tầng vượt tán (A1) trong quần xã, ưa sáng ở giai đoạn sinh trưởng thành. Các tầng A2, A3 vai trò sinh thái của nó chưa thể hiện rõ.
Mật độ chung của quần xã nơi có Gõ mật phân bố dao động từ 420 - 700cây/ha ở mức khá cao, trong khi đó mật độ Gõ mật tương đối thấp chỉ từ 10 -20 cây/ha. Độ tàn che biến động từ 0,69 – 0,82 ở mức cao.
(3) Đặc điểm tái sinh nơi có Gõ mật phân bố
Tái sinh tự nhiên: Tổ thành tái sinh tự nhiên nơi có loài Gõ mật phân bố có sự tương đồng so với tổ thành tầng cây cao. Mật độ tái sinh ở khu vực nghiên cứu cao 7.531 cây/ha; tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng 18,26%.
Tái sinh tự nhiên loài Gõ mật: Mật độ tái sinh của loài Gõ mật rất lớn đạt 1313 cây/ha điều đó chứng tỏ Gõ mật tái sinh tự nhiên rất tốt tuy nhiên phẩm chất cây gõ mật tái sinh có cây xấu chiếm tỷ lệ lớn 800 cây/ha chiếm 8,3%, cây trung bình 439 cây/ha chiếm 5,8%, cây tốt 250 cây/ha chiếm 3,3%; Tỷ lệ cây triển vọng của loài Gõ mật rất thấp chỉ đạt 1,66 %.
Đối với tầng cây bụi, thảm tươi ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là các loài Bánh dày, Bông trang, Ba chạc, Cau rừng, Chẩn, Trứng quốc, Tràng an, Tỳ bà rừng, Dây Móc Câu đằng, Mây, Trung quân, Dứa dại, Sâm cau, Sa nhân, Quyết thực vật, Gừng rừng, Riềng rừng,… có chiều cao trung bình từ 71- 122cm, mật độ và độ che phủ cao.
(4) Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Gõ mật
Gõ mật thích hợp với những nơi có độ cao từ 100 - 200 m, độ dầy tầng đất trên 60 cm có khả năng thích nghi tốt ở khu vực Đạ Cộ, Núi Tượng, Tà Lài nơi với các vùng núi đất có nguồn gốc từ đá mẹ phiến thạch set và đá bazan. Nên lựa chọn những nơi có điều kiện lập địa tương tự với vùng phân bố tự nhiên của loài này để tiến hành trồng mới, trồng bổ sung để bảo tồn phát triển loài có giá trị kinh tế cao và có vai trò quan trọng về mặt sinh thái tại KVNC. Đặc biệt Gõ mật có khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt cần phải có các biện pháp tác động đối với tầng thảm tươi để tạo điều kiện cây con sinh trưởng và phát triển.
Công tác quản lý bảo vệ rừng là một trong những yếu tố hết sức cần thiết để bảo vệ loài cây gỗ quý hiếm này.
5.2. Tồn tại
- Đề tài chưa nghiên cứu được các đặc điểm vật hậu và một số đặc điểm lâm sinh khác do thời gian nghiên cứu hạn chế .
- Đề tài mới chỉ nghiên cứu được khu vực phía Nam chưa nghiên cứu được các khu vực khác nên khả năng phân bố, độ cao của cây Gõ mật vẫn chưa bao quát hết.
5.3. Kiến nghị
Đề tài luận văn này đã phân tích được một số đặc điểm của đất , độ cao hình thành nên quần thể Gõ mật, kiểu rừng, thành phần loài cây thường xuất hiện cùng với Gõ mật; Đặc diểm lâm học về kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc, tình trạng tái sinh nơi có loài Gõ mật phân bố tại khu vực Phía Nam VQG Cát Tiên. Tác giả kiến nghị những ai quan tâm đến kiểu rừng này cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây:
- Tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm vật hậu; đặc điểm lâm học khác của loài Gõ mật tại VQG Cát Tiên để có thể có những kết quả toàn diện làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài tại đây.
- Nghiên cứu khả năng phân bố ở các đai độ cao khác tại khu vực phía Bắc và phía Tây của VQG Cát Tiên.
- Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm, trồng thử nghiệm loài Gõ mật là cơ sở để gây trồng và đưa loài này trở thành loài cây trồng rừng trong tương lai, góp phần bảo tồn nguồn gen, cung cấp gỗ…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An.
2. George N. Baur (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007),Sách Đỏ Việt Nam (phần II - Thực vật),NXB
Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009),Thông tư số 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/06/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, Hà Nội.
5. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi(Vương Tấn Nhị dịch), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
6. Vũ Văn Cần (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chõ đãi làm cơ sở công tác tạo giống trồng rừng ở VQG Cúc Phương, Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Hà Tây (cũ).
7. Võ Văn Chi (2003-2004), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1 &2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
9. Chính phủ Việt Nam (2006),Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.
10. Nguyễn Duy Chuyên (1995),Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53-56.
11. Nguyễn Thế Đặng và cộng sự (2007),Giáo trình Vật lý đất,NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
12. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
13. Đồng Sỹ Hiền (1974),Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt
Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
14. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, Số 2, tr. 3-4.
15. Vũ Tiến Hinh (2002), Điều tra rừng (giáo trình dùng cho sau đại học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2003), Cây cỏ Việt Namquyển 1-3, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
17. Lê Sỹ Hồng (2015), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay (Duabanga granddisflora Roxb. ex DC) tại tỉnh Bắc Cạn, Luận văn Tiến sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
18. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây Gỗ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (2003), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
20. Vũ Đình Huề (1969), Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên, Tập san lâm nghiệp,tr 28-30.
21. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội.
22. Bảo Huy (1993), Góp phần nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng nửa rụng lá - rụng lá ưu thế Bằng Lăng làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật khai thác, nuôi dưỡng ở Đắk Lắc - Tây Nguyên, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp,