Đặc điểm phân bố loài Gõ mật theo độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 46 - 49)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm phân bố loài Gõ mật

4.1.1. Đặc điểm phân bố loài Gõ mật theo độ cao

Loài cây thường phân bố, tồn tại và phát triển ở một độ cao và thường sinh sống với một số lồi nhất định. Qua q trình khảo sát thực địa, phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm công tác tại VQG Cát Tiên xác định 16 tuyến tại khu vực nghiên cứu nơi Gõ mật phân bố. Kết quả điều tra trên 16 tuyến về số lượng cá thể Gõ mật và độ cao phân bố được tổng hợp bảng 4.1.

Bảng 4.1. Bảng phân bố của Gõ mật tại các tuyến điều tra TT

tuyến Tên tuyến Độ cao (m)

Số lƣợng cá

thể bắt gặp Ghi chú

1 Sa Mách – Suối ràng 196 1

200-300 3

2 Bàu – Bo Bo 140-145 5

3 Núi Tượng – Cơ Động 2 126-143 2

4 Đường giao thông tiểu khu 27 118-130 3

5 Du lịch 130 2 6 Đạ Cộ 1 130-145 3 7 Đạ Cộ 2 120-144 6 8 Đạ Cộ 3 120 1 9 Thác trời 120-125 6 10 Vườn thực vật 1 120-195 5 11 Vườn thực vật 2 192-223 4 12 Vườn thực vật 5 211-218 2 13 Tà Lài – Đất Đỏ 145-180 16 14 Đất Đỏ 1

Không phát hiện cá thể Gõ mật nào

15 Đất Đỏ 2

16 Bàu Sấu

Qua bảng 4.1 ta thấy, trên 16 tuyến điều tra tại khu vực Nam Cát Tiên đều có chung một đặc điểm là độ cao tuyệt đối chỉ vào khoảng từ 100- 300m (số liệu ghi nhận thông qua máy định vị GPS), và độ dốc bình quân 8.20

độ nhưng cục bộ là khu vực Sa Mách Suối Ràng có độ dốc cao nhất với sự xuất nhiện nhiều đỉnh đồi bát úp có độ cao tới 300m khu vực này cũng là khu vực có độ cao cao nhất trong các tuyến điều tra. Các khu vực cịn lại có độ cao trong khoảng từ 100 - 200m và có độ dốc trung bình 6.40.

Tổng số cá thể Gõ mật điều tra được trên các tuyến là 59 cá thể, số lượng cá thể được ghi nhận trải đều trên các tuyến điều tra mặc dù số lượng cá thể xuất hiện trên tuyến không nhiều và không đều nhau. Địa điểm tập trung nhất tại khu vực Đạ Cộ, Tà Lài có độ cao từ 120-160m so với mức nước biển có tới 16 cá thể phân bố trên một tuyến. Tuy nhiên có 3 tuyến điều tra khơng gặp cá thể Gõ mật nào.

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy Gõ mật tại khu vực này phân bố rộng, tuy nhiên số lượng cá thể ghi nhận được rất ít chỉ có 59 cá thể, được phân bố ở đai độ cao từ 100 - 300 m. Trong đó đai tập trung ở đai độ cao từ 100 – 150m bắt gặp 33 cá thể chiếm 55,93% có thể thấy rằng ở đai độ cao này lồi Gõ mật sinh trưởng và phát triển phân bố nhiều nhất, đai độ cao được xem là tối thích của lồi Gõ mật tại khu vực phía Nam VQG Cát Tiên; đai độ cao từ 150 - 200m bắt gặp 17 cá thể đây cũng được coi là đai độ cao có số lượng Gõ mật phân bố nhiều chiếm 28,81% ; ở đai độ cao từ 200 - 250m bắt gặp 08 cá thể chiếm 13,56%, số lượng Gõ mật ít hơn rất nhiều so với hai đai độ cao trên; thấp nhất là đai độ cao từ 250 - 300m chỉ bắt gặp 01 cá thể chiếm 1,7%. Các đai độ cao dưới 100m và trên 300m chưa bắt gặp cá thể Gõ mật nào phân bố.

Từ thực tế phân bố của quần thể cây Gõ mật, tôi đã lập được bản đồ phân bố lồi cây Gõ mật đã được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu lên bản đồ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển loài cây gỗ quý hiếm tại Vườn Quốc gia Cát Tiên nói chung và Việt Nam nói riêng (Hình 4.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)