Với 3 loài cây thuộc đối tượng nghiên cứu, đề tài sẽ so sánh sinh trưởng của
các chỉ tiêu D1,3, Hvn và Dt. Điều kiện để so sánh là cùng tuổi, cùng phương thức trồng và các điều kiện tự nhiên khác. Việc so sánh thực hiện cho 2 tuổi đại diện cho cấp tuổi 10 đến 12 và cấp tuổi 15 đến 17. Kết quả trắc nghiệm của các chỉ tiêu được trình bày ở Bảng 4.24 và Hình 4.18(chi tiết so sánh ở Phụ lục 2.8.1).
Bảng 4.24.Kết quả so sánh sinh trưởng D00, Hvn, Dtgiữa các loài cây trồng chính
Tuổi rừng Loài cây D1,3 Hvn Dt
D(cm) Nhóm H (m) Nhóm Dt (m) Nhóm Tuổi 12 Sao đen 18,6 a 6,9 a 4,5 a Dầu cát 20,8 c 7,7 b 6,1 b Sến cát 19,7 b 7,0 a 5,6 c Tuổi 15 Sao đen 24,5 a 8,9 a 6,7 a Dầu cát 25,2 a 9,6 b 7,5 b Sến cát 27,2 b 10,2 c 8,5 c Tuổi 17 Sao đen 33,7 a 12,1 a 8,6 a Dầu cát 38,1 b 13,5 b 10,3 c Sến cát 34,8 a 12,4 a 9,3 b
Ghi chú:Các loài có cùng chữ cái (a, b hay c) thì cùng nhóm “thuần nhất”, nghĩa là khác biệt có ý nghĩa với các nhóm khác.
a)Sinh trưởng D1,3 b)Sinh trưởng Hvn
Nhận xét:
Về loài cây, so sánh sinh trưởng của Sao đen, Dầu cát và Sến cát (Bảng 4.24 và Hình 4.18) được xem xét theo 3 chỉ tiêu. Căn cứ vào xác suất P (P-value) thì ở tất cả các giai đoạn tuổi, khác biệt đều rất có ý nghĩa tất cả các chỉ tiêu so sánh (P < 0,01; Phụ lục 2.9.1). Căn cứ vào từng cặp trắc nghiệm LSD thì có trên 2/3 số loài không cùng một nhóm thuần nhất. Nhìn chung, ở tất cả các tuổi xem xét, giá trị trung bình của cả D1,3 và Hvn của Dầu cát đều cao hơn so với Sến cát và của Sến cát cát thì tương đương hay cao hơn so với Sao đen.
Như vậy, với tỷ lệ trên 75% số trường hợp so sánh khác biệt là có ý nghĩa và rất có ý nghĩa, có thể nói rằng sinh trưởng D00 và Hvn giữa các loài Sao, Dầu và Sến cát ở các mô hình rừng trồng là khác nhau, sai lệch càng nhiều khi tuổi rừng càng cao. Tóm lại, các loài cây trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng sinh trưởng D1,3, Hvn và Dt của Sao đen, Dầu cát và Sến cát.