Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 33 - 35)

2.3.2.2.1.Phương pháp điều tra thu thập số liệu theo tuyến.

Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình, tuyến được lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn.

Các tuyến điều tra có chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng. Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon có màu dễ nhận biết.

Căn cứ vào điều kiện thời gian cùng như về nhân lực, vật lực cần thiết phục vụ công tác điều tra, nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung của đề tài đề ra nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời gian và các điều kiện cần thiết khác. Công tác chuẩn bị nội nghiệp đóng góp một phần rất quan trọng, sau khi xem xét tất cả các yếu tố có liên quan như: Hiện trạng tài nguyên rừng Khu BTTN Xuân Liên, điều kiện địa hình và các công trình nghiên cứu trước, cán bộ khoa học- kỹ thuật đã nhiều năm làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu BTTN Xuân Liên, chúng tôi xác lập các tuyến điều tra.

Tuyến điều tra được vạch trên bản đồ và đi qua các Tiểu khu rừng có thực vật Ngành thông phân bố thuộc Khu BTTN Xuân Liên. Khi gặp sự phân bố của đối tượng điều tra, đề tài mở rộng điều tra sang 2 bên tuyến. Đề tài đã điều tra trên 20 tuyến với tổng chiều dài 109,53 km; cụ thể như sau:

Tuyến 1: Trạm Kiểm lâm Bản Vịn - Khu vực Huối Cò

Tuyến 2: Trạm Kiểm lâm Bản Vịn - Khu vực Cây Sa mộc di sản Tuyến 3: Khu vực Cây Sa mộc di sản- đỉnh Pat Sa Voi

Tuyến 4 : Đỉnh Patsavoi - Suối Trại keo

Tuyến 5 : Trạm vịn - Khu vực đỉnh Suối Thác Tiên Tuyến 6 : Trạm vịn - Lán ông thường - Pù nậm mua

Tuyến 7 : Tổ chốt Chiềng - lán Phong Sai- Lán ông thường Tuyến 8 : Tổ chốt Chiềng- Đỉnh dông Pà phấng

Tuyến 9 : Đỉnh dông Pà phấng-Lán ong

Tuyến 10 : Trạm KL Bản Lửa-Khu vực Làng Nàng

Tuyến 11 : Trạm KL Bản Lửa-Làng Khong-Hón Hích-Hón cà Tuyến 12 :Hón mong - Khu vực Pù Khóe

Tuyến 13 : Hón mong - Khu vực Pù Cố

Tuyến 14 : Hón mong - Khu vực chân Pù gió tiểu khu 512 Tuyến 15 : Trạm Kiểm lâm Hón Can - Đỉnh thác mù Tuyến 16 : Trạm Kiểm lâm Hón Can - Chân thác mù Tuyến 17 : Trạm Kiểm lâm Hón Can - Lán đàn bà

Tuyến 18 : Trạm Kiểm lâm Hón Can đến Lán đàn bà - Đỉnh Pù gió Tuyến 19 : Trạm Kiểm lâm Sông Khao - Vũng đính - Đỉnh Pù gió Tuyến 20: Trạm Kiểm lâm Sông Khao- Khu vực làng Đai cũ 2.3.2.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu trong điều tra lâm học.

a/ Điều tra cá thể tầng cây cao.

- Điều tra, thu thập tiêu bản đo tính tất cả các cá thể loài hạt trần được tìm thấy có đường kính ngang ngực (D1.3) lớn hơn hoặc bằng 6cm.

- Đo D1.3 bằng thước kẹp kính

- Đo chiều cao vút ngọc (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước đo cao Blummleiss.

- Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo hai chiều Đông Tây- Nam Bắc.

Đối với những cây khó tới gần (do địa hình hiểm trở) sử dụng phương pháp mục trắc theo kinh nghiệm từ những cây đã đo.

b/ Điều tra, đo đếm cây tái sinh.

- Điều tra các loài hạt trần tái sinh tự nhiên theo tuyến.

Thiết lập các ô dạng bản kích thước 4m2 (2m x 2m) quanh gốc cây mẹ theo bốn hướng, 04 ô trong tán, 04 ô ngoài tán.

- Xác định 20 ô nhỏ (2x2m) dọc theo đường chéo của ô tiêu chuẩn (đối với loài Pơ mu). Trong các ô nhỏ cần ghi các thông tin:

+ Số lượng cây mầm và cây con của các loài cây gỗ ở các tầng trên. + Độ che phủ đất của tầng thực bì.

Như vậy thuộc phạm vi đề tài này, chúng tôi đưa ra 03 phương pháp điều tra cây tái sinh khác nhau và căn cứ vào tình hình thực tế mà việc điều tra có thể áp dụng một phương pháp hay áp dụng tổng hợp hai, ba phương pháp khác nhau cho một loài.

c/ Xác định sự phân bố theo đai cao.

Sử dụng định vị toàn cầu (GPS) để xác định độ cao phân bố của từng cá thể các loài hạt trần. Căn cứ vào kết quả điều tra sự phân bố của các loài và bản đồ địa hình đã được số hoá theo các độ cao khác nhau để phân chia theo các đai cao phù hợp và chính xác.

2.3.2.2.3. Phương pháp thu mẫu và xử lý sơ bộ mẫu ngoài thực địa

Các mẫu thu phải có đủ của các bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh sản và được gắn Etyket để ghi lại các thông tin sơ bộ ngoài thực địa, mẫu thu được sẽ được kẹp trong giấy báo khổ A3 và nẹp tạm thời bằng kẹp mắt cáo bằng gỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)