Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 35 - 37)

Ép mẫu: Trước khi sấy mẫu cần ép phẳng trên giấy báo dày, đảm bảo phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu.

Sấy mẫu và tẩm mẫu: Mẫu mang về sau khi ép cần được sấy ngay. Khi sấy chú ý để mẫu dựng đứng để nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô.

Phân tích mẫu: Sử dụng phương pháp chuyên gia: phân tích theo họ, chi. So mẫu với bộ mẫu chuẩn tại Khu BTTN Xuân Liên và Trường Đại học Lâm nghiệp, xác định tên loài dựa vào các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả.

2.3.2.4. Phương pháp xây dựng danh lục và đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật Ngành Thông.

Xây dựng danh lục thực vật ngành Thông: Danh lục thực vật nghành Thông được sắp xếp theo hệ thống phân loại của Takhtadjan năm 2009. Áp dụng các hướng dẫn để đánh giá tính đa dạng hệ thực vật được Nguyễn Nghĩa Thìn tổng hợp và giới thiệu trong “ Phương pháp nghiên cứu thực vật” 2005.

Đa dạng về mặt phân loại của hệ thực vật ngành Thông theo hướng dẫn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2005).

Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật ngành Thông:

Xác định các quần xã thực vật rừng được tiến hành theo hệ thống phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng (1978).

Để đánh giá về đa dạng thực vật và cấu trúc tổ thành thực vật ngành Thông tiến hành phân tích số loài cây gỗ (s/ha), số cá thể của mỗi loài (Ni/ha) và của lâm phần (N/ha).

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh

+ Mật độ cây tái sinh: Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích.

Nghiên cứu đa dạng các giá trị bảo tồn thực vật ngành Thông: Sách đỏ Việt Nam 2007, IUCN 2012, Nghị định 32/NĐ-CP (2006) và các phụ lục của CITES

Sử dụng các cấp đánh giá của Sách đỏ Việt Nam, 2007 (Phần II-Thực vật), các tiêu chuẩn đánh giá của IUCN (2012), quy định của pháp luật Việt Nam tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ và Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)