Đặc điểm tầng thảm tươi tại khu vực phân bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 74 - 75)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của loài Gõ mật

4.3.2. Đặc điểm tầng thảm tươi tại khu vực phân bố

Tầng cây bụi thảm tươi có tác dụng trong việc tạo nên tiểu hoàn cảnh rừng. Là nhân tố ảnh hưởng tới khả năng nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của lớp cây tái sinh - lớp thế hệ thay thế tầng cây cao khi già cỗi. Mối quan hệ sinh thái giữa lớp cây bụi thảm tươi và cây tái sinh đa dạng và phức tạp có khi là hỗ trợ để phát triển có khi kìm hãm, cạnh tranh, cây tái sinh buộc phải vượt qua được hồn cảnh này thì chúng mới tồn tại và phát triển trong tương lai.

Kết quả nghiên cứu tầng cây bụi, thảm tươi về loài cây, chiều cao, độ che phủ, số lượng lồi và tình hình sinh trưởng thể hiện bảng 4.12.

Bảng 4.12. Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi tại KVNC

Vị trí OBD

Trạng

thái Tên loài cây chủ yếu

Chiều cao Htb (cm) Độ che phủ (%) Số thể Trong tán cây mẹ Cây bụi, dây leo

Bánh dày, Bông trang, Ba chạc, Cau rừng, Chẩn, Trứng quốc, Trung Quân, Thu hải đường, dây Dất, dây Mã tiền, dây Mật, dây Móc câu cam, dây Móng bị lửa, dây Muồng, Duối leo, dây Móc câu đằng, táo gai

103 33 52

Thảm tươi

Cỏ ba lá, Dâu da đất, Dứa dại, Dương xỉ, Gừng rừng, Khoa lưa, Lấu, Mã tiền, Mật Nhân, Mây đỏ, Mây đuôi cá, Mây nếp, Môn thục, Quyết thực vật, rau ngót rừng, riềng

rừng, Sâm bồng bồng, Sâm cau hoa tím, Sâm đất, thiên tuế, tóc thần vệ nữ,

Ngồi tán cây mẹ Cây bụi, dây leo

Bánh dày, Bông trang, Cau rừng, Nưa, Trúc tiết, Chẩn, Hậu Phát, Lá Nhíp, Kim Cang, Quả lơng, Lấu, Nhám hơi, Thiên tuế, Trung Quân, Thu hải đường, Tràng an, Tỳ bà rừng, trọng đũa, dây Bánh ném, dây Dất, dây Hoàng đằng, Dây mã tiền, dây mật, Dây Móc Câu đằng, dây Muồng, dây Thài Lài, Trà dây

122 42 63

Thảm tươi

Mây đuôi cá, Cỏ lá, rau ngót rừng, riềng rừng, Dương xỉ, Dứa dại, Gừng rừng, Khoai lưa , Mã tiền, Mây đỏ, sa nhân, sâm cau hoa tím, sâm cau rễ đỏ, quyết thực vật

71 66 56

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Tầng thảm tươi đều xuất hiện các loài như: Riềng rừng, Cỏ ba lá, Gừng rừng, dứa dại, Mây, Dương xỉ,... Độ che phủ của tầng này biến động từ 63 - 66%. Chiều cao trung bình của tầng thảm tươi biến động từ 71-83cm. Vì vậy những lồi cây tái sinh có chiều cao dưới 100 cm thì coi như chúng bị ức chế hồn tồn bởi cây bụi, thảm tươi. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng có xu hướng giảm khi độ che phủ của lớp cây bụi thảm tươi tăng. Độ che phủ trung bình của tầng cây bụi là 37,5%, thảm tươi là 64,5%. Như vậy, tầng cây bụi, thảm tươi đó ảnh hưởng rõ rệt đến lớp cây tái sinh. Khi độ tàn che của rừng tăng thì độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi giảm, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng cũng tăng lên. Vì mục đích bảo tồn khi phải điều chỉnh độ tàn che của rừng, luỗng phát cây bụi, thảm tươi, dây leo để cây Gõ mật có điều kiện tái sinh. Khi cây bụi thảm tươi nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mật độ, chất lượng tái sinh của Gõ mật, hạt Gõ mật phát tán đi bị cây bụi thảm tươi cản trở không tiếp xúc được với đất nên không thể nảy mầm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)