Dẻ tùng sọc trắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 78 - 81)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học một số loài thực vật

4.4.3. Dẻ tùng sọc trắng

- Tên phổ thông: Dẻ tùng sọc trắng - Tên địa phương: Sam bông

- Tên khoa học: Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger. - Họ thực vật: Thông đỏ (Taxaceae).

Hình 4.4. Cây Dẻ tùng sọc trắng Hình 4.5. Cây tái sinh Dẻ Tùng sọc trắng

Cây gỗ lớn, tán trãi rộng, cao đến 35-40m, đường kính ngang ngực 1,0- 1,2m; vỏ màu nâu xám, nứt mảnh; lá mọc đối chéo chữ thập nhưng do gốc vặn nên xếp thành 2 dãy, lá hình mác, đôi khi cong hình lưỡi liềm, dài 3-11cm, rộng 6- 10mm, chót nhọn, màu trên xanh đậm, mặt dưới có 2 dải màu trắng bạc.

Là loài phân tính khác gốc; nón cái đơn độc, mọc từ nách lá của các chồi ngắn, áo hạt khi chín màu đỏ, nón hình bầu dục và rủ trên cuống dài đến 2 cm, hạt và áo hạt dài đến 2,5 cm và có đuờng kính 1,5 cm, hạt hơi nhô ra, chín trong năm sau, khi chín nhăn. Nón đực thành cặp hay thành chùm (2) 3 (5) ở ngọn các cành nhỏ, dài 5-6,5 cm, mỗi lá tiều bào tử có 2-5 túi phấn. Hạt: hình bầu dục trứng ngược, dài đến 2,5 cm với đường kính 1,3 cm, tím đỏ khi chín, rụng xuống đất khi chín [37].

a/ Đặc điểm phân bố

Tại khu BTTN Xuân Liên, phát hiện được 11 cá thể ở 3 tuyến điều tra thuộc khu vực đỉnh Pù Gió. Đó là:

- Tuyến số 14 (Hón mong- Khu vực chân Pù Gió) thuộc tiểu khu 512, độ cao 1390 m. Đây là tuyến phát hiện được 05 cá thể Dẻ Tùng Sọc trắng

(Amentotaxus argotaenia); có cá thể có đường kính ngang ngực tới 100 cm,

cao 43m.

- Tuyến số 18 (Trạm Kiểm lâm Hón Can đến Lán đàn bà- Đỉnh Pù gió ) phát hiện 02 cá thể Dẻ tùng sọc trắng, độ cao 1.395m, chiều cao vút ngọn của cây = 25m, đường kính ngang ngực = 50 cm.

- Tuyến 19 (Trạm Kiểm lâm Sông Khao- Vũng đính- Đỉnh Pù Gió), phát hiện 04 cá thể Dẻ tùng sọc trắng, độ cao 1.386m, chiều cao vút ngọn của cây = 23m, đường kính ngang ngực = 30 cm.

b/ Đặc điểm sinh thái

Trong phạm vi khu BTTN Xuân Liên, Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus

và khe núi có độ cao trên 1.300m, độ ẩm tương đối thấp khoảng 50- 70%. Loại rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp.

Loài này thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ

Dẻ (Fagaceae) như chi Dẻ (Quercus), Chẹo tía (E.spicata var.spicata), các loài thuộc họ Côm (Elacocarpaceae) như Côm tầng (Elacocarpus dubius), họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Sao mặt quỷ (Hopea mollissima) ....

c/ Khả năng tái sinh

Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia) chỉ bắt gặp ở 3 tuyến điều

tra tại khu vực đỉnh Pù Gió thuộc lâm phần của tiểu khu 516, mật độ tái sinh theo tuyến 1,51cây/ha, phù hợp với tình hình tái sinh của loài này, kết quả điều tra tái sinh của Dẻ tùng sọc trắng thể hiện ở bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6. Tái sinh tự nhiên Dẻ tùng sọc trắng theo tuyến

Đơn vị tính: cây Chỉ tiêu Tuyến điều tra Tuyến gặp Dẻ tùng sọc trắng Hvn (cm) theo từng cấp Tổng cộng <50 51- 100 >100 Số lượng 20 3 9 1 10 Tỷ lệ % 15 90 10 100

Qua kết quả điều tra cho thấy: Có 10 cá thể Dẻ tùng sọc trắng

(Amentotaxus argotaenia) tái sinh, trong đó có 9 cây tái sinh <50 cm chiếm 90

%, không có cây tái sinh ở cấp chiều cao 51-100cm, bắt gặp duy nhất 1 cây tái sinh có cấp chiều cao >1m. Từ thực tế đó có thể rút ra nhận xét là tại khu vực nghiên cứu Dẻ tùng sọc trắng tái sinh rất khó khăn, đó là áp lực rất lớn cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây hạt trần này.

* Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm

Tái sinh của loài Dẻ tùng sọc trắng đi kèm với các loài cây lá rộng như

loài Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), Re Hương (Cinamomun

parthenoxylon), Chẹo tía (E.spicata var.spicata), Dẻ cau (Quercus fleuhy),

Sồi (Lithocarpus dussandi), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Re (Cinnamomum iners)... điều này cũng phù hợp với tổ thành loài cây đi kèm

trong tầng cây cao. Sự đi kèm này là cơ sở để đề xuất các biện pháp trồng rừng hỗn giao loài cây này trong tương lai phục vụ cho công tác bảo tồn hay trồng rừng. Dẻ tùng sọc trắng tại khu vực nghiên cứu có tái sinh tự nhiên chồi và hạt bình thường, thể hiện ở một số cây Dẻ tùng sọc trắng trưởng thành, cây già có tái sinh chồi phát triển tốt, đồng thời cây con tái sinh hạt phát triển tốt ở giai đoạn cây mạ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)