Thị trường khách quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 25 - 27)

5. Xu thế phát triển du lịch bền vững

1.4.2.1. Thị trường khách quốc tế

Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2017 có sự tăng trưởng mạnh: Theo Tổng cục Du lịch, ngành đã đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 30% lượng khách quốc tế; phục vụ 73,2 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 510 nghìn tỷ đồng, đóng góp tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đây có thể coi là kỳ tích tăng trưởng với mức kỷ lục về tổng số khách quốc tế (khoảng 13 triệu lượt) và mức tăng trưởng tuyệt đối trong một năm, tăng thêm 3 triệu lượt so với năm trước.

Du lịch Việt Nam trong năm qua được thế giới đánh giá cao , nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu quốc tế, nâng cao hình ảnh Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Những thành tựu nổi bật như: Việt Nam được UNWTO xếp thứ 6/10 điểm đến du lịch có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới;

InterContinental Danang Sun Penisula Resort được bình chọn lần thứ 3 với danh hiệu “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới”; Khu nghỉ dưỡng JW Marriot Phu Quoc Emeral Bay được bình chọn là “Khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất thế giới”; Vietravel được bình chọn là “Nhà điều hành tour du lịch trọn gói hàng đầu thế giới”; Vietnam Airlines được bình chọn là “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa” và “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về hạng phổ thông đặc biệt”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn những hạn chế cần tập trung khắc phục về chất lượng dịch vụ tại một số khu, điểm du lịch; công tác quản lý ở một số nơi chưa đồng bộ, chặt chẽ làm xuất hiện tình trạng tour giá rẻ, lộn xộn trong quản lý khách, hướng dẫn viên; năng lực cạnh tranh còn thấp; hạn chế trong công tác bảo đảm an ninh an toàn, vệ sinh môi trường...

Những hoạt động du lịch ưa thích nhất của khách du lịch quốc tế khi đi du lịch tại Việt Nam là du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, trải nghiệm khám phá thiên nhiên, văn hóa bản địa… Như vậy, có thể thấy các sản phẩm du lịch được khách ưa thích nhất tập trung vào du lịch biển, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Ngoài những hoạt động du lịch chính, khách du lịch quốc tế cũng tham gia các hoạt động du lịch phụ trợ khác tại khu du lịch như thưởng thức ẩm thực địa phương, mua sắm sản vật.

Hình 1.2: Biểu đồ hiện trạng khách quốc tế đến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)