Phân bố số cây ở các loài cây trồng giai đoạn 1 5– 17 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ sao dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu​ (Trang 51 - 54)

Đặc điểm của rừng trồng của một hay giữa nhiều loài cây ở giai đoạn tuổi cao là sự canh tranh khốc liệt hơn do nhu cầu ánh sáng và dinh dưỡng cao hơn. Điều đó gián tiếp ảnh hưởng tới cấu trúc số cây của từng loài cây trồng, từ đó có thể suy ra khả năng thích nghi với các điều kiện sống giữa các loài khác nhau.

+ Phân bố số cây theo đường kính (N-D1,3)

Với 3 loài cây của hai phương thức trồng nên sẽ có các trình bày cụ thể cho từng đối tượng này. Dưới đây là phân bố N-D1,3 của các loài Sao đen, Dầu cát và Sến cát (Bảng 4.10, chi tiết tính toán tại Phụ lục 2.4.1 đến 2.4.3).

Bảng 4.10.Các đặc trưng của phân bố số cây theo D1,3ở các loài cây trồng

Các tham số Sao đen Dầu cát Sến cát

Sốcây (*) 207 109 114 Trung bình (cm) 33,7 38,1 34,8 Độlệch (cm) 4,11 4,44 4,47 HS biến động (%) 12,2 11,7 12,8 Min 23,4 29,0 24,5 Max 43,4 47,9 46,8 Độlệch (Sk) 0,32 0,22 -0,12 Độnhọn (Ku) -0,46 -0,68 -0,32

Ghi chú: (*) là tổng số cây của 3 OTC 1.000 m2của mỗi loài cây trồng

Hình 4.7. Phân bố N-D của Sao đen,Dầu cát,Sến cát ở rừng trồng tuổi 17 Theo kết quả từ Hình 4.7, cấu trúc N-D ở rừng trồng tuổi 17 cũng gần như giống nhau giữa các loài. Điểm khác chỉ là biên độ đường kính và vị trí đỉnh của phân bố khác nhau, chênh lệch là 2 cm theo cấp đường kính, ở loài Dầu cát và Sến cát thường lớn hơn so với ở Sao đen. Giữa các loài cây trồng, vẫn thấy diễn biến phân bố số là một đỉnh, hơi lệch trái hay gần đối xứng (Sk < 0),nhọn hơn phân bố chuẩn (Ku < 0). Về diễn biến, tần suất tập trung ở cấp D là 31,5 cm (loài Sao đen) hay rộng hơn, từ 31,5 đến 33,5 cm (loài Dầu cátvàSến cát), số cây ở đỉnh chiếm từ 25 đến 35%của tổng số cây.

Bảng 4.11.Các đặc trưng của phân bố số cây theo Hvnở các loài cây trồng

Các tham số Sao đen Dầu cát Sến cát

Sốcây (*) 207 109 114 Trung bình (m) 12,1 13,5 12,4 Độlệch (m) 1,37 1,17 2,67 HS biến động (%) 11,3 8,62 21,7 Min 8,7 10,5 8,4 Max 15,9 16,2 19,2 Độlệch (Sk) 0,24 -0,08 0,92 Độnhọn (Ku) 0,16 0,09 0,05

Ghi chú: (*) là tổng số cây của 3 OTC 1.000 m2của mỗi loài cây trồng

Hình 4.8. Phân bố N-H của Sao đen,Dầu cát,Sến cát ở rừng trồng tuổi 17 So với rừng trồng giai đoạn 10 – 12 tuổi, ở giai đoạn rừng tuổi 15 – 17 thì giữa các loài, dạng phân bố N-H của loài này tương tự như loài kia, tuy rằng sinh trưởng của các loài khác nhau dẫn đến biên độ chiều cao có khác nhau. Về đường phân bố, không có khác biệt về cấu trúc số cây N-H giữa 3 loài, đa số vẫn có cấu trúc một đỉnh hơi lệch trái (loài Sao đen và Sến cát) đến hơi lệch phải (Dầu cát) hay cấu trúc nhiều đỉnh (Sến cát) (xem Hình 4.8). Đây cũng là những dạng cấu trúc điển hình nhất cho phân bố số cây theo chiều cao của quần thể cây trồngcùng tuổi ở thời kỳ gần tuổi trưởng thành.

Thảo luận chung:

Nhìn chung, trong giai đoạn từ tuổi 12 đến tuổi 17 của rừng trồng Sao đen, Dầu cát và Sến cát, phân bố số cây có xu hướng ổn định của dạng phân bố một đỉnh đối xứng hay hơi lệch trái như thường thấy ở rừng trồng. Sự xuất hiện của một số dạng phân bố nhiều đỉnh, của những phân bố lệch phải hay bất đối xứng ở giai đoạn tuổi 15 đến 17 đều là những chỉ báo cho tình trạng phát triển của rừng chưa đạt đến sự ổn định. Phân bố số cây ở rừng trồng thuần hay ở rừng trồng hỗn giao đều là những mẫu điển hình của tình trạng này. Nó là hậu quả của các tác động từ bên ngoài (cạnh tranh ánh sáng, cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây gỗ hay cây dài ngày) đến cây trồng chính. Trong các trường hợp xem xét, cấu trúc số cây ở rừng hỗn giao hay xen cây NNd là phức tạp hay bất ổn định hơn so với phân bố ở rừng trồng thuần hay trồng kết hợp với cây NNn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ sao dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)