Nguồn lực nhân văn khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 55 - 57)

Chương I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.8. Nguồn lực nhân văn khác

Những điểm di tích lịch sử và văn hóa tâm linh trong khu vực có sức thu hút khách đến thăm quan du lịch gồm: Di tích tín ngưỡng Bà chúa thượng ngàn và Danh nhân Cầm Bá Thước; các lễ hội truyền thống và văn hóa đặc sắc của các đồng bào dân tộc. Khu di tích đền thờ Danh nhân Cầm Bá Thước, Bà Chúa Thượng ngàn hiện nay đã được xây dựng tôn tạo mới nằm trong trung tâm Khu Du lịch và đô thị Cửa Đặt đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hoá phê duyệt Qui hoạch năm 2010; đây là cụm di tích kết hợp giữa tín ngưỡng và di tích lịch sử gắn với danh nhân yêu nước thời cần vương chống thực dân Pháp Cầm Bá Thước, thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa hồi đầu thế kỷ 20, đã được Nhà nước xếp hạng và cách cụm di tích. Không xa khoảng 5 km tại xã Vạn xuân có Khu di tích lịch sử: lăng mộ, đền thờ danh nhân Cầm bá Thước (đang được nghiên cứu xếp hạng). Bên cạnh đền thờ Cầm Bá Thước còn có đền thờ Bà Chúa thượng ngàn được xây dựng từ rất lâu đời, đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Cách Cửa Đạt hơn 1km về phía Đông Nam còn có đền Cô, đây chính là một đền “Trình” trước khi du khách vào lễ đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn. Hàng năm người dân thập phương đi lễ rất đông vào những ngày rằm, ngày tết, suốt từ tháng 10-11 đến tháng 3-4 năm sau.

Một số lễ hội truyền thống như: Lễ hội Ca Sa của dân tộc Thái vào tháng giêng âm lịch, lễ hội Lau Kha vào mồng 10 tháng 9 âm lịch của người Thái đen, lễ hội cúng rước Thành Hoàng vào tháng giêng âm lịch tại làng Hạ ở Thọ Thanh, lễ hội Xóc Bùa của dân tộc Mường ở Xuân Cẩm, Lương Sơn…vào đầu tháng 12 âm lịch thường xuyên được tổ chức. Các chòm bản người Thái tổ chức hội hè, ma chay, cưới xin với cơm lam, rượu cần, sản xuất hàng thổ cẩm theo nghề truyền thống phong phú sẽ là rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Cùng với hồ chứa nước thủy lợi Cửa Đạt đã hoàn thành, kết hợp với các thôn bản người Thái, Mường với kiến trúc nhà sàn, sản xuất ruộng bậc thang bổ sung thêm các sản phẩm du lịch, góp phần hấp dẫn du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa, thu hút du khách đến tham quan du lịch, là một công cụ cho quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn nói chung và bảo tồn các loài thực vật Ngành Thông nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa​ (Trang 55 - 57)