Chương I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.5. Tài nguyên thiên nhiên
3.5.1. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng, đất rừng đặc dụng và đặc điểm các loại rừng được đánh giá theo các phân khu chức năng tại bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Hiện trạng đất rừng đặc dụng theo phân khu chức năng Khu bảo tồn
Đơn vị: ha
TT Loại đất, loại rừng Rừng đặc dụng
Phân theo chức năng Phân khu BVNN Phân khu PHST Phân khu HC-DV Tổng diện tích 23.406,6 10.846,0 12.306,1 254,5 1 Đất có rừng 22.465,0 10.823,2 11.387,3 254,5 a Rừng tự nhiên 22.207,4 10.803,2 11.263,5 140,7 - Rừng rất giàu (IIIb) 1.649,4 1.649,4 - Rừng giàu (IIIa3) 2.087,7 2.087,7 - Rừng trung bình (IIIA2) 1.249,1 1.099,6 149,5 - Rừng nghèo (IIIAI) 1.593,5 1.181,4 412,1 - Rừng phục hồi 5.079,2 661,6 4.276,9 140,7
- Rừng hỗn giao 6.658,6 3.272,8 3.385,8 - Rừng tre nứa 3.253,9 385,6 2.868,3 - Rừng núi đá 636,0 465,1 170,9 b Rừng trồng 196,4 20,0 123,8 52,6 - Rừng trồng chưa có trữ lượng 28,0 28,0 - Rừng trồng có trữ lượng 168,4 20,0 95,8 52,6 - Rừng đặc sản 0,0 c Vườn thực vật 61,2 0,0 0,0 61,2 - Rừng trồng 21,5 21,5 - Rừng tự nhiên 39,7 39,7 2 Đất chưa có rừng 941,6 22,8 918,8
a - Đất trống cây bụi (Ib) 571,2 571,2
b - Đất trống cây rải rác (Ic) 370,4 22,8 347,6
- Đặc điểm các loại rừng :
+ Rừng rất giàu: Diện tích: 1.649,5 ha, chiếm 7,3% diện tích đất có rừng, chủ yếu ở các tiểu khu: 484, 485, 489, 495, 497, 498. các loài thực vật chủ yếu là Giổi thơm, Re, Pơ Mu, Sao mặt quỷ… độ tàn che > 0,9; chiều cao trung bình của rừng đạt 18 -25 m; đường kính bình quân của cây rừng từ 70- 80 cm; M= 302-330 m3/ha. Đây là loại rừng có trữ lượng lớn, còn nhiều nguồn gen đặc hữu, quý hiếm, cần được bảo vệ tốt để rừng phát huy vai trò phòng hộ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
+ Rừng giàu: Diện tích: 2.087,7 ha, chiếm 9,3% diện tích đất có rừng, chủ yếu ở các tiểu khu:484, 485,495, 497,498, 499, 512. các loài thực vật chủ yếu là Giổi thơm, Re, Pơ Mu, Sao mặt quỷ, Côm Tầng… độ tàn che từ 0,7-
0,8; chiều cao trung bình của rừng đạt 18 -25 m; đường kính bình quân của cây rừng từ 25-80 cm; M= 200-250 m3/ha.
+ Rừng trung bình: Diện tích 1.249,1 ha, chiếm 5,5% diện tích đất có rừng, chủ yếu ở các tiểu khu 485, 486, 498, 516, 521. rừng có cấu trúc 4-5 tầng; độ tàn che từ 0,6-0,8; chiều cao trung bình của rừng đạt 18-20 m; đường kính trung bình của cây rừng từ 20-25 cm; trữ lượng bình quân của rừng từ 150-180 m3/ha. Trạng thái này tập trung các loài ưu thế riêng biệt như: Dẻ, Re, Sao mặt quỷ, Lát, Gội, Giổi, Sồi, Sến.
+ Rừng nghèo: Diện tích 1.593,5 ha, chiếm 7,1% đất có rừng, chủ yếu ở các tiểu khu 501, 507, 509, 519 ....trạng thái rừng này hầu hết ở phân khu phục hồi sinh thái, trên một số đỉnh giông ven các bờ suối. Rừng có cấu trúc 2-4 tầng; độ tàn che từ 0,4-0,6; chiều cao trung bình của rừng đạt 9-11m; đường kính trung bình của cây rừng từ 12-14 cm; trữ lượng bình quân của rừng từ 80- 90 m3/ha. Thực vật chủ yếu là: Ràng ràng xanh, Sấu, Giổi, Gội, Quếch…dưới tán rừng nhiều dây leo, bụi rậm.
+ Rừng phục hồi: Diện tích: 5.079,0 ha, chiếm 22,5% diện tích đất có rừng, chủ yếu ở các tiểu khu 486, 489, 495, 500, 501, 502, 512, 513, 520. Đây là trạng thái rừng được hình thành sau nương rãy và sau khai thác; phân bố chủ yếu tại phân khu phục hồi sinh thái. Rừng có cấu trúc 2-3 tầng, độ tàn che từ 0,3-0,5; chiều cao cây phổ biến từ 7-11m; đường kính trung bình 12- 16 cm; trữ lượng bình quân: 30-40m3/ha. Thực vật chủ yếu gồm: Giẻ, Re, Thẩu tấu, Sau sau, Chẹo…
+ Rừng hỗn giao: Diện tích 6.658,6 ha, chiếm 29,6% diện tích đất có rừng, chủ yếu ở các tiểu khu 486, 495, 497, 505, 507, 508, 515; phân bố tại các xã Yên Nhân, Vạn Xuân, Xuân Cẩm, là loại rừng hỗn giao Gỗ+Nứa, Độ tàn che 0,6, đường kính cây gỗ bình quân 25 cm, chiều cao 15-17 m, mật độ cây gỗ 100- 200 cây/ha, trữ lượng bình quân 150 m3/ha mật độ tre, nứa
+ Rừng tre, nứa thuần loài: Diện tích 3.253,9 ha, chiếm tỉ lệ 14,5% đất có rừng, ở các tiểu khu 504, 500, 510, 512, 515, 520. Mật độ tre, nứa khoảng 12.000 cây/ha.
+ Rừng gỗ núi đá: Diện tích 636,0 ha, chiếm 2,8% diện tích đất có rừng, ở các tiểu khu 489, 485, 520 đường kính bình quân 20 cm, chiều cao bình quân 12-16 m, mật độ trung bình 150- 200 cây/ha. Tổ thành loài cây Re lá bời lời, Bời lời xanh, Trâm … Trữ lượng bình quân 50 m3/ha.
+ Rừng trồng: Diện tích 196,5 ha chiếm 1,4% diện tích đất có rừng, ở các tiểu khu 509, 510, 513, 517, 521. Loài cây trồng chủ yếu là Keo và mô hình trồng rừng Trám + Lát Hoa + Sao đen + Dó trầm …