Thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 41)

VQG Cát tiên nằm giữa hai vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ các luồng hệ thực vật, hệ động vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh Đông Nam Bộ, Việt Nam.

Hệ thực vật: thành phần các loài thực vật ưu thế thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae). Cho đến nay,VQG Cát Tiênđã xác định được 1.610 loài thực vật bậc cao có mạch với 724 chi, 162 họ, 75 bộ. Các loài cây quý hiếm (nguồn gien quý hiếm) gồm: 38 loài thuộc 13 họ, như Gõ đỏ, Cẩm lai, Giáng hương, Gõ mật, Cẩm thị, Cẩm xe, … có tên trong Sách Đỏ Việt Nam; Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa gồm: 22 loài trong 12 họ, như Thiên thiên Đồng Nai, Vệ tuyền ngọt thuộc họ Thiên lý,... được chia thành 5 kiểu rừng:

- Rừng lá rộng thường xanh: Ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu và họ Đậu như Dầu rái, Dầu lông, Sao đen, Cẩm lai Bà Rịa, Cẩm lai vú, Gõ đỏ, Giáng hương,...

- Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: Thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như Bằng lăng, Tung, Râm, Gáo tròn, trôm quạt, Bảy thừa,...

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và rừng nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ thường gặp là Bằng lăng, Căm xe, hai loài tre chủ yếu là lồ ô và mum.

- Rừng tre nứa thuần loại: là kiểu phụ thứ sinh nhân tác sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hóa, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển. Hai loài tre phổ biến là lồ ô và mum chúng tạo thành các khu rừng lớn, những nơi ngập nước chỉ có tre gai tồn tại.

- Thảm thực vật đất ngập nước: có diện tích đầm lầy lớn, mùa mưa rộng khoảng 2.500ha, mùa khô diện tích thu hẹp còn khoảng 100 – 150 ha, qua đó đã tạo nên một thảm thực vật đất ngập nước phong phú, điển hình là Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá.Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu Xiêm, các loài động thực vật thủy sinh, các loài chim nước, các loài cá nước ngọt. Các loài thú lớn như Heo rừng, Nai, Bò Tót,…cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khô. Thực vật ưu thế là các loài cây gỗ chịu nước như Đại phong tử, Lộc vừng, Săng đá xen lẫn với lau, lách, cỏ đế, lau sậy,...

Hệ động vật: Khu hệ động vật VQG Cát Tiên đa dạng và phong phú có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn và có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên. Thú: 113 loài thuộc 32 họ,12 bộ; Chim: 348 loài thuộc 64 họ, 18 bộ; Bò sát: 79 loài thuộc 17 họ và 4 phân họ, 4 bộ; Lưỡng cư: 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ; Cá trên 168 loài thuộc 29 họ, 9 bộ; Côn trùng: đã điều tra được 819 loài thuộc 58 họ, 10 bộ.

3.2. Điều kiên kinh tế xã hội

3.2.1. Khu dân cư

Vùng đệm VQG Cát Tiên có diện tích 728.756 ha, nằm trên địa bàn của 86 xã, thị trấn của 11 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắc Nông. Vùng chuyển tiếp gồm 53 xã, thị trấn bao quanh vùng đệm, diện tích 403.433ha.

VQG Cát Tiên có diện tích nằm trên địa bàn của 7 xã: Đắc Lua (huyện Tân Phú), Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu) thuộc tỉnh Đồng Nai; Đăng Hà (huyện Bù Đăng)

thuộc tỉnh Bình Phước; Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm), Phước Cát 2, Tiên Hoàng, Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) thuộc tỉnh Lâm Đồng. Những đặc điểm về dân số, dân tộc của các xã như sau:

Bảng 3.1. Dân số, dân tộc của các xã sống ven VQG Cát Tiên

Stt Tên xã Số hộ Số

khẩu Dân tộc

1 Đồng Nai Thượng 415 1.739 Mạ, Tày, Chil, Stiêng, Khmer, Kinh

2 Tiên Hoàng 775 3.151 Kinh, Dao, Tày, Mường, Châu Mạ

3 Phước Cát 2 594 2.727

Kinh, Tày, Nùng, Dao, Châu Mạ, Mường, Ê Đê, K Ho, Stiêng, Cao Lan, Chăm, Thái

4 Phú Lý 2.826 11.727 Kinh, Mường, Stiêng, Châu Mạ

5 Đắc Lua 1.559 6.878 Kinh, Mường, Tày

6 Đăng Hà 1.536 6.852

Kinh, Nùng, Tày, Hoa, Dao, H Mông, Thái Mường, Cao Lan, Sán Dìu, Kh Mer, Stiêng

Tổng 7.705 33.074

3.2.2. Kinh tế xã hội

Hoạt động kinh tế chính của người dân sống trong VQG Cát Tiên là Nông nghiệp chiếm khoảng 95-98%. Theo thống kê, khoảng 1.816,9 ha lúa nước chủyếu do người dân tộc kinh canh tác; người Kinh và một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng có kinh nghiệm làm vườn nhà, trồng các loài cây ăn trái, rau, củ, cây thuốc, kết hợp với chăn nuôi gia súc trong chuồng và nuôi cá. Trong khi phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng có tập quán du canh, du cư, phát nương làm rẫy, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Ngoài sản xuất lương thực người dân ở đây còn trồng các loài cây công nghiệp như điều, tiêu, dâu tằm.

Về chăn nuôi: chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô hộ gia đình tuy nhiên các loại dịch bệnh như lở mồm, long móng,dịch heo tai xanh, cúm gia cầm hay xảy ra... đồng thời giá thức ăn cao, khả năng phòng trừ dịch bệnh ở đây còn hạn chế,

diện tích đất chăn thả trâu bò ngày càng giảm, thị trường bấp bênh lợi nhuận thu được chăn nuôi giảm...

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ít phát triển, không có các khu công nghiệp, cơ sở gia công, chế biến lớn có khả năng thu hút lao động địa phương, nông nhàn, đây là khó khăn lớn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm của các địa phương theo hướng Nông – Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Thu nhập người dân địa phương thấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó trồng trọt chiếm từ 60-80% tổng thu nhập, năng suất thấp, bình quân thu nhập từ 270.000đ/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao thể hiện bảng 3.2:

Bảng 3.2. Thu nhập và tỷ lệ đói nghèo

Hạng mục ĐVT Bình quân Phân theo xã Đồng Nai Thượng Tiên Hoàng Phước Cát 2 Phú Lý Đắc Lua Đăng Hà Thu nhập BQ hộ/ năm 1.000đ/ năm 27.775 24.000 31.000 28.850 34.300 34.000 14.500 Tỷ lệ hộ nghèo % 10,63 4,11 7,87 19,86 2,12 11,00 18,80 Các phương tiện giáo dục và y tế ở hầu hết các thôn và cộng đồng sống trong Vườn đều thiếu thốn. Mỗi xã có một trạm xá thường là nhà cấp 4, thiết bị nghèo nàn, lực lượng cán bộ y tế địa phương còn yếu và thiếu. Những bệnh thông thường là sốt rét, bệnh phổi, bướu cổ, tiêu hóa kém, các bệnh ngoài gia và mắt đỏ.Một số thôn có 1-3 lớp tiểu học, nhưng các thiết bị, phương tiện giáo dục còn thiếu, tỷ lệ mù chữ ở đây còn rất cao có thôn lên tới 80%.

3.3. Những tác động của vùng đệm đối với công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG Cát Tiên VQG Cát Tiên

Chiều dài đường ranh giới của VQG Cát Tiên khoảng 250 km, khu vực giáp với tỉnh Đắc Nông và tỉnh Bình Phước không có đường tuần tra, lại ở cạnh sông Đồng Nai lực lượng kiểm lâm ít nên việc đi lại, tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng rất khó khăn.

Di dân tự do, gia tăng dân số, phân bố trên quy mô rộng, phân tán trên các xã địa bàn vùng đệm rất khó quản lý và kiểm soát.

Các hoạt động trái phép xâm hại vào rừng rừng không tuân theo quy luật, hình thức ngày càng tinh vi, thường chọn thời điểm vào lúc ban đêm.

Những địa phương có đường ranh giới với VQG Cát Tiên là sông Đồng Nai, có đất sản xuất nông nghiệp, các cụm dân cư nằm sát ranh thì các hoạt động xâm phạm vào rừng thường là: Khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng, chăn thả gia súc vào VQG, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy.

Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng Cao su tại các xã thuộc vùng đệm của VQG Cát Tiên thuộc huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước gây ra sức ép rất lớn đối với VQG Cát Tiên do không còn đất sản xuất nông lâm nghiệp, người dân không có vốn đầu tư trồng Cao su, từ đó đã gia tăng các hoạt động xâm phạm trái phép vào rừng của VQG Cát Tiên vì sinh kế, việc làm.

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng khu vực xung quanh VQG Cát Tiên đã tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại, giao lưu hàng hóa, điều kiện sinh hoạt, ăn ở, khám chữa bệnh, học hành của con em, nhưng điều đó cũng làm gia tăng tình trạng xâm nhập trái phép vào VQG Cát Tiên.

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm phân bố loài Gõ mật

4.1.1. Đặc điểm phân bố loài Gõ mật theo độ cao

Loài cây thường phân bố, tồn tại và phát triển ở một độ cao và thường sinh sống với một số loài nhất định. Qua quá trình khảo sát thực địa, phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm công tác tại VQG Cát Tiên xác định 16 tuyến tại khu vực nghiên cứu nơi Gõ mật phân bố. Kết quả điều tra trên 16 tuyến về số lượng cá thể Gõ mật và độ cao phân bố được tổng hợp bảng 4.1.

Bảng 4.1. Bảng phân bố của Gõ mật tại các tuyến điều tra

TT

tuyến Tên tuyến Độ cao (m)

Số lƣợng cá

thể bắt gặp Ghi chú

1 Sa Mách – Suối ràng 196 1

200-300 3

2 Bàu – Bo Bo 140-145 5

3 Núi Tượng – Cơ Động 2 126-143 2

4 Đường giao thông tiểu khu 27 118-130 3

5 Du lịch 130 2 6 Đạ Cộ 1 130-145 3 7 Đạ Cộ 2 120-144 6 8 Đạ Cộ 3 120 1 9 Thác trời 120-125 6 10 Vườn thực vật 1 120-195 5 11 Vườn thực vật 2 192-223 4 12 Vườn thực vật 5 211-218 2 13 Tà Lài – Đất Đỏ 145-180 16 14 Đất Đỏ 1

Không phát hiện cá thể Gõ mật nào

15 Đất Đỏ 2

16 Bàu Sấu

Qua bảng 4.1 ta thấy, trên 16 tuyến điều tra tại khu vực Nam Cát Tiên đều có chung một đặc điểm là độ cao tuyệt đối chỉ vào khoảng từ 100- 300m (số liệu ghi nhận thông qua máy định vị GPS), và độ dốc bình quân 8.20

độ nhưng cục bộ là khu vực Sa Mách Suối Ràng có độ dốc cao nhất với sự xuất nhiện nhiều đỉnh đồi bát úp có độ cao tới 300m khu vực này cũng là khu vực có độ cao cao nhất trong các tuyến điều tra. Các khu vực còn lại có độ cao trong khoảng từ 100 - 200m và có độ dốc trung bình 6.40.

Tổng số cá thể Gõ mật điều tra được trên các tuyến là 59 cá thể, số lượng cá thể được ghi nhận trải đều trên các tuyến điều tra mặc dù số lượng cá thể xuất hiện trên tuyến không nhiều và không đều nhau. Địa điểm tập trung nhất tại khu vực Đạ Cộ, Tà Lài có độ cao từ 120-160m so với mức nước biển có tới 16 cá thể phân bố trên một tuyến. Tuy nhiên có 3 tuyến điều tra không gặp cá thể Gõ mật nào.

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy Gõ mật tại khu vực này phân bố rộng, tuy nhiên số lượng cá thể ghi nhận được rất ít chỉ có 59 cá thể, được phân bố ở đai độ cao từ 100 - 300 m. Trong đó đai tập trung ở đai độ cao từ 100 – 150m bắt gặp 33 cá thể chiếm 55,93% có thể thấy rằng ở đai độ cao này loài Gõ mật sinh trưởng và phát triển phân bố nhiều nhất, đai độ cao được xem là tối thích của loài Gõ mật tại khu vực phía Nam VQG Cát Tiên; đai độ cao từ 150 - 200m bắt gặp 17 cá thể đây cũng được coi là đai độ cao có số lượng Gõ mật phân bố nhiều chiếm 28,81% ; ở đai độ cao từ 200 - 250m bắt gặp 08 cá thể chiếm 13,56%, số lượng Gõ mật ít hơn rất nhiều so với hai đai độ cao trên; thấp nhất là đai độ cao từ 250 - 300m chỉ bắt gặp 01 cá thể chiếm 1,7%. Các đai độ cao dưới 100m và trên 300m chưa bắt gặp cá thể Gõ mật nào phân bố.

Từ thực tế phân bố của quần thể cây Gõ mật, tôi đã lập được bản đồ phân bố loài cây Gõ mật đã được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu lên bản đồ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển loài cây gỗ quý hiếm tại Vườn Quốc gia Cát Tiên nói chung và Việt Nam nói riêng (Hình 4.1).

4.1.2. Đặc điểm đất nơi Gõ mật phân bố tại KVNC

Tại khu vực Nam Cát Tiên, những quần thể Gõ mật xuất hiện trên những đồi thấp bán bình nguyên gợn sóng nhẹ; độ cao biến động từ 110 - 296m so với mặt biển, độ dốc không quá 100. Những quần thể Gõ mật được hình thành trên đất Feralit phát triển từ đá bazan (Fk) hoặc đá sét (Fs) thuộc nhóm đất đỏ, nâu đỏ và nâu đen có nhiều đá Tuf núi lửa lộ đầu chưa phong hóa hết… thể hiện bảng sau:

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp một số tính chất lý hóa học của đất tại KVNC OTC Độ sâu (cm) pH (KCl) Tổng số % Dễ tiêu mg/100g Tỷ trọng (g/cm3) Dung trọng (g/cm3) Độ xốp (%) Thành phần cấp hạt (%)

N P2O5 K2O N P2O5 K2O 2-0.02

mm 0.02- 0.0002 mm <0.0002 mm Núi Tƣợng 0-10 4.95 0.3 0.53 0.21 16.09 8.02 8.94 2.2 0.84 59.93 25.72 36.78 37.5 10- 30 4.01 0.22 0.21 1.12 11.88 5.91 8.02 2.37 1.14 51.17 19.67 48.31 32.02 30- 60 4.11 0.11 0.28 0.37 6.17 1.95 7.64 2.38 1.11 50.98 33.74 33.93 32.33 TB 4.36 0.21 0.34 0.57 11.38 5.29 8.20 2.32 1.03 54.03 26.38 39.67 33.95 Đạ Cộ 0-10 4.41 0.25 0.27 0.21 11.32 2.9 23.9 2.38 1.11 54.9 32.15 35.88 31.97 10- 30 3.8 0.21 0.15 1.25 10.08 4.76 12.8 2.38 1.14 52.3 14.66 46.58 38.76 30- 60 4.01 0.11 0.22 0.12 14.18 4.6 28.2 2.36 1.09 54 18.97 25.72 55.31 TB 4.07 0.19 0.21 0.53 11.86 4.09 21.6 2.37 1.11 53.73 21.93 36.06 42.01 Sa mách 0-10 4.43 0.24 0.48 0.21 12.48 7.51 35.7 2.38 1.37 55.4 32.74 30.32 36.94 10- 30 4.17 0.1 0.45 0.35 6.46 12.7 26.5 2.35 0.99 47.02 22.65 34.86 42.49 30- 60 4.01 0.09 0.14 0.62 7.98 4.1 10.2 2.23 1.21 49 31.26 35.39 33.35 TB 4.20 0.14 0.36 0.39 8.97 8.10 24.1 2.32 1.19 50.47 28.88 33.52 37.59 Về độ chua của đất pH(KCl):

Độ chua của đất là chỉ tiêu tính chất hóa học của đất, ảnh hưởng đến nhiều quá trình lý hóa học và sinh học của đất. Độ chua của đất ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng chủ yếu thông qua việc trao đổi dinh dưỡng của thực vật đối với đất, khả năng trao đổi và hấp phụ các chất của đất phụ thuộc rất nhiều vào độ pH của đất. Đất càng chua càng ảnh hưởng xấu đến độ phì đất, quá trình hoạt động của vi sinh vật đất, quá trình sinh trưởng phát triển của thực vật,… Độ pH ảnh hưởng đến sự phân bố của loài thực vật là nhiều hay ít là do biên độ sinh thái của mỗi một loài thực vật cụ thể ở đây là giới hạn về độ pH của loài. Nhìn chung theo quy luật pH(KCl) có xu

hướng giảm theo độ sâu tầng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy pH(KCl) tại khu vực nghiên cứu biến động từ 4,07-4,36 điều đó chứng tỏ đặc điểm đất tại KVNC chua trung bình đến chua nhiều. Độ chua pH(KCl) trung bình tại khu vực Đạ Cộ pH(KCl) = 4,07 có trị số nhỏ nhất, cho thấy đất tại khu vực này có độ chua cao nhất. Tiếp đó là độ chua ở khu vực Sa Mách với pH = 4,20 và trị số pH(KCl) cao nhất ở khu vực Núi Tượng (pH=4,36), đây là khu vực có độ chua thấp nhất tại KVNC. Như vậy, đất tại khu vực nghiên cứu thuộc nhóm đất hơi chua trung bình đến chua thích hợp với các loài cây trồng ưa đất chua. Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy, Gõ mật phân bố và thích nghi với nơi đất hơi chua đến chua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)