Thực trạng phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 59)

5. Xu thế phát triển du lịch bền vững

3.2. Thực trạng phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý

3.2.1. Khách du lịch

- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến huyện Phú Quý giai đoạn 2010 - 2017 đạt 15,65%/năm. Năm 2016, khách du lịch đến đảo Phú Quý đạt 7.050 lượt khách, chiếm 0,16% tổng số khách đến tỉnh Bình Thuận. Khách du lịch tăng lên trong những năm gần đây nhờ chủ trương hướng về biển đảo, đặc biệt là công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của Phú Quý. Năm 2017 ước tính có khoảng 16.600 lượt khách đến đảo Phú Quý, chiếm 0,32% so với tỉnh Bình Thuận. Nguồn khách chính đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền Bắc.

- Khách du lịch đến Phú Quý chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Hàng năm, có khoảng 100 - 200 khách Việt kiều về thăm quê với mục đích thăm thân. Khách nội địa đến Phú Quý chủ yếu là giới trẻ chiếm khoảng 60 - 70% khách du lịch đến Phú Quý, tập trung đông vào các đợt lễ hội, ngày lễ, ngày tết, thứ bảy, chủ nhật.

- Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch năm 2017 đạt 3,5 ngày. - Khách du lịch đến đảo Phú Quý trong những năm qua không ổn định do những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng tại đảo và tiếp cận đảo đã và đang được đầu tư trong mấy năm gần đây;

điều kiện khí hậu thời tiết cũng hạn chế việc khách du lịch đến đảo; công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế,…

Hình 3.15: Biểu đồ hiện trạng khách du lịch đến Bình Thuận và huyện Phú Quý

3.2.2. Đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch phát triển du lịch

3.2.2.1. Đánh giá hiện trạng và các dự án phát triển giao thông a. Đường bộ a. Đường bộ

Hệ thống giao thông cũng được bê tông hóa với trên 21 km mặt đường. Mạng lưới giao thông đường bộ: Mật độ mạng lưới giao thông đường bộ trung bình của huyện Phú Quý 5,4 km/km2, 3,52km/1.000 dân.

Đường huyện, đường đô thị: 44,01km/21tuyến (0,96km đường bê tông xi măng; 38,8km đường láng nhựa, 4,24km đường cấp phối sỏi đỏ).

Đường xã: 8,84km/10 tuyến (1,85km đường bê tông xi măng; 7,0km đường láng nhựa).

Đường giao thông nông thôn: 43,24km/273 tuyến (25,3km đường bê tông xi măng, 17,94km đường sỏi đỏ).

Tổng chiều dài đường bộ: 96,09km.

b. Vận tải biển

Tuyến vận tải biển Phan Thiết - Phú Quý có đội tàu gồm 05 khách và 02 tàu vận tải biển.

Tàu khách Bình Thuận 16: Năng lực khai thác 160 khách+50 tấn hàng. Tàu khách Bình Thuận 18: Năng lực khai thác 160 khách+50 tấn hàng. Tàu khách trung tốc Hưng Phát: Năng lực khai thác 250 khách.

Tàu khách Quê Hương: Năng lực khai thác 165 khách+55 tấn hàng. Tàu khách Phú Quý 07: Năng lực khai thác 150 khách+100 tấn hàng. Tàu vận tải Hoàng Phúc 09: Năng lực khai thác 600 tấn hàng.

Tàu vận tải Hoàng Phúc 27: Năng lực khai thác 1.000 tấn hàng.

Cảng Phú Quý: Cảng Phú Quý là cảng tổng hợp được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh (bến cập tàu, kè bờ, đê chắn sóng, kho bãi,…), phục vụ cho nhu cầu vận tải và hậu cần nghề cá, là cửa ngõ chính nối huyện đảo với đất liền và thế giới bên ngoài. Cảng Phú Quý có những ưu thế như vị trí kín gió và mớn nước khá sâu có thể tiếp nhận các loại tàu vận tải có trọng tải đến 1.000 tấn; Bến cập tàu khách + tàu cá dài 139m, bến cập tàu hàng dài 51m.

Hiện trạng luồng tuyến vào cảng Phú Quý: Luồng tàu 01 chiều cho tàu 1.000 DWT. Chiều rộng đáy luồng 50 mét.

Chiều dài toàn tuyến luồng 3,2 km.

c. Sân bay Phú Quý

Nằm trên điạ bàn xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý. Sư đoàn Không quân 370 trực tiếp quản lý, sử dụng diện tích 25.736 m2, đã cắm 02 biển báo, 19 cột mốc.

Hiện trạng sử dụng: Sân bay có đường băng là ghi nhôm (chiều rộng 80m, chiều dài 200m) có 01 nhà ga, hai bên hành lang đường băng là đất trống.

Sân bay sử dụng làm bãi hạ cánh cho trực thăng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập; phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, cứu hộ - cứu nạn và các phương án tác chiến.

3.2.2.2. Hiện trạng và các dự án hạ tầng kỹ thuật khác (cấp điện, cấp nước, thu gom và xử lý chất thải rắn,…) trên địa bàn khu du lịch thu gom và xử lý chất thải rắn,…) trên địa bàn khu du lịch

a. Cấp điện

Nguồn cấp điện: Tổng cộng các nguồn cấp điện hiện tại trên đảo khoảng 12.000 KW, gồm:

Nhà máy phát điện diesel với tổng công suất 5.000kW (6x500kW + 2x1.000kW);

Nhà máy điện gió Phú Quý với tổng công suất 6.000kW (3x2.000kW); Các máy phát điện của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất khoảng 30 máy phát điện với tổng công suất 1.000kW.

Hệ thống đường dây 22kV: 26,2km; đường dây 12,7kV: 02km; Trạm biến áp (TBA) 22/0,4kV: 29 trạm/4.428 KVA; TBA 12,7/0,2kV: 12 trạm/370 KVA; đường dây 0,4-0,2kV: 37,3km; 6.663 điện kế khách hàng.

Điện năng thương phẩm: 14,926 triệu kWh/năm 2017.

b. Cấp nước

Hiện nay, huyện đảo đã được đầu tư 120 giếng khoan bơm tay UNICEF để phục vụ nước sinh hoạt.

Hiện nay tại huyện có 1 trạm cấp nước với lưu lượng khai thác 680 m3/ngày đêm do Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý, được khai thác tại 2 cụm giếng khoan: Một cụm ở xã Ngũ Phụng, một cụm ở xã Long Hải. Hiện nay Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường được UBND tỉnh cấp phép thăm dò 2000 m3/ngày, đêm. Ngoài ra tại huyện đảo có 3 hộ được cấp phép khai thác nước dưới đất với tổng công suất 300 m3/ngày.đêm.

c. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường

- Thoát nước

Toàn đảo chưa xây dựng hệ thống thoát nước chung, chủ yếu thoát nước tự nhiên đổ ra biển đảo.

Hiện tại, Phú Quý chỉ có 2 trạm xử lý nước thải: Một trạm là trạm xử lý nước thải công nghiệp với công suất Q = 1.400 m3/ ngày và một trạm xử lý

nước thải khu vực gần cảng với công suất Q = 1.000 m3/ ngày. Còn lại, chưa có hệ thống thoát nước thải riêng, chủ yếu tự ngấm và thoát qua đường nước mưa. Hệ thống thoát nước chưa được thu gom xử lí gây ảnh hưởng đến mạch nước ngầm nông.

Đối với các hộ dân nuôi thủy sản chưa được thu gom xử lí nước thải gây ảnh hưởng đến mạch nước ngầm nông.

- Vệ sinh môi trường

Rác thải: Hiện tại có 1 bãi rác với diện tích 5 ha khu vực xã Ngũ Phụng. Tuy nhiên, chưa được thu gom xử lí tập trung, nhất là đối với các hộ nuôi thủy sản gây ô nhiễm môi trường.

Nghĩa địa: Hiện tại, phía Bắc có khu nghĩa địa tập trung tại xã Long Hải có diện tích 5ha, ngoài ra còn một số mộ chôn lấp gần nhà.

Nhận xét: Hệ thống hạ tầng kĩ thuật hiện tại cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của dân cư trên đảo và khách du lịch. Tuy nhiên, các hệ thống xử lý rác thải, nước thải bảo vệ môi trường vẫn chưa được đáp ứng. Đặc biệt, lịch trình các tàu thuyền ra đảo chất lượng chưa cao vẫn bị phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trong tương lai cần có những giải pháp nâng cấp và xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật để phục vụ nhu cầu phát triển du lịch.

3.2.2.3. Hiện trạng hệ thống các công trình văn hóa, thể thao và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khác chất kỹ thuật du lịch khác

Nhìn chung, các công trình văn hóa, thể thao trên đảo tương đối phát triển đáp ứng nhu cầu của dân cư và phục vụ phát triển du lịch.

Huyện Phú Quý hiện có 13 cơ sở karaoke, trong đó có 10 cơ sở tại xã Tam Thanh, 3 cơ sở tại xã Long Hải.

Bên cạnh đó, huyện có 31 nhà hàng ăn uống và 3 khu vui chơi giải trí: Trung tâm văn hóa - trung tâm huyện (Quý Thạnh, xã Ngũ Phụng), Khu vui chơi trẻ em Quang Linh (Mỹ Khê, xã Tam Thanh) và dịch vụ vui chơi CLB Thiếu nhi (Trung tâm VH-TT Long Hải).

Kết cấu hạ tầng thương mại phục vụ du lịch: Hiện trên địa bàn huyện Phú Quý có 03 chợ đạt chuẩn tiêu chí 7 - cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (chợ Tam Thanh, chợ Long Hải, chợ Ngũ Phụng) và 01 chợ huyện Ngũ Phụng; 04

cửa hàng xăng dầu trên đất liền; 05 tàu dầu trên biển (trong đó có 02 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá). Huyện Phú Quý đạt chuẩn nông thôn mới tại Quyết định số 1916/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

3.2.3. Lao động ngành du lịch

Lao động du lịch huyện Phú Quý được tăng lên rõ rệt qua các năm, tuy nhiên không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2017 đạt 10,74%/năm. Năm 2017, lao động du lịch đạt 621 lao động, tăng gấp 2 lần so với năm 2010, chiếm 4% so với lao động du lịch tỉnh Bình Thuận.

Đánh giá chất lượng nhân lực du lịch: Nguồn nhân lực tương đối dồi dào nhưng về trình độ chuyên môn kĩ thuật được đào tạo còn tương đối thấp.

Hình 3.16: Biểu đồ hiện trạng lao động du lịch của tỉnh Bình Thuận và huyện Phú Quý

3.2.4. Tổng thu từ khách du lịch

Tổng thu từ khách du lịch huyện Phú Quý được tăng lên rõ rệt qua các năm, tuy nhiên không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2017 đạt 14,11%/năm. Năm 2016 tổng thu từ khách du lịch đạt 18.295 triệu đồng, tăng gấp 1,03 lần so với năm 2010, chiếm 0,20% so với tổng thu từ khách du lịch tỉnh Bình Thuận. Năm 2017, ước tính tổng thu từ khách du lịch của

huyện Phú Quý đạt 44.820 triệu đồng, chiếm 0,41% so với tổng thu từ khách du lịch tỉnh Bình Thuận.

Hình 3.17: Biểu đồ hiện trạng tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Bình Thuận và huyện Phú Quý

3.2.5. Các sản phẩm du lịch

- Du lịch sinh thái biển: Ngắm các bãi san hô,….

- Du lịch văn hóa, tâm linh: Một số điểm tham quan được khai thác phục

vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch như Chùa Linh Sơn, Chùa Linh Bửu, Di tích Lăng cô Mỹ Khê, Đền thờ Bà Chúa Ngọc - Vạn Thương Hải, Vạn An Thạnh, ….

- Du lịch cộng đồng: Du khách đến du lịch có thể nghỉ ngơi tại nhà của

người dân trong huyện và tìm hiểu về các lễ hội truyền thống của người dân.

- Du lịch tham quan: Tham quan các điểm du lịch như Hòn Tranh, Phong

điện Phú Quý, Hải Đăng Phú Quý, Bãi Đá, Bãi Nhỏ….

- Du lịch tắm biển tại Vịnh Triều Dương, Bãi Nhỏ Gành Hang,…

- Du lịch trải nghiệm: Thăm quan và trải nghiệm làng nghề nuôi thủy hải

sản tại Lạch Dù…

- Mới chỉ đáp ứng các loại dịch vụ cơ bản cho khách du lịch về chỗ ăn, chỗ ngủ, đi lại bằng tàu cao tốc, thuyền mủng, xe máy,…

- Chưa có các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch.

- Chưa hình thành các sản phẩm giá trị gia tăng khai thác từ tài nguyên. - Sản phẩm hàng hóa: Mới phát triển hàng hóa là sản phẩm nông sản, thủy sản, chưa có các sản phẩm lưu niệm độc đáo gắn với đảo Phú Quý.

3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý theo các chỉ tiêu du lịch chủ yếu tiêu du lịch chủ yếu

3.3.1. Thị trường khách du lịch

3.3.1.1. Khách du lịch quốc tế:

Tập trung phát triển các thị trường truyền thống của tỉnh Bình Thuận hiện nay, đặc biệt chú trọng đến các thị trừng truyền thống của Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Giai đoạn đến năm 2025 chủ yếu tiếp cận các thị trường truyền thống như Đông Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ,… xây dựng hình ảnh Phú Quý như một điểm đến mơi hấp dẫn cần khám phá. Giai đoạn sau năm 2025 củng cố và mở rộng vị trí trên các thị trường truyền thống và tiếp cận, xâm nhập các thị trường mới như Nhật Bản, Châu Đại dương, Ấn Độ và Trung Đông.

3.3.1.2. Khách du lịch nội địa:

Chủ yếu tập trung và phân khúc khách có mức thu nhập khá trở lên từ các đô thị với các phân khúc khách du lịch nghỉ dưỡng, tham quan và văn hóa tâm linh. Giai đoạn đến năm 2025 tiếp cận như một điểm đến nối dài từ Khu du lịch quốc gia Mũi Né, giai đoạn sau 2025 mở rộng thị trường như một điểm đến độc lập, ưu tiên phát triển phân khúc khách cao cấp.

3.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Hiện tại, trên địa bàn huyện có 31 cơ sở dịch vụ lưu trú đang hoat động với tổng số 249 buồng. Trong đó có 21 nhà nghỉ, ngoài ra còn có 10 cơ sở lưu trú khác. Nhìn chung, số lượng cơ sở lưu trú ở Phú Quý đã đáp ứng nhu cầu khách trong ngày bình thường. Tuy nhiên, vào những dịp lễ tập trung đông khách du lịch vẫn có thể xảy ra tình trạng thiếu buồng. Tại Phú Quý chưa có cơ

sở lưu trú du lịch được xếp hạng để có thể đón khách du lịch có khả năng chi trả cao hoặc khách du lịch quốc tế.

3.3.3. Không gian phát triển du lịch

Các điểm du lịch: Vịnh Triều Dương, Bãi Nhỏ - Gành Hang, Chùa Linh Sơn - Núi Cao Cát, Vạn An Thạnh, Vạn Liên Thành, Mộ Thầy,…

Các tuyến du lịch chính như: Chùa Linh Sơn - Núi Cao Cát - Hải Đăng Núi Cấm - Vịnh Triều Dương - Bãi Doi Dừa - Gành Hang - Bãi Nhỏ,…

3.3.4. Đầu tư phát triển du lịch

Trong thời gian qua, du lịch vẫn chưa được quan tâm đầu tư, vẫn còn ở dạng tiềm năng, còn nhiều hạn chế như: Quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát; việc khai thác du lịch còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.

Cơ sở vật chất du lịch chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, đặc biệt phương tiện vận chuyển khách du lịch từ đất liền ra đảo cần được đầu tư phát triển, cơ sở lưu trú, ăn uống,…

Dự án đầu tư du lịch tại đảo Phú Quý tính đến thời điểm hiện tại có 02 dự án, trong đó có 01 đang triển khai xây dựng (dự án Nhà hàng Khách sạn Sài Gòn - Đảo của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Sail Travel, diện tích 1,9 ha). 01 dự án đã triển khai đi vào hoạt động (Dự án Khu du lịch sinh thái biển Long Vĩ của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Long Vĩ, với diện tích 01 ha).

3.3.5. Môi trường phát triển du lịch

Trên đường đi và dọc bãi biển…đủ loại rác xuất hiện, từ rác sinh hoạt, rác thải nilong được tập kết thành từng đống, đến những vỏ trái dừa, vỏ chai nhựa nằm lăn lóc hay được sóng biển đưa tấp vào bờ như thế này. Phú Quý tuy chưa ngập rác như các đảo du lịch nổi tiếng Côn Đảo, Phú Quốc… song cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng rác thải.

Với dân số gân 30 ngàn người và khách du lịch đến Phú Quý ngày càng nhiều, nên lượng rác thải sinh hoạt, trong đó có rác thải du lịch là rất lớn so với năng lực xử lý của địa phương. Ô nhiễm môi trường do rác thải đang là vấn đề đặt ra cho đảo.

Nhiều chủ lồng bè trước đây nuôi hải sản thì nay đã chuyển sang kinh doanh du lịch, phục vụ du khách vui chơi, ăn uống tại chỗ, nhưng chỗ vệ sinh, nơi bỏ rác thải lại chưa được đầu tư. Nhiều du khách vẫn vô tư xả rác ở các điểm du lịch.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến hải sản nằm xen kẽ trong khu dân cư nhưng chưa có cam kết bảo vệ môi trường, chưa có các biện pháp xử lý chất thải đã và sẽ là một vấn đề nan giải. Việc di dời và bố trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)