+ Phương thức trồng
Phương thức trồng xem xét cho cả hai loài cây gồm Sao thuần, Dầu thuần và Sao hỗn giao, Sến cát hỗn giao. Các phương thức trồng khác nhau cho tỷ lệ sống từ 81,3% đến 83,7% (rừng NLG) và từ 79,4% đến 81,2% (NNd), tỷ lệ sống ở phương thức trồng hỗn giao cao hơn hơn so với trồng thuần.
Các phương thức trồng cho phẩm chất cây tốt (loại a) đều rất cao, thấp nhất là 69,1% (ở NNd) và cao nhất là 86,5% (ở NLG); ở phương thức trồng hỗn giao có tỷ lệ cây tốt cao hơn so với trồng thuần.
Về cấu trúc số cây N-D và N-H ở hai phương thức trồng, kết quả cho thấy không có sự khác biệt về dạng của phân bố số cây N-D và N-H giữa rừng trồng thuần với rừng trồng hỗn giao, theo phương thức trồng thì chấp nhận được 6/6 dạng phân bố ở rừng thuần và 4/6 dạng phân bố ở rừng hỗn giao.
Hai phương thức trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng sinh trưởng ở cả hai loài Sao đen. Sinh trưởng của D1,3 và Hvn của cây trồng hỗn giao lớn hơn so với cây trồng thuần, quy luật này thể hiện ở loài Sao đen, nhất là giai đoạn sau tuổi 15.
Tóm lại: Ảnh hưởng của phương thức trồng giữa trồng thuần và trồng hỗn giao tới các đặc điểm lâm học của rừng trồng như tỷ lệ sống, phẩm chất cây tốt và cấu trúc số cây đều giống nhau, đều vượt các ngưỡng trong tiêu chí đặt ra, nhưng khác về mức độ sinh trưởng D1,3, Hvn của từng loài cây trồng. Như vậy, chọn một hay cả hai phương thức trồng đều có tác động tích cực đến khả năng phục hồi của rừng trồng Sao đen và Sến cát.
+ Cây trồng phụ trợ
So sánh giữa hai loại cây trồng phụ trợ có ảnh hưởng đến cấu trúc số cây N- D và N-H, kết quả là diễn biến phân bố số cây ở rừng xen cây NNd phức tạp hơn diễn biến số cây ở rừng xen cây NNn, biên độ biến thiên của D và H cũng dài hơn. Ở rừng NNn có 6/6 dạng và ở rừng NNd có 4/6 dạng được chấp nhận về tính quy luật phân bố lý thuyết. Như vậy, loại cây trồng phụ trợ ảnh hưởng không rõ tới cấu trúc số cây của rừng trồng Sao đen, Dầu cát và Sến cát.
Quá trình sinh trưởng D1,3, Hvn và Dt của Sao đen, Dầu cát và Sến cát ở các mô hình trong mỗi loại hình cây trồng phụ trợ đều rõ tính quy luật (hàm phi tuyến tính ở giai đoạn 10 – 17 tuổi), sinh trưởng của Dầu cát và Sến cát cho kết quả tốt hơn so với ở loài Sao đen, sinh trưởng của loài Dầu cát cao hơn so với loài Sến cát.
Tóm lại: Ảnh hưởng của phương thức trồng hay loại cây trồng phụ trợ (cây
NNn và cây LN hay cây NNd) tới các đặc điểm lâm học của rừng trồng về cấu trúc số cây cũng như sinh trưởng của loài cây trồng chính đều khác nhau giữa loại cây phụ trợ là NNn hay là NNd. Theo những kết quả đã phân tích, chọn loài cây phụ trợ là NNn có tác động tích cực hơn so với cây NNd đối với khả năng phục hồi của rừng trồng họ Sao Dầu.