Từ số liệu đo của chiều cao và đường kính thân cây tại vị trí1,3 m của tất cả các cây trong OTC, đồng thời qua lựa chọn hàm biểu thị cho quan hệ Hvn-D1,3
thông qua giá trị R2 cao nhất, đề tài đã lựa chọn ra các dạng hàm biểu thị cho quan hệ giữa hai chỉ tiêu sinh trưởng H và D tốt nhất của mỗi mô hình rừng trồng. Các kết quả được tóm tắt trong Bảng 4.21, chi tiết tính toán tại Phụ lục 2.8.1.
Bảng 4.21.Dạng hàm và các tham số của quan hệ H-D ở các mô hình rừng trồng
Mô hình rừng Dạng hàm quan hệ R2 SE P-value
Sao thuần H = (a + b*D)^2 91,0 0,153 0,000
Dầu thuần H = (a + b*sqrt(D))^2 93,2 0,148 0,000
Sao h.giao H = a*D^b 83,2 0,148 0,000
Sến h.giao H = a*D^b 78,1 0,139 0,000
Các hàm thiết lập được có dạng toán học như sau:
o Mô hình Sao thuần (MH1):
Chcao = (1.6114 + 0.054773*Dkinh)^2
o Mô hình Dầu thuần (MH2):
Chcao = (0.43094 + 0.52180*sqrt(Dkinh))^2
o Mô hình Sao hỗn giao (MH3):
Chcao = exp(-0.38862 + 0.80138*ln(Dkinh))
o Mô hình Sến hỗn giao (MH4):
Chcao = exp(-0.30666 + 0.77866*ln(Dkinh))
Đường biểu diễn lý thuyết của các quan hệ Hvn-D1,3 ở 4 loại mô hình rừng trồng như trình bày tại Hình 4.15(ký hiệu MH1, MH2, MH3 và MH4 là tên gọi tắt của các dạng hàm ứng với mỗi mô hình rừng trồng).
Theo những kết quả này, đề tài có một số nhận xét: (i) Mức độ quan hệ giữa hai chỉ tiêu Hvn và D1,3 ở tất cả các mô hình rừng trồng đều rất chặt chẽ (R2 đều lớn hơn 78%); (ii) Từ các tham số SSR và SE cùng với xác suất P rất nhỏ (nhỏ hơn nhiều 0,01) cho nên mức độ chấp nhận của các hàm đã thiết lập đều rất cao.
Tuy nhiên, căn cứ vào từng dạng hàm toán học của các quan hệ Hvn-D1,3 cho thấy, đối với mô hình rừng trồng thuần có dạng hàm căn bậc hai, trong khi cả hai mô hình rừng trồng hỗn giao đều có dạng của hàm số mũ, do đó tốc độ thay đổi của H theo D có khác nhau giữa hai dạng mô hình rừng này, mặc dù khác biệt về H ở các cấp D nhỏ thì sai lệch H cũng không lớn. Điều đó cho thấy, trong cùng điều kiện trồng rừng cây gỗ lớn, sự khác biệt về tốc độ hay dạng quan hệ H-D1,3 là do loài cây, đặc tính sinh vật học của loài quy định dạng và mức độ phụ thuộc của Hvn vào D1,3 chứ không phải hoàn toàn do điều kiện trồng rừng.