Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 50 - 54)

Chương I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.6. Điều kiện kinh tế xã hội

3.6.1. Dân tộc và dân số

- Khu BTTN Xuân Liên nằm trên địa bàn 5 xã với 3 dân tộc anh em cùng sinh sống. Các thông tin về dân số và thành phần dân tộc các xã này được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 3.5. Thống kê dân số và thành phần dân tộc các xã vùng đệm Xã

Dân số Thành phần dân tộc

(người)

Số hộ Số khẩu Thái Kinh Mường

Xã Bát Mọt 730 3.436 2.829 600 8 Xã Yên Nhân 1.077 4.879 4.017 851 11 Xã Lương Sơn 1.919 8.468 6.972 1478 19 Xã Xuân Cẩm 880 3.894 3.206 680 9 Xã Vạn Xuân 1.245 5.418 4.461 945 12 Cơ cấu (%) 100 82,33 17,45 0,22 Tổng cộng 5.851 26.095 21.484 4.554 57

Cộng đồng dân cư là đồng bào dân tộc ít người chiếm 82,55%. Các dân tộc đã có quá trình cộng cư lâu đời giao lưu cả về kinh tế, văn hoá và hôn nhân, nhưng vẫn bảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hoá dân gian truyền thống. Đây là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo cần phải được gìn giữ và bảo tồn.

Dân cư trong vùng phân bố trên 39 thôn bản, thuộc địa bàn 5 xã vùng KBTTN. Theo số liệu niên giám thống kê của huyện Thường Xuân đến ngày 31/12/2012 tổng dân số hiện đang sinh sống trên có 26.095 người; bình quân từ 4,5 người/hộ, trong đó nam là: 13.198 người chiếm 50,58%, nữ là 12.896 người chiếm 49,42%. Mật độ dân số bình quân là 39 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình năm là 8,7%. Hiện tại có 11 thôn giáp ranh khu bảo tồn/5 xã trong vùng quy hoạch có dân số 9.284 người. Số lao động là 3.392 người chiếm tỉ lệ 36,54% dân số, ngành nghề chủ yếu là lĩnh vực nông lâm nghiệp (chiếm gần 98%) và chưa qua đào tạo nghề. Trong đó có ba dân

tộc sinh sống: Dân tộc Thái chiếm 82,33%, dân tộc Kinh chiếm 17,45%, dân tộc Mường chiếm 0,22%.

Nhìn chung tuy có lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động thủ công trong lĩnh vực nông nghiệp, các hoạt động mang tính thời vụ. Hệ số sử dụng lao động thấp dẫn đến lực lượng lao động nhàn rỗi trong năm chiếm khoảng hơn 20%. Thời gian sử dụng lao động trong nông thôn bình quân đạt 189 ngày/người/năm. Đây là thách thức lớn đối với các cấp chính quyền hiện nay, đồng thời cũng là cơ hội về nguồn nhân lực khi thực hiện các chương trình trên địa bàn.

3.6.2. Các hoạt động sản xuất

Tập quán canh tác của người dân trong vùng còn lạc hậu, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất thấp. Sự lấn chiếm đất rừng để canh tác nương rẫy vẫn còn xảy ra ở hầu hết các thôn, bản trong vùng. Việc khai thác gỗ, săn bắn thú rừng, đốt ong, hái măng và thu hái các loài lâm sản ngoài gỗ trái phép vẫn xảy ra khá phổ biến và ăn sâu vào suy nghĩ của người dân.

3.6.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ đạo trong nền kinh tế của 05 xã khu BTTN Xuân Liên, tuy nhiên do tập quán canh tác sản xuất của người dân còn lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả mang lại còn rất thấp.

Trồng trọt: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 5 xã là: 2.952,32 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích lúa nước + màu là 0,07 ha/người. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 7.185,8 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 275 kg/năm. Diện tích lúa nước phân bố không đều trong các xã, hàng năm có một số thôn lương thực còn thiếu ăn cục bộ 1-2 tháng đời sống còn gặp nhiều khó khăn, cần phải tạo việc làm thông qua các mô hình, dự án nông lâm nghiệp để thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích. Ngoài các cây trồng chính, trong khu vực còn

có một số loài cây rau đậu với diện tích là 42,5 ha chủ yếu là tự cung tự cấp, đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình và nhân dân quanh vùng, chưa hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.

Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi có nhịp độ tăng trưởng khá, tỷ trọng về

giá trị chăn nuôi chiếm khá cao trong sản xuất nông nghiệp, theo thống kê năm 2012 tổng số đàn trâu là: 7.134 con, đàn bò 1.991 con, đàn lợn 5.250 con, Nhím 54. Ngoài ra còn hàng chục ngàn con gia cầm các loại. Chăn nuôi được phát triển trong các hộ gia đình chủ yếu là nhốt + chăn dắt, cắt cỏ, cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp thực phẩm tại chỗ, các vùng lân cận.

3.6.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp là thế mạnh của huyện Thường Xuân nói chung và 05 xã khu BTTN Xuân Liên nói riêng. Với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 56.236,2 ha trong đó diện tích rừng sản xuất là 19.426,7 ha. Những năm gần đây nhờ chính sách của Nhà nước mở rộng và các chương trình dự án của KBT mà sản xuất lâm nghiệp từ khâu cải thiện giống và tập huấn các biện pháp kỹ thuật cho người dân làm tăng năng suất cây trồng. Trồng rừng chủ yếu một số loài cây như Luồng, Keo đang được bà con sản xuất theo hướng thâm canh rừng. Kết quả phát triển rừng trên địa 5 xã vùng đệm gắn với thực chính sách phát triển rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg từ 2009 đến 2015 đã trồng 2.560 ha với các loài cây Keo, luồng, Cao su gắn các đề án phát triển kinh tế của địa phương; đến năm 2013 đã có 03 xã Vạn Xuân, Lương Sơn và Xuân Cẩm cơ bản đã hoàn thành việc trồng rừng sản xuất trên địa bàn. Tuy lâm nghiệp đang là thế mạnh của vùng nhưng cơ sở chế biến lâm sản lại chưa phát triển, chỉ có một vài cơ sở sơ chế lâm sản thô nhưng quy mô còn rất nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 50 - 54)