So với cây Sao đen, trong nghiên cứu này Sến cát luôn được đánh giá là cây trồng có triển vọng hơn về nhiều phương diện. Vì vậy, Dầu cát và Sến cát có thể trồng thuần loài với mật độ thưa hơn so với Sao đen. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là trồng Dầu cát và Sến cát hỗn giao với Sao đen hoặc cây bản địa khác trong vùng. Trồng Dầu cát hay Sến cát dưới tán rừng nghèo theo các phương thức kỹ thuật lâm sinh hiện hành cũng là giải pháp có thể được lựa chọn để phục hồi cây họ Sao Dầu nói chung và cây Sến cát nói riêng.
Tiêu chuẩn cây xuất vườn là 1 đến 2 năm (cao khoảng 1 m). Độ sâu trồng cũng nên chú ý, nên trồng khá sâu. Khoảng cách trồng rừng thì cần liên hệ đến lượng mưa hàng năm và sức giữ nước trong đất của đất trồng. Trên đất sâu và màu
mỡ, muốn tái lập lại rừng Sến cát, cự ly trồng có thể dày hơn và những kỳ chặt tỉa thưa cây phù trợ có thể cách xa, nhưng trên đất mà ẩm độ đất thiếu hụt ít nhiều vào mùa khô thì nên phủ xanh đất trước. Cây được đề nghị phủ xanh là những cây thuộc bộ Đậu có thể che phủ đất nhanh (2 - 3 năm), cải tạo độ phì của đất tốt như: Keo lá tràm (A. auriculiformis), Muồng xiêm (Cassia siamea), chúng nên trồng trước theo hàng, sau đó mới khởi sự trồng Sến cát.
Công thức Sến cát hỗn giao được xem là có kết quả (mục 4.2.2). Vì Sến cát là một loại chịu hạn tốt, yêu cầu nước ngầm thấp. Tuy nhiên, cự ly trồng Sến cát cũng chỉ nên là 6m x 4m là tối đa và như vậy cứ một hàng cây che bóng khoảng cách 6m thì có một hàng cây Sến cát ở giữa. Nếu trồng hỗn giao với Sao đen, cây Sến cát phát triển nhanh hơn, nên xem Sến cát là cây ưu tiên hơn, do đó tỷ lệ hỗn giao nên là 2 Sến cát : 1 Sao đen.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1) Tỷ lệ sống của cây trồng không có sự khác biệt giữa hai phương thức cũng như giữa hai loài Sao đen, Sến cát. Biến động mật độ cây trồng theo thời gian của hai loài ở rừng NNn hoặc NNd đều giống nhau về tính quy luật giảm, tốc độ giảm của Sao đen nhanh hơn so với Sến cát. Biến động phẩm chất cây trồng không có sự khác biệt giữa hai loại đất, hai phương thức cũng như giữa các quy cách trồng. Trong mọi trường hợp, tỷ lệ cây tốt đều vượt trội rất nhiều so với tỷ lệ cây trung bình và xấu.
2) Cấu trúc số cây (N-D và N-H) của rừng trồng Sao đen, Sến cát nhìn chung có dạng một đỉnh đối xứng hay một đỉnh hơi lệch trái, cấu trúc nhiều đỉnh phổ biến hơn ở phân bố N-H của rừng NNd. Phân bố số cây có biến động khác nhau giữa hai loại hình rừng trồng. Căn cứ vào số lượng phân bố sự phù hợp với một trong các phân bố lý thuyết, có thể khẳng định rằng cấu trúc số cây ở các mô hình rừng trồng Sao đen và Sến cát là chưa ổn định.
3) Sinh trưởng D1,3, Hvn và Dt của các loài ở các mô hình rừng trồng đều tuân theo hàm Schumacher và là một quan hệ tỷ lệ thuận, theo tính toán hàm sinh trưởng của D1,3 và Hvn vẫn còn tăng nhanh sau tuổi 15. Tốc độ tăng trưởng của Dầu thuần, và Sến cát hỗn giao là lớn nhất, tốc độ tăng trưởng của Sao hỗn giao là thấp hơn, tăng trưởng của Sao thuần chậm hơn so với Sao hỗn giao.
4) Chỉ số CCI chỉ phụ thuộc vào diện tích tán mà ít phụ thuộc vào số cây/ha. Mô hình rừng Sao thuần khả năng cạnh tranh diễn ra từ tuổi 16, ở Sao hỗn giao từ tuổi 14, ở mô hình rừng Dầu thuần và Sến cát hỗn giao khả năng cạnh tranh diễn ra từ tuổi 13. Trong đó, các mô hình Dầu thuần và Sến cát hỗn giao khả năng cạnh tranh quyết liệt hơn ở tuổi 16. Như vậy, rừng trồng Dầu cát và Sến cát có sự canh tranh cao hơn so với rừng trồng Sao đen.
5) Kết quả đánh giá mô hình tốt hơn về mặt lâm sinh theo các cấp phân loại như sau: (i) mô hình rừng trồng Sao đen, Sến cát hỗn giao (theo phương thức), (iii) mô
hình rừng trồng Sao đen thuần hoặc rừng trồng Sến cát thuần với cây NLG (theo loài cây). (iv) mô hình trồng theo quy cách (6x4 m), trong đó khoảng cách giữa các hàng cây trồng chính (6 m) được trồng xen cây NLG (theo quy cách).
Tồn tại
i. Nghiên cứu trải rộng cho nhiều mô hình khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các so sánh giữa các phương thức hay quy cách của từng loài cây đều không được dựa vào cách bố trí thí nghiệm một cách bài bản, nói cách khác, chưa đồng nhất hoá các yếu tố ảnh hưởng, chỉ khác nhau ở yếu tố so sánh. Vì vậy, có thể dẫn đến kết quả chưa phản ánh đúng tác động từ yếu tố so sánh.
ii. Những diễn biến về số cây, phẩm chất có liên quan tới thời gian nhưng được xem xét trên các đối tượng khác nhau ở những giai đoạn tuổi khác nhau, vì thế những giá trị trung bình và biến động của nó không phải là chuỗi số liệu diễn biến liên tục. Việc sử dụng phương pháp “lấy không gian bù đắp cho thời gian” chỉ là giải pháp trước mắt, không phải là phương pháp tốt nhất cho trường hợp này.
iii. Những hàm xác định sinh trưởng của các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cũng như của rừng không được lấy ra từ cây giải tích mà từ các OTC. Tuy nhiên, OTC tại các vị trí khác nhau không thể đại diện hết cho tất cả các mô hình rừng trồng, cũng không cho các giai đoạn tuổi khác. Do vậy, hàm xây dựng chỉ vận dụng cho loài cây, không riêng cho từng phương thức, từng quy cách hay mỗi mô hình rừng, không xác định cho một điều kiện sinh thái cụ thể và cũng không đại diện cho giai đoạn rừng non đến rừng tuổi thành thục.
iv. Các loài Sao đen, Dầu cát và Sến cát đều loài cây đa niên, sinh trưởng chậm, lâu đến tuổi thành thục và giai đoạn thành thục cũng kéo dài, nếu chỉ xem xét đến tuổi 15 thì chưa thể gọi là rừng theo đúng nghĩa lâm sinh. Do đó, các kết quả về cấu trúc số cây, sinh trưởng của cây chưa phản ánh được bản chất của rừng trồng, từ đó kéo theo các giải pháp đề xuất tác động vào rừng chưa thể đạt hiệu quả cao về phương diện cơ sở lâm sinh.
Kiến nghị
a) Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của loài cây trồng phụ trợ có thể ảnh hưởng đến biến động mật độ hiện tại của loài cây trồng chính cả về loài cây, quy cách trồng và thời điểm trồng (so với cây trồng chính). So sánh khả năng tương thích giữa loài cây trồng chính với các loài cây trồng hỗ trợ để xác định cây trồng hỗn giao hay cây trồng hỗ trợ cho các rừng trồng mới.
b) Về nguyên tắc, mật độ số cây trồng chính không thể tăng hay giảm thất thường, cũng không thể giảm mãi theo thời gian, do vậy cần xác định đến giai đoạn nào là điểm dừng, giai đoạn nào rừng trồng thực sự ổn định về dạng cấu trúc mật độ và cấu trúc số cây. Bên cạnh, cần xác định mật độ tối ưu không chỉ của loài trồng chính mà cả loài cây trồng hỗ trợ.
c) Trong những trường hợp sau này, nếu điều kiện có thể, sẽ tăng số lượng cây giải tích theo các cấp kính và loại mô hình rừng trồng để thiết lập các hàm sinh trưởng theo tuổi, hàm sinh khối theo tuổi và hàm sinh khối theo đường kính thân cây của từng loài cây nghiên cứu đầy đủ hơn, khi ấy các quy luật mang tính khách quan hơn, thuyết phục hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Trần Hữu Biển, Nguyễn Kiên Cường (1/2014 – 12/2017). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học phục vụ cho việc xây dựng mô hình bảo tồn Sao đen trái to (Pterocarpus macrocarpus Kurz.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.
3. Trần Văn Con (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm học một số hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
4. Phạm Thế Dũng (2014). Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa
có giá trị ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận. Viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam.
5. Vũ Xuân Đề, 1985. Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp khai thác đảm bảo tái
sinh rừng, cải tạo rừng và trồng rừng cây gỗ lớn gỗ quý ở miền Đông Nam Bộ. Phân viện Lâm nghiệp phía Nam.
6. Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Quốc Dựng, Lê Đức Thanh, Lê Mạnh Tuấn, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Văn Hổ, Nguyễn Thị Hằng (2010).
“Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái”.
Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp Viện Điều tra Quy hoạch Rừng
7. Nguyễn Xuân Lợi, Lưu Văn Nông Và Trần Thế Bách (2011). “Nghiên cứu
nhân giống cây Sao đen Pterocarpus macrocarpus kurz tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà. 704 – 707. Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4.
8. Hà Thị Mừng (2000). Kỹ thuật trồng Sao đen. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
9. Hà Thị Mừng, 2007. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và biện pháp tạo cây
con Sao đen (Pterocarpus macrocarpus) góp phần đề xuất kỹ thuật gây trồng ở Đắklắk – Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu
sinh. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Hà Nội, 220-244.
10. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Đức Thành, Trần Thuỳ Linh (2007). Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Sến cát cát (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.) bằng chỉ thị phân tử RAPD. Viện Khoa học Lâm nghiệp - Viện
Công nghệ sinh học. Tạp chí NN&PTNT, 14/2007, 44-48.
11. Thông tin tổng quan và thông tin về các mô hình rừng trồng (2016). Phòng KTLS Khu Bảo tồn Thiên nhiên BC-PB.
12. Phân loại đất của tỉnh Đồng Nai của Phân viện QHTKNN, 2003.
13. Nghị định 32/2006 CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006.
14. Nguyễn Minh Tân (2015). Đánh giá kết quả hoạt động quản lý rừng đối với giá
trị bảo tồn cao tại Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai. Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Hữu Thế (2015). Đặc điểm lâm học của một số cây ưu hợp thực vật thuộc rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
16. Theo tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật điều tra rừng (Kèm theo Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp).
17. Đặng Ngọc Thanh, 2007. Sách đỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 412 trang.
18. Nguyen Duc Thanh, Le Thi Bich Thuy and Nguyen Hoang Nghia (2012),
Genetic diversity of Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib in Vietnam based on analyses of chloroplast markers and random amplified polymorphic DNA
(RAPD. African Journal of Biotechnology Vol. 11(80), pp. 14529-14535, 4
October, 2012
19. Tô Bá Thanh (2015). Đánh giá hiệu quả rừng trồng làm cơ sở đề xuất giải pháp
phục hồi các loài cây họ Dầu tại Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai. Luận văn tiến sỹ. Trường Đại học Lâm nghiệp.
20. Hồ Sỹ Trung (2015). Đặc điểm lâm học loài trôm (Sterculia foetida L.) phân bố
tự nhiên và hiệu quả các mô hình rừng trồng Trôm tại huyện Thuận Nam tỉnh Bình Thuận. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp. Trường Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
21. Hồ Anh Tuấn (2015). Nghiên cứu về phân bố cây Sến cát cát tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Easô. Trường Đại học Tây Nguyên.
22. Nguyễn Huy Sơn (1999). Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của một số loài cây
họ Sao Dầu trên đất Bazan thoái hóa ở Tây Nguyên nhằm phục hồi rừng trồng và phát triển cây công nghiệp. Luận án tiến sỹ, Viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam.
Tiếng nước ngoài
1. Angiosperm Phylogeny Group (APG) (2003). “An update of the Angiosperm
Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG II” (PDF) (bằng tiếng Anh) 141. Botanical Journal of the
Linnean Society. tr. 399–436.
2. DFSC 2000, Seed Leaflet No.6. Afzelia xylocarpa (Kruz.) Craib. Danida Forest Seed Centre (DFSC), September.
3. Lewis G., B. Schrire, B. MacKinder, M. Lock (chủ biên). 2005. Legumes of the world. Vườn Thực vật Hoàng gia, Kew, Vương quốc Anh.
Phụ lục 1. Một số hình ảnh rừng trồng cây họ Sao Dầu tại KBT
Dầu cát thuần loài Sao đen thuần loài
Phụ lục 2. Kết quả tính toán trên Statgraphics 15.1
2.1. Tần số theo loài cây và phương thức trồng
2.1.1. Tần số OTC
Frequency Table for OTC
Relative Cumulative Cum, Rel,
Class Value Frequency Frequency Frequency Frequency
1 4 36 0,0664 36 0,0664 2 5 33 0,0609 69 0,1273 3 6 32 0,0590 101 0,1863 4 10 33 0,0609 134 0,2472 5 11 35 0,0646 169 0,3118 6 12 36 0,0664 205 0,3782 7 15 33 0,0609 238 0,4391 8 16 34 0,0627 272 0,5018 9 17 32 0,0590 304 0,5609 10 18 36 0,0664 340 0,6273 11 19 30 0,0554 370 0,6827 12 20 33 0,0609 403 0,7435 13 21 38 0,0701 441 0,8137 14 22 32 0,0590 473 0,8727 15 23 34 0,0627 507 0,9354 16 24 35 0,0646 542 1,0000
Frequency Table for OTC (MH2)
Relative Cumulative Cum, Rel,
Class Value Frequency Frequency Frequency Frequency
1 52 35 0,0566 35 0,0566 2 53 32 0,0518 67 0,1084 3 54 31 0,0502 98 0,1586 4 58 31 0,0502 129 0,2087 5 59 37 0,0599 166 0,2686 6 60 34 0,0550 200 0,3236
7 64 30 0,0485 230 0,3722 8 65 33 0,0534 263 0,4256 9 66 30 0,0485 293 0,4741 10 67 36 0,0583 329 0,5324 11 68 39 0,0631 368 0,5955 12 69 34 0,0550 402 0,6505 13 70 33 0,0534 435 0,7039 14 71 38 0,0615 473 0,7654 15 72 39 0,0631 512 0,8285 16 73 32 0,0518 544 0,8803 17 74 36 0,0583 580 0,9385 18 75 38 0,0615 618 1,0000
Frequency Table for OTC (MH4)
Relative Cumulative Cum, Rel,
Class Value Frequency Frequency Frequency Frequency
1 28 38 0,1056 38 0,1056 2 29 36 0,1000 74 0,2056 3 30 39 0,1083 113 0,3139 4 33 36 0,1000 149 0,4139 5 34 34 0,0944 183 0,5083 6 35 35 0,0972 218 0,6056 7 36 33 0,0917 251 0,6972 8 37 37 0,1028 288 0,8000 9 38 36 0,1000 324 0,9000 10 39 36 0,1000 360 1,0000
Frequency Table for OTC (MH5)
Relative Cumulative Cum, Rel,
Class Value Frequency Frequency Frequency Frequency
2 80 33 0,0574 69 0,1200 3 81 33 0,0574 102 0,1774 4 85 34 0,0591 136 0,2365 5 86 29 0,0504 165 0,2870 6 87 30 0,0522 195 0,3391 7 91 35 0,0609 230 0,4000 8 92 32 0,0557 262 0,4557 9 93 30 0,0522 292 0,5078 10 94 31 0,0539 323 0,5617 11 95 31 0,0539 354 0,6157 12 96 35 0,0609 389 0,6765 13 97 35 0,0609 424 0,7374 14 98 37 0,0643 461 0,8017 15 99 39 0,0678 500 0,8696 16 100 37 0,0643 537 0,9339 17 101 38 0,0661 575 1,0000 2.1.2. Tần số cây
Frequency Table for Loaicay
Relative Cumulative Cum, Rel,
Class Value Frequency Frequency Frequency Frequency
1 1 1160 0,5537 1160 0,5537
2 2 360 0,1718 1520 0,7255
3 3 575 0,2745 2095 1,0000
Frequency Table for Phthuc
Relative Cumulative Cum, Rel,
Class Value Frequency Frequency Frequency Frequency
1 1 542 0,2587 542 0,2587
2 2 360 0,1718 902 0,4305
3 4 618 0,2950 1520 0,7255
Frequency Table for Phthuc (Sao đen)
Relative Cumulative Cum, Rel,
Class Value Frequency Frequency Frequency Frequency
1 1 542 0,4672 542 0,4672
2 4 618 0,5328 1160 1.0000
Frequency Table for Phthuc (Dầu cát)
Relative Cumulative Cum. Rel.
Class Value Frequency Frequency Frequency Frequency
1 2 360 1.0000 360 1.0000
Frequency Table for Phthuc (Sến cát cát)
Relative Cumulative Cum. Rel.
Class Value Frequency Frequency Frequency Frequency
1 5 575 1.0000 575 1.0000
2.2. Cấu trúc mật độ và chất lượng cây trồng
2.2.1. Tỷ lệ sống của cây trồng (%) Summary Statistics
Data variable: OTC TLs2
Standard Coefficient
OTC Lcay Count Average Deviation of variation Minimum Maximum Range
1 34 81,7824 6,21828 7,60344% 71,9 93,5 21,6
2 10 86,3 4,2332 4,90522% 79,1 93,5 14,4
3 17 81,0765 7,2615 8,95636% 69,5 93,5 24,0
Total 61 82,3262 6,42324 7,80218% 69,5 93,5 24,0
ANOVA Table for OTC TLs2 by OTC Lcay
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between groups 194,518 2 97,259 2,47 0,0932
Within groups 2280,96 58 39,3269
Method: 95.0 percent LSD
OTC Lcay Count Mean Homogeneous Groups
3 17 81,0765 X
1 34 81,7824 X
2 10 86,3 X
Summary Statistics
Data variable: OTC TLs2
Standard Coefficient
OTC Pth Count Average Deviation of variation Minimum Maximum Range