Theo trình bày ở phần phương pháp, các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính thân (D1,3) và chiều cao cây (Hvn) sẽ được phân ra thành các cấp, gọi là cấp D1,3 và giữa chúng cách nhau 2 cm, cấp Hvn và giữa chúng cách nhau 1 m. Tỷ lệ số cây được quy về tỷ lệ phần trăm (%). Các phân bố theo đó sẽ là quan hệ của N% theo các cấp D1,3 hay các cấp Hvn.
+ Phân bố số cây theo đường kính (N-D1,3)
Vì có 3 loài cây của hai phương thức trồng nên sẽ có các trình bày cụ thể cho từng đối tượng này. Dưới đây là phân bố N-D1,3 của các loài Sao đen, Dầu cát và Sến cát (Bảng 4.8, chi tiết tính toán tại Phụ lục 2.4.1 đến 2.4.3).
Bảng 4.8. Các đặc trưng của phân bố số cây theo D1,3 ở các loài cây trồng
Các tham số Sao đen Dầu cát Sến cát
Số cây (*) 195 69 97 Trung bình (cm) 18,6 20,8 19,7 Độ lệch (cm) 3,01 3,30 2,89 HS biến động (%) 16,2 15,9 14,7 Min 12,4 15,3 13,4 Max 26,7 27,7 27,7 Độ lệch (Sk) 0,46 0,26 0,40 Độ nhọn (Ku) -0,24 -0,79 -0,09
Hình 4.5. Phân bố N-D của Sao đen,Dầu cát,Sến cát ở rừng trồng tuổi 12
Nhận xét:
Theo loài cây, diễn biến phân bố số cây của loài Sao đen,Dầu cát và Sến cát không có khác biệt nhau, đều là các phân bố một đỉnh hơi lệch trái (Sk > 0) và nhọn hơn so với phân bố chuẩn (Ku < 0), tuy nhiên biên độ dao động đường kính của loài Dầu cát thường lớn hơn loài Sao đen hay Sến cát mặc dù cùng tuổi. Theo hệ số biến động (Cv, %),sai khác về giá trị biến động giữa các loài cũng khác nhau không lớn. Theocấp đường kính, số cây tập trung ở cấp đường kính 18 –20 cm (Sao đen), 18 –
22 cm (Dầu cátvà Sến cát) chiếm từ 15 đến gần 40% số cây (Hình 4.5).
+ Phân bố số cây theo chiều cao (N-Hvn)
Bảng 4.9.Các đặc trưng của phân bố số cây theo Hvnở các loài cây trồng
Các tham số Sao đen Dầu cát Sến cát
Sốcây (*) 195 69 97 Trung bình (m) 6,87 7,67 7,03 Độlệch (m) 1,06 0,95 1,07 HS biến động (%) 15,4 12,5 15,3 Min 4,3 6,0 4,5 Max 10,0 9,5 9,5 Độlệch (Sk) 0,43 0,20 0,17 Độnhọn (Ku) 0,21 -1,03 -0,46
Hình 4.6. Phân bố N-H của Sao đen,Dầu cát,Sến cát ở rừng trồng tuổi 12
Nhận xét:
Cũng như phân bố N-D, các đặc điểm của phân bố N-H được xem xét cho từng loài cây. Về loài cây, không có sự khác biệt về diễn biến số cây giữa Sao đen và Sến cát cát, đều là các phân bố một đỉnh khá rõ mặc dù biên độ biến thiên chiều cao của Sến cát lớn hơn Sao đen. Tuy nhiên, đường phân bố thực nghiệm theo Hvn của Dầu cát thì có khác biệt, biên độ biến thiên chiều cao dài hơn, có chiều hướng từ một đỉnh lệch trái chuyển sang nhiều đỉnh không rõ. So sánh giữa các loài, đều có hệ số biến động nhỏ hơn 15%, đỉnh phân bố lệch trái (Sk > 0), tần suất tập trung vào đỉnh của phân bố N-H là cao hơn so với phân bố N-D (ở loài Sao đen và Sến cát), từ 35 đến 45% tổng số cây.