Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 38 - 39)

2.4.4 .Tiếp cận sinh thái

3.1. Tiềm năng du lịch của huyện đảo Phú Quý

3.1.1.1. Địa hình, địa mạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Huyện Phú Quý gồm 10 hịn đảo có quy mơ diện tích và đặc điểm tự nhiên khác nhau. Trong đó, đảo Phú Q (hay cịn gọi là Cù Lao Thu) có diện tích lớn nhất, là đảo tập trung hầu hết dân cư sinh sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của huyện. Các đảo nhỏ khác chủ yếu là các núi đá hoặc bãi đá nổi lên giữa biển khơi và hiện tại có ý nghĩa về mặt an ninh, quốc phòng như Hòn Hải là vị trí xác định đường cơ sở của vùng lãnh hải quốc gia.

Địa hình đảo Phú Q khơng bằng phẳng, độ cao trung bình từ 15m đến 20m, có 3 ngọn núi chính ở 2 phía: Phía Bắc có 2 ngọn là núi Cấm cao 108m và núi Cao Cát cao 85m. Phía Nam có các cồn cát, đồi cát cao từ 35m đến 48m, trong đó có đồi cao nhất là núi ơng Đụn cao 44,9m, trong những ngọn núi này, núi Cấm được xem như một phao tiêu thiên nhiên rất quan trọng để ngư dân bắt được tín hiệu của đảo trong những cuộc hải trình, trung tâm đảo có các dãy đồi lượn sóng, tạo điều kiện phát triển du lịch tham quan, thưởng ngoạn cảnh quan. Địa hình đảo khơng bị chia cắt bởi các con sông, suối lớn, nhưng các đồi cát, cồn cát thường xun bị tác động của gió với quy mơ và tốc độ đáng kể đã thu hẹp diện tích canh tác và vùi lấp đường sá. Đây là hạn chế trong việc di chuyển du lịch ở huyện đảo. Vì vậy, để cho việc bảo vệ cơ sở hạ tầng, các cơng trình dịch vụ du lịch và nhà ở của nhân dân thì cần phải bố trí diện tích đất hợp lý để trồng rừng chắn gió, cát và hiện tượng xâm thực của biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)