Thực trạng quản lý, bảo tồn trên cơ sở quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 64 - 67)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Hiện trạng bảo tồn các loài thực vật Ngành Thông tại khu BTTN

4.3.1. Thực trạng quản lý, bảo tồn trên cơ sở quy hoạch

Theo Quyết định số 2405/QĐ-UBND ngày ngày 12/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển

bền vững Khu BTTN Xuân Liên đến năm 2020 thì Khu bảo tồn có tổng diện tích 23.815,5 ha, gồm 3 phân khu:

Phân khu BVNN: Diện tích quy hoạch: 10.455,5 ha. Bao gồm các tiểu khu: 481, 484, 485, 486, 487, 489, 495, 497, 498, 499, 505, 507 thuộc địa bàn xã Bát Mọt, Yên Nhân với diện tích 9.399,7 ha và tiểu khu 516 thuộc xã Vạn xuân với diện tích 1.055,8 ha.

- Đặc điểm rừng và đa dạng sinh học: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt hội tụ đầy đủ những đặc trưng và tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Điều đó được thể hiện rõ thông qua lớp thảm thực vật rừng phân bố cả trên đai rừng á nhiệt đới núi thấp và đai rừng nhiệt đới núi thấp. Diện tích đất có rừng chiếm gần 100% tổng diện tích của phân khu. Toàn bộ diện tích rừng ở phân khu này là rừng tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn. Đây là vùng phân bố chủ yếu của các loài thực vật quý hiếm như Pơ Mu, Bách Xanh, Sa Mu, Giẻ Tùng sọc trắng... Khu hệ động vật với các loài quý hiếm của khu bảo tồn cũng tập trung chủ yếu ở khu vực này như Hổ, Vượn đen, Voọc xám,...

Chức năng nhiệm vụ: Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng và đất rừng trong phân khu với các hệ thực vật, hệ động vật rừng và cảnh quan. Nghiên cứu, điều tra và gắn các giải pháp bảo tồn đến loài cho các quần thể các loài động, thực vật rừng; đặc biệt là quần thể các loài, về động vật có Vượn đen má, trắng, Voọc Xám, các loài Mang, các loài Khỉ và về thực vật có các loài quí hiếm trong ngành hạt trần cổ như Pơ mu, Sa mu, Bách Xanh... hiện đang sinh sống trong phân khu này để xác định khả năng còn tồn tại trong tự nhiên của các loài này để xây dựng giải pháp bảo tồn thích hợp, hiệu quả.

Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích: 11.960,2 ha. Bao gồm các tiểu khu 487, 494, 496, 499, 500, 501, 502, 504, 507, 512, 513, 515, 519, 520, 521 thuộc các xã Lương Sơn, Yên Nhân và Vạn Xuân.

- Đặc điểm rừng và đa dạng sinh học: Trạng thái rừng chủ yếu là rừng nghèo kiệt, rừng non phục hồi, rừng hỗn giao, rừng nứa, rừng trồng hỗn giao và một số ít trạng thái rừng trung bình bị tác động nhẹ. Diện tích đất trống cây gỗ rải rác có khả năng phục hồi tốt thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.

- Chức năng nhiệm vụ: Bảo vệ bằng được các diện tích rừng hiện có, nghiêm cấm chặt phá cây rừng, săn bắt động vật rừng. Khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tự nhiên; cải tạo, làm giầu rừng tự nhiên, rừng trồng bằng các loài cây bản địa…nhằm nhanh chóng phục hồi hệ sinh thái rừng, mở rộng vùng hoạt động sống của động vật rừng, tạo cảnh quan đẹp phục vụ du lịch sinh thái và du lịch tâm linh. Cho phép phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch thiết yếu, không phát triển với quy mô lớn. Hướng dẫn khách du lịch và người dân cùng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các điểm du lịch sinh thái.

Phân khu hành chính dịch vụ: Diện tích: 1.399,8 ha. Bao gồm các tiểu khu 509, 513 và 517 thuộc xã Vạn Xuân và Xuân Cẩm. Chức năng nhiệm vụ: Xây dựng khu cơ quan hành chính của KBT, hạ tầng giao thông gắn tổ chức các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch vui chơi giải trí, thể thao, bán hàng lưu niệm. Xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã, cơ sở nghiên cứu sưu tầm các loài cây quý hiếm; các mô hình nông lâm trình diễn kết hợp cải tạo cảnh quan ven hồ phục vụ du lịch sinh thái. Mở rộng vườn thực vật để lưu giữ nguồn gien các loài cây quý và có giá trị kinh tế.

Như vậy theo quy hoạch thì khu vực bảo vệ nghiêm ngặt đã được xây dựng, trong đó có vùng phân bố và quần thể các loài thực vật Ngành Thông. Quy hoạch này đã giúp xác định ranh giới, phạm vi hoạt động bảo tồn được diễn ra nhiều hơn và các tác động xấu đến khu vực này cũng bị hạn chế và

giảm vì thế tạo kiện đảm bảo an toàn cho quần thể thực vật Ngành Thông phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 64 - 67)