Phân bố loài Gõ mật theo kiểu rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 53 - 54)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm phân bố loài Gõ mật

4.1.3. Phân bố loài Gõ mật theo kiểu rừng

Kiểu rừng (trạng thái rừng) là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của các lồi thực vật. Mỗi kiểu rừng khác nhau có cấu trúc tầng thứ, tổ thành, độ tàn che… khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, tái sinh của một loài. Qua kết quả điều tra về sự phân bố của Gõ mật kiểu rừng như sau:

Kết quả điều tra ghi nhận 6 loại rừng chính, nơi có lồi Gõ mật phân bố gồm: 1) Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất (HG2); 2) Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo (TXN); 3) Rừng hỗn giao gỗ-tre nứa tự nhiên núi đất (HG1); 4) Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX trung bình (TXB); 5) Rừng lồ ơ tự nhiên núi đất (LOO); 6) Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu (TXG). Chi tiết số lượng cá thể Gõ mật phân bố ở các kiểu rừng được mơ tả bằng hình 4.2 và phụ lục 2 sau:

Hình 4. 2. Biểu đồ phân bố loài Gõ mật theo kiểu rừng

0 5 10 15 20 25 30 0 10 20 30 40 50 60 HG2 TXN HG1 TXB LOO TXG Tỷ lệ (%) Số lượng

Từ hình 4.2 cho thấy, khi kiểu rừng khác nhau thì số lượng cá thể loài Gõ mật cũng sẽ khác nhau. Số lượng cá thể biến động từ 02- 28 cá thể ở mỗi kiểu rừng. Trong đó, ở kiểu rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình gọi tắt là rừng thường xanh trung bình (TXB) có số lượng lớn nhất với 28 cá thể chiếm 47,46%; Ở các kiểu rừng khác số lượng cá thế Gõ mật chỉ từ 2-11 cá thể cụ thể: phân bố kiểu rừng hỗn giao tre nứa- gỗ tự nhiên núi đất sau đây gọi là rừng tre nứa – gỗ (HG2) có số lượng 02 cá thể chiếm 3,39%; kiểu rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo sau đây gọi là thường xanh nghèo (TXN) có số lượng 03 cá thể chiếm 5,08%; kiểu rừng lồ ô tự nhiên núi đất gọi tắt là rừng lồ ô (LOO) với số lượng 07 cá thể chiếm 11,86%; kiểu rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự nhiên núi đất sau đây gọi tắt là rừng hỗn giao gỗ - tre nứa (HG1) với 08 cá thể chiếm 13,56%; kiểu rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG) với số lượng 11 cá thể chiếm 18,64%;.

Kiểu rừng khác nhau thì mức độ thích nghi phân bố của lồi Gõ mật là khác nhau. Tuy nhiên do số lượng cá thể Gõ mật tại khu vực nghiên cứu ít nên mức độ phản ánh chưa rõ ràng. Gõ mật phân bố nhiều nhất ở kiểu rừng thường xanh trung bình điều đó có nghĩa là lồi Gõ mật có khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở kiểu rừng này. Vì Gõ mật phân bố ở nhiều khu vực khác nhau nên đối với công tác bảo tồn và phát triển loài này bằng cách lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Xúc tiến tái sinh, khoanh nuôi, khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung ở những nơi rừng thường xanh trung bình, thường xanh giàu hoặc rừng hỗn giao gỗ - tre nứa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)