Giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng các thông vùng đệm thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 67 - 68)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Hiện trạng bảo tồn các loài thực vật Ngành Thông tại khu BTTN

4.3.3. Giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng các thông vùng đệm thành

lập tổ bảo vệ rừng thôn bản

Hàng năm, Khu bảo tồn đã tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng 11 thôn bản với diện tích 17.500 ha với tổng kinh phí là 2,7 tỷ đồng từ nguồn vốn Chi trả dịch vụ môi trường rừng và vốn theo Quyết định 24/QĐ- TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng. Diện tích rừng này nằm trong trong khu BVNN và PHST và nằm rải rác trên địa bàn các xã trong và giáp Khu bảo tồn. Giao khoán bảo vệ rừng cho người dân địa phương đã thấy được kết quả rõ rệt là diện tích và chất lượng rừng đã được tốt hơn, số lần vi phạm vào khu vực được giao cho người dân đã hạn chế rất nhiều. Kết quả của việc đưa người dân tham gia bảo vệ rừng thông qua khoán khoanh nuôi tái sinh và khoán bảo vệ rừng đã thấy rõ rệt là việc khai thác rừng đã được kiểm soát, mầu xanh rừng được nâng lên, nhận thức của người dân có sự thay đổi

tiến bộ sau khi được tham gia vào tuần tra, bảo vệ rừng và thu nhập của các cá nhân tham gia trực tiếp cũng được tăng.

Cho đến hết năm 2015, Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên đã thành lập được 11 tổ bảo vệ rừng thôn bản ở 11 thôn thuộc vùng đệm khu Bảo tồn, với số lượng thành viên tham gia 180 người. Đây là một nỗ lực vượt bậc và là một phương án bảo tồn khả thi vì đã liên kết được người dân tham gia trực tiếp bảo vệ rừng và tăng cường được lực lượng bảo tồn trong giai đoạn hiện nay.

Hầu hết các thành viên trong Tổ bảo vệ rừng ở thôn, bản là người dân địa phương, có năng lực, sực khỏe và có lòng nhiệt tình tham gia bảo vệ rừng. Các thành viên này sẽ là những nhân tố tích cực trong việc thu thập thông tin từ thôn bản về các hoạt động xâm hại hay ý thức bảo tồn của người dân địa phương.

Năm 2015, Tổ bảo vệ rừng thôn, bản đã cùng Kiểm lâm viên địa bàn tiến hành 980 cuộc kiểm tra, kiểm soát trên 31 tiểu khu trên toàn khu bảo tồn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn 18 vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 67 - 68)