Biến động phẩm chất cây trồng ở các loài và mô hình rừng trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ sao dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu​ (Trang 45 - 46)

Chất lượng của cây trồng được phân thành 3 cấp định tính: tốt (a), trung bình (b) và xấu (c) ứng với các tiêu chí định trước. Chỉ tiêu tính toán là phẩm chất từng loại theo giá trị phần trăm (%) của tổng số cây. Phẩm chất của rừng trồng được đánh giá ở các mô hình cây trồng và yếu tố ảnh hưởng khác nhau như phần trình bày trong Bảng 4.5, Bảng 4.6 và Hình 4.3 (xem chi tiết tại Phụ lục 2.2.3).

Bảng 4.5. Biến động phẩm chất cây trồng (%) theo các loài cây trồng Các loài cây

ở rừng trồng

Tỷ lệ phẩm chất (%) Trắc nghiệm P-value

A B C

Loài Sao đen 74,9 17,4 7,7

P = 0,000

Loài Dầu cát 85,6 8,6 5,8

Loài Sến cát 66,6 25,7 7,7

Bảng 4.6. Biến động phẩm chất cây trồng (%) theo các mô hình rừng trồng Các mô hình

rừng trồng

Tỷ lệ phẩm chất (%) Trắc nghiệm P-value

A B C

Sao đen thuần 80,4 12,6 7,0

P = 0,000

Dầu cát thuần 85,6 8,6 5,8

Sao đen hỗn giao 70,1 21,7 8,3

Sến cát hỗn giao 66,6 25,7 7,7

Theo đó, có sự khác nhau về tỷ lệ các loại cây theo phẩm chất (a-tốt, b-trung bình, c-xấu) giữa các loài cây trồng (Bảng 4.5): tỷ lệ số cây tốt đều rất cao (thấp nhất là 66,6% và cao nhất là 85,6%), tỷ lệ cây xấu đều rất thấp (thấp nhất là 5,8% và cao nhất là 8,3%). Kết quả trắc nghiệm Chi-square cho thấy: có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phẩm chất cây trồng giữa các loài cây trồng, ở loài Dầu cát và Sao đen

có tỷ lệ cây tốt cao nhất; ngược lại ở loài Sến cát thì tỷ lệ cây tốt thấp nhất tương ứng với tỷ lệ cây trung bình cao hơn.

a) Theo loài cây trồng c) Theo phương thức trồng

Hình 4.3.Tỷ lệ phẩm chất cây trồng ở các loài và mô hình rừng trồng

Tương tự, có sự khác nhau về tỷ lệ các loại cây theo phẩm chất (a-tốt, b-

trung bình, c-xấu) giữa các mô hình rừng trồng (Bảng 4.6): tỷ lệ số cây tốt đều rất

cao (thấp nhất là 66,1% và cao nhất là 85,6%), tỷ lệ cây xấu đều rất thấp (thấp nhất là 5,8% và cao nhất là 8,3%). Kết quả trắc nghiệm Chi-square cho thấy: có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phẩm chất cây trồng giữa các mô hình trồng rừng, ở rừng Dầu cát thuần và Sao đen thuần thì có tỷ lệ cây tốt cao nhất; ngược lại ở rừng các mô hình rừng Sao đen và Sến cát hỗn giao thì tỷ lệ cây tốt thấp nhất tương ứng với tỷ lệ cây trung bình cao hơn.

Nói cách khác, loài Dầu cát có tỷ lệ cây tốt cao nhất, ở rừng trồng hỗn giao

thì phẩm chất cây tốt thấp hơn rất đáng kể so với rừng trồng thuần. Theo kết quả trắc nghiệm Chi-square (Phụ lục 2.4.3), giữa các loài hay mô hình rừng trồng và tỷ lệ phẩm chất cây trồng (a, b, c) có mối quan hệ phụ thuộc với nhau; nói cách khác, tỷ lệ cây có phẩm chất tốt hay xấu phụ thuộc chặt chẽ vừa vào loài cây và vừa vào phương thức rồng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ sao dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu​ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)