Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học một số loài thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 73)

hiếm thuộc Ngành Thông tại khu vực nghiên cứu.

4.4.1. Pơ mu

- Tên phổ thông: Pơ mu

- Tên khoa học: Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas.

- Họ thực vật: Hoàng đàn (Cupressaceae).

Hình 4.1. Cây Pơ mu Hình 4.2. Cây Pơ mu tái sinh Cây gỗ lớn thường xanh, có chiều cao 25-30m hoặc hơn, đường kính ngang ngực đạt tới 150-200 cm, thân thẳng, tán lá hình tháp, có màu xanh thẩm. Cành mang lá dẹp, mặt trên lá có màu lục thẩm, mặt dưới màu xanh

nhạt. Nón cái trưởng thành hình cầu, khi chín tách thành 5-8 đôi vảy, mỗi quả có 10-12 hạt, hạt có 2 cánh lệch [37].

a/ Đặc điểm phân bố

Tại khu BTTN Xuân Liên, trên tổng số 20 tuyến điều tra bắt gặp Pơ mu

(Fokienia hodginsii) tại 11 tuyến có phân bố từ độ cao 800 m trở lên, nhưng

phân bố khá phổ biến từ độ cao trên 1.000m, tập trung ở các sườn núi hoặc đỉnh núi và đường dông thuộc các Tiểu khu 484, 489, 497 ở khu vực Bản Vịn (xã Bát Mọt) và tiểu khu 512, 516 (xã Vạn Xuân) thuộc khu BTTN Xuân Liên. Tuyến gặp Pơ mu nhiều nhất là Tuyến số 04: Đỉnh Patsavoi- Suối Trại keo: Có 11 cây Pơ mu, đường kính lớn nhất là 2,9 m; đây cũng là tuyến có cây Di sản Pơ mu.

b/ Đặc điểm sinh thái

Pơ mu (Fokienia hodginsii) có thể thấy ở độ cao trên 800m so với mặt

nước biển; sự có mặt của Pơ mu ở những khu vực sườn dông và đỉnh núi thuộc khu vực Trạm Kiểm lâm bản Vịn, Lán Ong, Hang Ong, Trại Keo thì độ dốc tương đối thấp từ 80-150, còn ở những khu vực đường dông thuộc Pù Gió, Pù Nậm Mua thì độ dốc tương đối lớn từ 200- 350. Đất ở khu vực có Pơ mu phân bố

thường là đất Feralit mùn có tầng thảm mục rất dày, Pơ mu chiếm tầng vượt tán của lâm phần.

Ở khu BTTN Xuân Liên, Pơ mu thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây

lá rộng thuộc các họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Thầu dầu

(Euphoribiaceae),... Tầng cây bụi dưới tán rừng gồm Trọng đũa (Ardisia

aciphylla), Chè đuôi hoa (Camellia caudata), các loài Chân chim thuộc họ Ngũ

gia bì...; tầng thảm tươi gồm Dương xỉ (Cyathea contaminans), Ráy (Alocasia

c/ Khả năng tái sinh

Đối với một loài cây, mật độ tái sinh phản ánh được tình trạng tự nhiên của lâm phần nghiên cứu đã thành thục sinh sản hay chưa, nó cũng phản ảnh được khả năng thích nghi của loài cây đối với hoàn cảnh tiểu khí hậu trong khu vực. Đối với loài Pơ mu tại khu vực nghiên cứu, do số lượng cá thể cây trưởng thành còn nhiều, từ thực tế địa hình khu vực nghiên cứu, song song với điều tra cây trưởng thành tôi tiến hành điều tra tái sinh cây tái sinh tại 20 tuyến, kết quả thu được trong bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5. Tái sinh tự nhiên Pơ mu theo tuyến

Đơn vị tính: cây Chỉ tiêu Tuyến điều tra Tuyến gặp Pơ mu Hvn (cm) theo từng cấp Tổng cộng <50 51-100 >100 Số lượng 20 9 62 38 0 100 Tỷ lệ % 45 62 38 0 100

Qua kết quả điều tra cho thấy Pơ mu (Fokienia hodginsii) là loài có số lượng

cây tái sinh tự nhiên tương đối tốt, mật độ tái sinh theo tuyến 5 cây/tuyến; trong đó Pơ mu tái sinh chủ yếu là cây dưới < 50 cm, chiếm 62 %, từ 51-100 cm, chiếm 38 %; không thấy cây tái sinh >100 cm.

Từ đó có thể thấy rằng khu vực nghiên cứu Pơ mu tái sinh rất khó khăn, như vậy trong tương lai sẽ có nhiều mối quan ngại về sự suy giảm của loài này và vấn đề bảo tồn loài cây này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

* Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm

Qua điều tra các ô dạng bản dưới tán cây mẹ, chúng tôi nhận thấy một số loài cây khác cũng tái sinh và luôn đi kèm với loài Pơ mu đó là: Dẻ lá tre

(Quercus bambusaefolia), Dẻ cau (Quercus fleuhy), Sồi (Lithocarpus

dussandi), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Côm tầng (Elaeocarpus dubius),

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy

rằng trong tự nhiên Pơ mu không thấy có tái sinh chồi, một số cây Pơ mu bị khi thác trái phép hoặc chết đứng không thấy chồi phát triển, cây Pơ mu tái sinh điều tra được hoàn toàn là tái sinh hạt.

4.4.2. Loài Sa mu

- Tên phổ thông: Sa mu

- Tên địa phương: Sa mu dầu, Ngọc Am.

- Tên khoa học: Cunninghamia konishii Hayata. - Họ thực vật: Bụt mọc (Taxodiaceae).

Hình 4.3. Cây Sa Mu tại Khu bảo tồn

Cây gỗ đứng có tán hình tháp, thân thẳng, phân cành cao, chiều cao cây tới 50m và đường kính ngang ngực tới 2,5m hoặc hơn. Vỏ màu đỏ nâu, nứt thành các vảy mỏng, vỏ trong vàng nhạt hay tía, có mùi thơm. Lá tập trung dày ở đỉnh, hình lưỡi mác, dài 2-3 cm, rộng 0,5 cm, mép lá hơi có răng cưa, có 2 giải trên 2 mặt nhưng chủ yếu ở mặt dưới. Nón đực có nhiều ở đầu cành, có nhiều vảy màu xanh ở gốc. Nhị 3-4 bao phấn màu nâu vàng. Nón cái hình cầu hay hình trứng, màu nâu hơi đỏ, dài 2-2,5cm, rộng 1,3cm. Nón cái gồm nhiều lá noãn dạng vẩy, mỗi lá noãn có 3 hạt có cánh [37].

a/ Đặc điểm phân bố

Tại khu BTTN Xuân Liên, trong tổng số 20 tuyến điều tra, xác định được 6 tuyến có phân bố của Sa mu, mọc rải rác ở các vị trí:

Tuyến số 01: Có 05 cây Sa mu, đường kính lớn nhất đạt 1,61m Tuyến số 03: Có 03 cây Sa mu, đường kính lớn nhất đạt 0,75 m

Tuyến số 04: Đỉnh Patsavoi - Suối Trại keo: Có 19 cây Sa mu, đường kính lớn nhất đạt 3,7 m; đây là tuyến có nhiều Sa mu nhất, cũng là tuyến có cây Di sản Sa mu.

Tuyến số 06: Trạm Vịn - Lán ông Thường - Pù nậm mua: Có 3 cây Sa mu, đường kính lớn nhất đạt 1,8 m;

Tuyến số 8: Tổ chốt Chiềng - Đỉnh dông Pà phấng: Có 3 cây Sa mu, đường kính lớn nhất đạt 1,5 m;

Tuyến số 9: Đỉnh dông Pà phấng-Lán ong: Có 02 cây Sa mu, đường kính 0,95 m;

Như vậy, Sa mu phân bố tương đối hẹp ở khu BTTN Xuân Liên điểm thấp nhất ở độ cao 1020 m, điểm cao nhất là 1450 m thuộc Bản Vịn, xã Bát Mọt.

b/ Đặc điểm sinh thái

Sa mu (Cunninghamia konishii) phân bố ở rừng kín thường xanh chủ yếu

cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp trong khu BTTN Xuân Liên, mọc ở độ cao trên 800m, loại đất Feralit mùn có tầng thảm mục rất dày, Sa mu chiếm tầng vượt tán của lâm phần. Rừng nơi có Sa mu được chia thành 4-5 tầng, Sa mu luôn chiếm

tầng vượt tán, hỗn giao với Pơ mu (Fokienia hodginsii) và một số loài cây như Dẻ cau (Quercus fleuhy), Côm tầng (Elaeocarpus dubius), Trâm vối (Syzyium

cuminii) De Hương (Cinamomun parthenoxylon) và một số loài cây khác

thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Họ Re (Lauraceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Thầu dầu (Euphoribiaceae),... Tầng cây bụi dưới tán rừng gồm Trọng đũa

(Ardisia aciphylla), Ớt rừng (Micromelum falcatum), các loài Chân chim thuộc

(Alocasia macrorrltiza), Sặt (Arundiaria sat), các loài Cỏ thuộc họ Hòa thảo

(Poaceae)...

c/ Khả năng tái sinh

Kết quả điều tra tái sinh không phát hiện có Sa mu (Cunninghamia

konishii) tái sinh tự nhiên dưới tán rừng tại tất cả các điểm phân bố, phù hợp

với nhận định của các chuyên gia trong nước và ngoài nước đó là: Sa mu rất khó tái sinh ngoài tự nhiên , đồng thời phù hợp với thực tiễn tái sinh trong khu vực do với thảm thực bì dày, hạt Sa mu không tiếp đất nên không thể nảy mầm, phát triển thành cây bình thường. Điều này đặt ra cho chúng ta nhiều mối quan ngại về sự suy giảm của loài trong tương lai và vấn đề bảo tồn loài cây này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

4.4.3. Dẻ tùng sọc trắng

- Tên phổ thông: Dẻ tùng sọc trắng - Tên địa phương: Sam bông

- Tên khoa học: Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger. - Họ thực vật: Thông đỏ (Taxaceae).

Hình 4.4. Cây Dẻ tùng sọc trắng Hình 4.5. Cây tái sinh Dẻ Tùng sọc trắng

Cây gỗ lớn, tán trãi rộng, cao đến 35-40m, đường kính ngang ngực 1,0- 1,2m; vỏ màu nâu xám, nứt mảnh; lá mọc đối chéo chữ thập nhưng do gốc vặn nên xếp thành 2 dãy, lá hình mác, đôi khi cong hình lưỡi liềm, dài 3-11cm, rộng 6- 10mm, chót nhọn, màu trên xanh đậm, mặt dưới có 2 dải màu trắng bạc.

Là loài phân tính khác gốc; nón cái đơn độc, mọc từ nách lá của các chồi ngắn, áo hạt khi chín màu đỏ, nón hình bầu dục và rủ trên cuống dài đến 2 cm, hạt và áo hạt dài đến 2,5 cm và có đuờng kính 1,5 cm, hạt hơi nhô ra, chín trong năm sau, khi chín nhăn. Nón đực thành cặp hay thành chùm (2) 3 (5) ở ngọn các cành nhỏ, dài 5-6,5 cm, mỗi lá tiều bào tử có 2-5 túi phấn. Hạt: hình bầu dục trứng ngược, dài đến 2,5 cm với đường kính 1,3 cm, tím đỏ khi chín, rụng xuống đất khi chín [37].

a/ Đặc điểm phân bố

Tại khu BTTN Xuân Liên, phát hiện được 11 cá thể ở 3 tuyến điều tra thuộc khu vực đỉnh Pù Gió. Đó là:

- Tuyến số 14 (Hón mong- Khu vực chân Pù Gió) thuộc tiểu khu 512, độ cao 1390 m. Đây là tuyến phát hiện được 05 cá thể Dẻ Tùng Sọc trắng

(Amentotaxus argotaenia); có cá thể có đường kính ngang ngực tới 100 cm,

cao 43m.

- Tuyến số 18 (Trạm Kiểm lâm Hón Can đến Lán đàn bà- Đỉnh Pù gió ) phát hiện 02 cá thể Dẻ tùng sọc trắng, độ cao 1.395m, chiều cao vút ngọn của cây = 25m, đường kính ngang ngực = 50 cm.

- Tuyến 19 (Trạm Kiểm lâm Sông Khao- Vũng đính- Đỉnh Pù Gió), phát hiện 04 cá thể Dẻ tùng sọc trắng, độ cao 1.386m, chiều cao vút ngọn của cây = 23m, đường kính ngang ngực = 30 cm.

b/ Đặc điểm sinh thái

Trong phạm vi khu BTTN Xuân Liên, Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus

và khe núi có độ cao trên 1.300m, độ ẩm tương đối thấp khoảng 50- 70%. Loại rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp.

Loài này thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ

Dẻ (Fagaceae) như chi Dẻ (Quercus), Chẹo tía (E.spicata var.spicata), các loài thuộc họ Côm (Elacocarpaceae) như Côm tầng (Elacocarpus dubius), họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Sao mặt quỷ (Hopea mollissima) ....

c/ Khả năng tái sinh

Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia) chỉ bắt gặp ở 3 tuyến điều

tra tại khu vực đỉnh Pù Gió thuộc lâm phần của tiểu khu 516, mật độ tái sinh theo tuyến 1,51cây/ha, phù hợp với tình hình tái sinh của loài này, kết quả điều tra tái sinh của Dẻ tùng sọc trắng thể hiện ở bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6. Tái sinh tự nhiên Dẻ tùng sọc trắng theo tuyến

Đơn vị tính: cây Chỉ tiêu Tuyến điều tra Tuyến gặp Dẻ tùng sọc trắng Hvn (cm) theo từng cấp Tổng cộng <50 51- 100 >100 Số lượng 20 3 9 1 10 Tỷ lệ % 15 90 10 100

Qua kết quả điều tra cho thấy: Có 10 cá thể Dẻ tùng sọc trắng

(Amentotaxus argotaenia) tái sinh, trong đó có 9 cây tái sinh <50 cm chiếm 90

%, không có cây tái sinh ở cấp chiều cao 51-100cm, bắt gặp duy nhất 1 cây tái sinh có cấp chiều cao >1m. Từ thực tế đó có thể rút ra nhận xét là tại khu vực nghiên cứu Dẻ tùng sọc trắng tái sinh rất khó khăn, đó là áp lực rất lớn cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây hạt trần này.

* Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm

Tái sinh của loài Dẻ tùng sọc trắng đi kèm với các loài cây lá rộng như

loài Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), Re Hương (Cinamomun

parthenoxylon), Chẹo tía (E.spicata var.spicata), Dẻ cau (Quercus fleuhy),

Sồi (Lithocarpus dussandi), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Re (Cinnamomum iners)... điều này cũng phù hợp với tổ thành loài cây đi kèm

trong tầng cây cao. Sự đi kèm này là cơ sở để đề xuất các biện pháp trồng rừng hỗn giao loài cây này trong tương lai phục vụ cho công tác bảo tồn hay trồng rừng. Dẻ tùng sọc trắng tại khu vực nghiên cứu có tái sinh tự nhiên chồi và hạt bình thường, thể hiện ở một số cây Dẻ tùng sọc trắng trưởng thành, cây già có tái sinh chồi phát triển tốt, đồng thời cây con tái sinh hạt phát triển tốt ở giai đoạn cây mạ.

4.4.4. Bách xanh

- Tên phổ thông: Bách xanh - Tên địa phương: Pơ mu giả

- Tên khoa học: Calocedrus macrolepis (Kurz) Benth.và Hook. - Họ thực vật: Hoàng đàn (Cupressaceae).

Bách xanh (Calocedrus macrolepis) có thân thẳng, cao tới 20-25 m với

đường kính 60- 80cm; phân cành thấp, tán rộng; vỏ màu xám cho tới nâu đỏ, nhẵn khi cây non, ráp và nứt dọc trên cây già; lá dạng vảy, dẹt, 1-3 mm (lớn hơn khi cây còn non) xếp thành 2 cặp, mỗi vảy của cặp bên trong (nhỏ hơn) dẹt, ép sát vào thân, các vảy của cặp bên ngoài (lớn hơn) có hình thuyền, thường có các dải lỗ khí phân biệt; nón cái đơn độc ở đỉnh, nâu đỏ khi chín, hình bầu dục thuôn, dài 1-2 cm, 4-6 vảy gỗ dẹt với mấu nhọn ở đỉnh, không bền, rụng sớm, chín trong 1 năm, giải phóng hạt khi còn trên cây; hạt có 2 cánh không đều nhau [16], [37].

a/ Đặc điểm phân bố

Bách xanh (Calocedrus macrolepis) mọc tại khu BTTN Xuân Liên ở

độ cao từ 1.350m đến từ 1.440m, trên đỉnh núi, đường dông hẹp. Quá trình điều tra chỉ phát hiện được 6 cá thể Bách xanh, tại 2 tuyến điều tra cá thể lớn nhất có đường kính ngang ngực là 120cm, chiều cao vút ngọn là 32m; cá thể nhỏ nhất có đường kính ngang ngực là 15cm, chiều cao vút ngọn là 13m.

b/ Đặc điểm sinh thái

Ở khu BTTN Xuân Liên, Bách xanh mọc thành 1 đám nhỏ trong rừng kín thường xanh, ẩm trên núi đá vôi với độ cao phân bố trên 1300m. Cây lá

kim mọc kèm là Pơ mu (Fokienia hodginsii), ngoài ra cũng như Pơ mu, Bách xanh mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Họ Re (Lauraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae)... tầng thảm tươi gồm Dương xỉ (Cyathea contaminans), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Sặt (Arundiaria sat)...

c/ Khả năng tái sinh

Kết quả điều tra tại 20 tuyến, kết hợp với điều tra ô dạng bản trong và ngoài tán cây Bách xanh trưởng thành không phát hiện thấy tái sinh tự nhiên.

Điều này cần phải có các chương trình nghiên cứu tiếp theo để khẳng định và đề xuất giải pháp bảo tồn hợp lý.

4.4.5. Kim giao núi đất

- Tên phổ thông: Kim giao núi đất

- Tên khoa học: Nageia wallichiana (C.Presl) O.Kuntze - Họ thực vật: Kim giao (Podocarpaceae).

Hình 4.7. Cây Kim giao tại Khu bảo tồn

Cây gỗ nhỡ thường xanh, thân thẳng, tán hình trụ. Phân cành ngang, đầu cành rũ, cành non màu xanh. Lá dầy, hình trái xoan hay ngọn giáo hoặc trứng dài, đầu nhọn dần, đuôi nêm: Lá dài 7-17cm, rộng 1,6- 4 cm, mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành làm thành mặt phẳng, gân lá nhiều hình cung, song song theo chiều dài. Nhiều dãi khí khổng ở mặt dưới lá [16],[37].

a/ Đặc điểm phân bố

Tại khu BTTN Xuân Liên, Kim giao (Nageia wallichiana) phân bố rất

hẹp, chỉ phát hiện tại 01 tuyến điều tra là tuyến số 18 Trạm Kiểm lâm Hón Can đến Lán đàn bà- Đỉnh Pù gió; phát hiện được 04 cá thể Kim giao một cá thể ở độ cao từ 1280 đến 1390 m, cây lớn nhất có đường kính 56 cm, chiều cao vút ngon 18 m.

b/ Đặc điểm sinh thái

Khu vực nơi có Kim giao (Nageia wallichiana) có độ ẩm ở dạng trung

bình từ 60-75%, nhiệt độ không khí từ 20-300C, mọc hỗn giao với các loài

cây lá rộng như Thị rừng (Diospyros sylvatica), Phân mã (Archidendron

balansae), thuộc tầng vượt tán, Nageia wallichiana mọc ở tầng A3 (dưới tán).

Tầng cây bụi gồm Mua (Melastoma), Hèo (Calamus pseudoscutellaris). Thảm tươi là các loài như Cỏ ba cạnh, Quyết chạc ba phân nhánh (Tectaria

brachiata).

c/ Khả năng tái sinh

Kết quả điều tra tại các tuyến phân bố không thấy có cây con của loài Kim

giao (Nageia wallichiana) tái sinh tự nhiên. Thời gian tới cần tiếp tục điều tra

chuyên sâu về loài này để có giải pháp để bảo tồn và phục hồi loài này.

4.4.6. Thông tre lá dài

- Tên phổ thông: Thông tre lá dài

- Tên khoa học: Podocarpus neriifolius D. Don

Hình 4.8. Cây Thông tre Hình 4.9. Cây tái sinh Thông tre Cây gỗ nhỡ, cao tới 25 m với đường kính ngang ngực tới 1m; thân tròn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)