Hiệu quả lâm sinh của các mô hình rừng trồng và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ sao dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu​ (Trang 76)

4.3.1. Xác định các tiêu chí cho đánh giá hiệu quả lâm sinh

Đánh giá hiệu quả một mô hình rừng trồng nhằm mục đích phục hồi là một quá trình phức tạp, vì rừng phục hồi cơ bản phải đáp ứng khả năng phục hồi nhưng vẫn phải là cây có mục đích kinh tế (cây gỗ lớn), giữa chúng có mối ràng buộc lẫn nhau và cùng tác động tương hỗ qua lại với các nhân tố sinh thái môi trường.

Để đáp ứng tiêu chuẩn của rừng trồng trong phạm vi diện tích rừng đặc dụng, đề tài luận án sẽ áp dụng một số tiêu chí đánh giá tổng hợp vừa cho rừng đặc dụng và vừa cho rừng trồng. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá khả năng phục hồi của rừng trồng Sao đen, Dầu cát và Sến cát là như sau:

(1)Nhóm tiêu chí để chọn yếu tố kỹ thuật tốt nhất cho mỗi loài

Các kỹ thuật trồng có ảnh hưởng đến rừng trồng được xem xét bao gồm: (a) Phương thức trồng, bao gồm trồng thuần và trồng hỗn giao; (b) Quy cách trồng, bao gồm những quy cách mang tính phổ biến như 6x4 m; (c) Loài cây trồng phụ trợ và hỗn giao, gồm có cây NNn và cây LN hay NNd. Ngoài ra, có thể thêm thời điểm trồng cây phụ trợ, gồm có trồng trước hoặc trồng cùng với cây trồng chính.

Ảnh hưởng của các yếu tố này đến rừng trồng Sao đen, Dầu cát và Sến cát được xem là tích cực khi mà những chỉ báo về rừng trồng có biểu hiện là tốt, chúng thể hiện ở:

i) Tỷ lệ cây sống đạt tối thiểu 75% sau 10 năm trồng

ii) Biến động mật độ sau khi trồng ổn định, số cây hàng năm giảm thấp hơn 1% so với năm trước đó.

iii) Phẩm chất cây trồng có số cây loại tốt đạt từ 75% trở lên.

iv) Cấu trúc số cây của rừng trồng phù hợp với một trong số những quy luật phân bố phổ biến ở rừng trồng.

(2)Nhóm tiêu chí đánh giá về sinh trưởng của rừng

Các chỉ tiêu đánh giá về sinh trưởng của cây và của rừng trồng thể hiện ở: (a) Các đại lượng sinh trưởng của rừng như đường kính (D,cm), chiều cao (H,m) và trữ lượng (M,m3/ha); (b) Các trị số biểu thị cho tăng trưởng hàng năm (Z) và tăng trưởng bình quân (∆) của các chỉ tiêu D, H, V và M;

Các chỉ tiêu ở mỗi mô hình rừng trồng Sao đen, Sến cát được xem là tích cực khi mà các chỉ báo về sinh trưởng của rừng có biểu hiện là tốt, thể hiện ở:

i) Sinh trưởng D1,3, Hvn và Dtán xác định được theo tuổi (năm)

ii) Tăng trưởng hàng năm hay tăng trưởng bình quân của tất cả các chỉ tiêu đo đều là số dương

(3)Nhóm tiêu chí liên quan đến sinh thái môi trường rừng

Đề tài sử dụng các tiêu chí liên quan đến cây trồng, đất đai để đánh giá hiệu quả về sinh thái môi trường, gồm có:

- Sự đa dạng về mô hình trồng, độ lớn về diện tích mô hình rừng trồng so với tổng diện tích đất trồng rừng và số cá thể trên một đơn vị diện tích (mật độ) của mỗi mô hình rừng trồng.

- Tỷ lệ che phủ bởi các mô hình rừng trồng so với tổng diện tích tự nhiên, tỷ lệ che phủ bởi cây trồng so với diện tích thực trồng.

- Khả năng tương tác giữa các loài cây trồng chính, giữa cây trồng chính với cây hỗ trợ, giữa cây trồng với loại đất hay độ dày tầng đất.

Đối tượng đánh giá để xác định khả năng phục hồi của rừng:

Các đơn vị sử dụng cho phân tích số liệu như trình bày trong phần kết quả (Mục 4.2 và 4.3) là cho từng loại hình trồng, phương thức trồng, nhưng đơn vị đánh giá cuối cùng là mô hình rừng trồng. Theo khái niệm đã xác định (Mục 4.1.1), các đơn vị phân loại này được sắp xếp theo thứ tự gồm: loại hình trồng, phương thức trồng. Tên gọi mô hình chỉ định cho mỗi loài cây ứng với các kỹ thuật trồng ở trên. Mục đích cuối cùng của đánh giá là chọn ra những mô hình tốt hơn trong số các mô hình xem xét, được cho là có khả năng phục hồi thành rừng cây gỗ lớn họ Dầu.

Theo đó, một mô hình cụ thể có thể không bao gồm đồng thời các chỉ tiêu đánh giá. Vì vậy, trong trường hợp đề tài chỉ phân tích số liệu cho loại hình rừng trồng hoặc phương thức trồng thì các loại mô hình nằm trong loại hình hay phương thức ấy sẽ được xem là có kết quả như nhau.

Phần dưới đây trình bày những kết quả đánh giá dựa theo các tiêu chí đã xác định ở trên.

4.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả lâm sinh của rừng trồng Sao đen, Sến cát

4.3.2.1. Về các kỹ thuật trồng

+ Phương thức trồng

Phương thức trồng xem xét cho cả hai loài cây gồm Sao thuần, Dầu thuần và Sao hỗn giao, Sến cát hỗn giao. Các phương thức trồng khác nhau cho tỷ lệ sống từ 81,3% đến 83,7% (rừng NLG) và từ 79,4% đến 81,2% (NNd), tỷ lệ sống ở phương thức trồng hỗn giao cao hơn hơn so với trồng thuần.

Các phương thức trồng cho phẩm chất cây tốt (loại a) đều rất cao, thấp nhất là 69,1% (ở NNd) và cao nhất là 86,5% (ở NLG); ở phương thức trồng hỗn giao có tỷ lệ cây tốt cao hơn so với trồng thuần.

Về cấu trúc số cây N-D và N-H ở hai phương thức trồng, kết quả cho thấy không có sự khác biệt về dạng của phân bố số cây N-D và N-H giữa rừng trồng thuần với rừng trồng hỗn giao, theo phương thức trồng thì chấp nhận được 6/6 dạng phân bố ở rừng thuần và 4/6 dạng phân bố ở rừng hỗn giao.

Hai phương thức trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng sinh trưởng ở cả hai loài Sao đen. Sinh trưởng của D1,3 và Hvn của cây trồng hỗn giao lớn hơn so với cây trồng thuần, quy luật này thể hiện ở loài Sao đen, nhất là giai đoạn sau tuổi 15.

Tóm lại: Ảnh hưởng của phương thức trồng giữa trồng thuần và trồng hỗn giao tới các đặc điểm lâm học của rừng trồng như tỷ lệ sống, phẩm chất cây tốt và cấu trúc số cây đều giống nhau, đều vượt các ngưỡng trong tiêu chí đặt ra, nhưng khác về mức độ sinh trưởng D1,3, Hvn của từng loài cây trồng. Như vậy, chọn một hay cả hai phương thức trồng đều có tác động tích cực đến khả năng phục hồi của rừng trồng Sao đen và Sến cát.

+ Cây trồng phụ trợ

So sánh giữa hai loại cây trồng phụ trợ có ảnh hưởng đến cấu trúc số cây N- D và N-H, kết quả là diễn biến phân bố số cây ở rừng xen cây NNd phức tạp hơn diễn biến số cây ở rừng xen cây NNn, biên độ biến thiên của D và H cũng dài hơn. Ở rừng NNn có 6/6 dạng và ở rừng NNd có 4/6 dạng được chấp nhận về tính quy luật phân bố lý thuyết. Như vậy, loại cây trồng phụ trợ ảnh hưởng không rõ tới cấu trúc số cây của rừng trồng Sao đen, Dầu cát và Sến cát.

Quá trình sinh trưởng D1,3, Hvn và Dt của Sao đen, Dầu cát và Sến cát ở các mô hình trong mỗi loại hình cây trồng phụ trợ đều rõ tính quy luật (hàm phi tuyến tính ở giai đoạn 10 – 17 tuổi), sinh trưởng của Dầu cát và Sến cát cho kết quả tốt hơn so với ở loài Sao đen, sinh trưởng của loài Dầu cát cao hơn so với loài Sến cát.

Tóm lại: Ảnh hưởng của phương thức trồng hay loại cây trồng phụ trợ (cây

NNn và cây LN hay cây NNd) tới các đặc điểm lâm học của rừng trồng về cấu trúc số cây cũng như sinh trưởng của loài cây trồng chính đều khác nhau giữa loại cây phụ trợ là NNn hay là NNd. Theo những kết quả đã phân tích, chọn loài cây phụ trợ là NNn có tác động tích cực hơn so với cây NNd đối với khả năng phục hồi của rừng trồng họ Sao Dầu.

Theo mô tả ở Mục 4.1.1, mô hình chỉ định cho một loài cây trồng cụ thể tương ứng với một kỹ thuật đã định (loại hình, phương thức trồng, quy cách trồng). Vì có 3 loài cây trồng, mỗi loại hình có 2 phương thức, cho nên có khoảng 6 mô hình rừng trồng cho các loài cây Sao đen, Dầu cát hoặc Sến cát. Trên thực tế, số lượng các mô hình có thể còn lớn hơn vì còn nhiều phương thức trồng kết hợp và quy cách trồng khác nữa. Đề tài này chỉ thống kê các mô hình theo phương thức và loài cây mà chưa có quy cách trồng.

Thêm nữa, trong giai đoạn từ 1982 đến 2009, tổng diện tích trồng là 431,9 ha phân tương đối đều cho mỗi giai đoạn 10 năm, diện tích trồng nhỏ nhất cho một mô hình (tại một giai đoạn) cũng là 4,8 ha; nhưng con số ấy cũng là đủ lớn để đảm bảo một diện tích cây trồng có thể trở thành rừng trồng.

Tóm lại, điều kiện thực tiễn cộng với chính sách (bởi dự án, yêu cầu xã hội) tác động vào đã làm đa dạng loại mô hình rừng trồng và đảm bảo được diện tích tối thiểu cho khả năng phục hồi rừng từ cây trồng.

4.3.2.3. Kết quả đánh giá khả năng phục hồi của các mô hình rừng trồng

Từ những tổng hợp và phân tích dựa vào 5 tiêu chí trên cho thấy, mặc dù còn có một số ít chỉ số đánh giá chưa được khẳng định chắc chắn về phương diện thống kê, nhưng kết quả trên cho phép có được những cơ sở khoa học và thực tiễn để lựa chọn mô hình rừng trồng Sao đen, Sến cát như sau:

(i) Theo loại hình rừng: chọn mô hình rừng trồng cây Sao đen, Sến cát với cây hỗ trợ là cây NNn hay NLG, không phân biệt Keo lá tràm hay Keo lai.

(ii) Theo phương thức trồng với cây trồng chính: chọn mô hình rừng trồng Sao đen và Sến cát hỗn giao giữa hai loài cây này với nhau.

(iii) Theo phương thức trồng kết hợp với loài cây trồng xen: mô hình rừng trồng Sao đen thuần hoặc rừng trồng Sến cát kết hợp với cây NNd.

(iv) Theo quy cách trồng: mô hình rừng trồng theo quy cách 6x4 (m), trong đó khoảng cách giữa các hàng cây trồng chính (6 m) nên được trồng xen cây NNd hoặc cây NLG.

Tất cả các dạng mô hình rừng trồng trên đây không phân biệt trên đất feralit đỏ vàng trên phiến sét (FRr) hay đất cát ven biển (C); nếu trồng thuần một loài thì ưu tiên cho cây Sến cát hơn so với cây Sao đen; nếu chọn giữa hai quy cách nhưng cùng mật độ (khoảng 200 c/ha) thì ưu tiên chọn quy cách 6x8 (m) vì thuận lợi hơn cho việc xen hàng cây trồng hỗ trợ.

Mặt khác, theo các tiêu chí đã đề ra, căn cứ vào tỷ lệ sống của cây trồng chính, tỷ lệ cây tốt và trung bình trên tổng số cây ở từng giai đoạn tuổi, khả năng sinh trưởng của D1,3 và Hvn, có thể kết luận rằng các dạng mô hình trên đều là các lâm phần rừng trồng thực thụ, tức khả năng phục hồi rừng của cây gỗ lớn bản địa từ rừng trồng cây Sao đen, Dầu cát và Sến cát đã được khẳng định.

Điều đó cũng có nghĩa là các mô hình rừng trồng cụ thể này đã đảm bảo rằng đó là rừng phục hồi được về cả cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn sản xuất.

4.3.3. Đề xuất các biện pháp phục hồi rừng với cây họ Dầu

4.3.3.1. Đối với các kỹ thuật trồng rừng

Qua một số kết quả về khả năng phục hồi của Sao đen và Sến cát, ta có thể đưa ra một số nhận định về biện pháp trồng rừng như sau:

Chọn lựa đất trồng: Sao đen và Sến cát là loài cây gỗ có rễ ăn sâu, nên được gây trồng trên đất có tầng dày, điều kiện chiều sâu của mạch nước ngầm vào mùa khô cũng như vị trí đất trồng ẩm thấp ven bờ sông suối là những yếu tố quyết định chọn lựa đất trồng. Các loại đất thích hợp với hai loài cây này là đất feralit nâu đỏ trên phiến sét (FRr), đất cát ven biển (C).

Về phương thức trồng, nên trồng hỗn giao Sao đen và Sến cát vì tất cả các kết quả nghiên cứu đều cho thấy ở rừng trồng hỗn giao, các chỉ tiêu đánh giá liên quan tới sinh trưởng của rừng, đều cho thấy tốt hơn phương thức trồng thuần loài Sao đen hay Sến cát.

Đối với mật độ, nên trồng cả Sao đen và Sến cát ở mật độ 417 cây/ha (quy cách 6x4 m) không tính cây phụ trợ. Cây phụ trợ ngoài Keo lá tràm hay Keo lai có thể bổ sung các loài cây họ Đậu có tán nhỏ. Hiện tại, nếu các Khu BTTN không

được phép trồng cây ngoại lai thì có thể thay bằng trồng theo băng, rạch bổ sung cho những diện tích rừng nghèo cần phục hồi tại phân khu phục hồi sinh thái.

Về phương pháp trồng: Gây trồng Sao đen và Sến cát sẽ thành công dễ dàng bằng cây con đóng bầu có nguồn gốc lấy từ hạt. Gây trồng với ít nhất một loài cây phù trợ thời gian đầu, hạn chế tối đa việc gây trồng ngoài chỗ trống.

Về loài cây hỗ trợ: Nhất thiết phải có cây trồng hỗ trợ trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bắt buộc phải có quy trình tỉa thưa định kỳ lần 1 và lần 2, không khuyến khích chặt trắng cây hỗ trợ khi cây trồng chính đang ở giai đoạn tuổi 5 – 7.

4.4.3.2. Đối với loài Sao đen

Mặc dù là cây bản địa tại miền Đông Nam bộ, nhưng khả năng thích ứng (thể hiện qua tỷ lệ sống, sinh trưởng, phẩm chất cây...) của Sao đen kém hơn so với Sến cát nên có thể cần tăng tiêu chuẩn về cây con đem trồng của loài cây này (về D00, Hvn và tuổi cây con xuất vườn) hoặc có thể tác động kỹ thuật như thay đổi kích thước hố và tỷ lệ phân bón lót khi trồng.

Không nên trồng Sao đen thuần loài với mật độ thưa; nên trồng kết hợp với cây ngắn ngày hay hỗn giao và nhất thiết cần có độ tàn che ban đầu hỗ trợ cho loài cây này ở giai đoạn dưới 5 tuổi. Ngoài ra, có thể trồng theo băng, rạch dưới tán rừng nghèo là một giải pháp có thể lựa chọn do không được phép trồng cây ngoại lai mọc nhanh trong các Khu BTTN.

Dựa vào một số diện tích trồng rừng hàng năm và loài cây Sao đen, đề tài nhận định có 2 phương pháp trồng loại cây này như sau:

+ Phương pháp 1:

Sau khi chặt trắng rừng hay trên đất trống, cây Sao đen được đưa vào trồng xen hàng với loại cây che sáng phủ xanh nhanh là Keo lai hay Keo lá tràm để tạo bóng che ngang cho cây Sao đen còn nhỏ. Khoảng cách giữa các hàng cây Sao đen tốt nhất là 6 m và khoảng cách giữa các cây Sao đen là 4 m. Giữa hai hàng Sao đen xen vào một hàng cây Keo lai hay Keo là tràm, khoảng cách cây Keo là 2 m. Như vậy, số cây Sao đen bằng một nửa so với cây Keo lai hay Keo lá tràm.

Trong những năm đầu tiên, Sao đen sinh trưởng chậm trong khi Keo lai/ Keo lá tràm sinh trưởng nhanh hơn khiến tỉ lệ sống của Sao đen sau khi trồng có thể bị ảnh hưởng, vì thế cần tỉa thưa ngay năm thứ 3 sau trồng.

+ Phương pháp 2:

Trồng rừng Sao đen hỗn giao với một loài cây họ Dầu hay cây họ Đậu làm cây trồng chính và một loài cây hỗ trợ che bóng cây trồng chính những năm đầu sau trồng. Trường hợp này tương tự như trồng hỗn giao của hai loài Sao đen và Sến cát như đã xem xét ở các mô hình rừng trồng tại KBT. Tuy nhiên, không nhất thiết là cây họ Dầu mà có thể là loài cây bản địa họ Đậu khác.

Trong biện pháp này, đất rừng được cày hay cuốc hố toàn bộ, cây trồng trước hay trồng cùng là cây hỗ trợ có tác dụng bảo vệ đất (Keo lai hay cây họ Đậu). Cây Sao đen được trồng thành hàng cách nhau 4 m. Rừng sau khi trồng sẽ bao gồm 4 hàng với khoảng cách hàng là 2 m và xếp như sau: 1 hàng cây Keo lai hay cây họ Đậu, 1 hàng Sao đen, 1 hàng Keo lai hay cây họ Đậu, 1 hàng Sao đen + cây họ Đậu. Như vậy, cây trồng chính gồm hai loài nhưng tỷ lệ cây Sao đen chiếm 3/4 số cây.

Trong cả hai phương pháp trên, cây Sao đen nên được trồng bằng phương pháp cây nguyên trong bầu, cao khoảng 1,0 m, đường kính gốc 1,5 cm, tuổi xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ sao dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu​ (Trang 76)