Để đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện sống tới phẩm chất cây trồng của 3
loài cây trồng chính, trong nghiên cứu này, yếu tố thời gian đã được xem xét (tuổi
NNd, cây rừng vẫn bị canh tranh không gian dinh dưỡng. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sinh trưởng với cây trồng chính.
Bảng 4.7.Biến đổi tỷ lệ cây tốt (PCa,%) theo tuổi ở các mô hình rừng trồng Tuổi rừng
trồng
Sao đen thuần (a,%) Dầu cát thuần (a,%) Sao đen hỗn giao (a,%) Sến cát hỗn giao (a,%) Tuổi 10 74,3 84,9 67,4 61,8 Tuổi 11 76,0 / / 69,6 59,1 Tuổi 12 85,3 85,5 69,9 64,9 Tuổi 15 74,6 79,7 72,5 70,1 Tuổi 16 88,7 / / 72,7 80,6 Tuổi 17 84,2 89,9 67,9 66,7 T.bình 80,4 85,6 70,1 66,6
Hình 4.4.Tỷ lệ phẩm chất cây tốt theo tuổi ở các mô hình rừng trồng
Kết quả xem xét ở đây chỉ giới hạn cho loại cây tốt (cây có phẩm chất a theo tiêu chí đã phân loại). Các kết quả như trình bày trong Bảng 4.7 và Hình 4.4 cho những nhận xét sau đây:
- Nhìn chung, dù ở các giai đoạn tuổi khác nhau thì loài Sến cát vẫn cho tỷlệ cây tốt thấp hơn so với loài Sao đen và Dầu cát, theo đó mức độ chênh lệch giữa Sao đen và Sến cát hay giữa Dầu cát và Sến cát là rất đáng kể.
- Tuy nhiên, theo thời gian, trong mỗi loài không có sự chuyển biến về tỷ lệ cây tốt. Ở rừng NNn, tỷ lệ số cây tốt có chiều hướng tăng lên theo tuổi đồng nghĩa với số cây xấu giảm đi tương ứng. Như vậy, việc giải thoát cho cây gỗ ở rừng trồng kết hợp đã có ảnh hưởng đến phẩm chất cây trồng chính (Sao đen). Song, ngược lại với rừng NNd, phẩm chất cây tốt tăng hay giảm không theo quy luật nào, nó phụ thuộc vào hiện trạng từng loài cây và từng khu rừng chứ không theo tuổi rừng. Điều đó cũng có nghĩa là tính cạnh tranh của các loài cây dài ngày với nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng của cây trồng chính không rõ ràng.
Nhận xét chung: Cả hai yếu tố vừa xem xét, biến động mật độ và phẩm chất của cây trồng theo thời gian ở các phương thức trồng và loài cây trồng đều chưa đưa đến một quy luật dứt khoát để khẳng định do yếu tố này hay yếu tố kia, dù rằng ở một giai đoạn nhất định thì sự khác biệt có ý nghĩa đã được khẳng định giữa hai phương thức hoặc các loài cây trồng. Nguyên nhân chính ở đây là sự có mặt của nhiều loài cây trồng hỗn giao trong mô hình rừng trồng nhiều loài cây gỗ (kể cả cây nông nghiệp dài ngày). Việc chăm sóc hay nuôi dưỡng những loài cây này đã không theo một quy trình thống nhất. Ngoài ra, tùy thuộc vào khả năng cung cấp sản phẩm (giữa cây lấy gỗ và cây lấy quả) cũng dẫn đến việc chăm sóc khác nhau, kéo theo ảnh hưởng của chúng đối với cây trồng chính cũng không theo một quy luật nào. Đó là lý do giải thích cho sự khác biệt mang tính “gián đoạn” khi trắc nghiệm so sánh giữa từng cặp yếu tố so sánh.