Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 32)

5. Xu thế phát triển du lịch bền vững

1.5.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Dân số, dân cư: Năm 2018, dân số là 28.618 người. Mật độ dân số trung bình đạt khoảng 1.598 người/km2. Dân cư tập trung đông ở các khu vực ven biển, đặc biệt là khu vực cảng.

Lao động: Năm 2018, số người trong độ tuổi lao động đạt 19.015 người, chiếm 66,4% dân số toàn huyện. Nguồn lao động huyện khá dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động cũng là vấn đề lớn đặt ra với huyện khi phần lớn số lao động là lao động phổ thông chưa qua đào tạo và chủ yếu làm nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, Phú Quý có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 9%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Giá trị sản xuất bình quân ước tính đạt xấp xỉ 125 triệu đồng/người/năm. Kinh tế của Phú Quý chủ yếu là kinh tế nông – ngư nghiệp.

Tình hình văn hóa xã hội:

Giáo dục - đào tạo: Chất lượng dạy và học, số lượng học sinh ở các bậc

học tăng lên hàng năm. Hệ thống trường học được quan tâm đầu tư nâng

Y tế: Bệnh viện quân dân y tế huyện và mạng lưới y tế cơ sở luôn được

quan tâm đầu tư cơ bản bảo đảm được công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn còn thiếu thốn, lạc hậu.

Văn hóa - Thể thao: Các thiết chế văn hóa được tiếp tục phát triển. Việc

bảo tồn trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa địa phương được thực hiện tốt, quan tâm đầu tư cơ sở thiết yếu cho sự nghiệp văn hóa - thể thao.

Công nghệ thông tin, thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc, hệ

thống truyền dẫn cáp quang phát triển đảm bảo phục vụ tốt cho huyện đảo.

An ninh trật tự: Lực lượng vũ trang luôn được củng cố, quốc phòng - an

ninh được giữ vững, các công trình, cơ sở vật chất phục vụ cho quốc phòng được quan tâm đầu tư, bảo đảm cho lực lượng vũ trang hoạt động.

Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội

Hiện nay, đã tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư gắn với thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với huyện.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Dịch vụ tàu vận tải đường biển cao tốc, trung tốc đã có dự án được triển khai, hình thành được một số khu thương mại, khu sinh hoạt dã ngoại phục vụ du lịch.

Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, phát triển các điểm du lịch sinh thái tự nhiên.

Khó khăn:

Đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

Mâu thuẫn giữa quy hoạch khai thác, nuôi trồng thủy sản với du lịch, giữa phát triển du lịch và quốc phòng an ninh.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm tài nguyên, điều kiện kinh tế- xã hội và tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Đặc điểm tài nguyên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý.

- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2015-2018.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm tài nguyên huyện đảo Phú Quý - Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quý - Thực trạng phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý

- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển bền vững huyện đảo Phú Quý

2.4. Các cách tiếp cận 2.4.1.Tiếp cận kế thừa 2.4.1.Tiếp cận kế thừa

Tham khảo các tài liệu có trước liên quan đến đối tượng nghiên cứu (các công trình nghiên cứu, các kết quả quan trắc của cơ quan chuyên môn địa phương về khí tượng, thủy văn, các kết quả thống kê về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng có ảnh hưởng đến du lịch tại huyện đảo...)

2.4.2. Tiếp cận liên ngành

Tiếp cận liên ngành giúp khắc phục được hạn chế của cách tiếp cận đơn ngành riêng rẽ; bản thân nghiên cứu tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quý ảnh hưởng đến phát triển du lịch đã có dáng dấp của tiếp cận liên ngành. Tiếp cận liên ngành đòi hỏi phải tính đến những thay đổi do các hoạt động của các ngành, các khu vực khác đến ngành du lịch tại Phú Quý và đến sự phát triển du lịch bền vững của huyện đảo. Xem xét tác

động giữa con người, chủ yếu là cộng đồng dân cư địa phương và sinh kế của họ đến việc duy trì và phát triển bền vững du lịch tại đây.

2.4.3. Tiếp cận cộng đồng

Thu thập dữ liệu từ thực tiễn thông qua bảng câu hỏi ở cấp cộng đồng phục vụ cho việc đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến phát triển du lịch; các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của người dân, đặc biệt là người dân làm nghề du lịch tại huyện đảo.

Phương pháp sử dụng là đánh giá nhanh thông qua tổ chức họp dân và phân chia thành các nhóm dùng để thu thập thông tin từ kiến thức bản địa của người dân địa phương. Phương pháp này sử dụng thay cho phương pháp phỏng vấn khi kết quả phỏng vấn khó tìm được sự đồng nhất.

2.4.4.Tiếp cận sinh thái

Xem xét các mối liên hệ trong hệ sinh thái vùng đảo, bờ biển và vùng đất đất liền đến phát triển du lịch, đồng thời xem xét tác động của con người đến môi trường vùng nghiên cứu.

2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp kế thừa 2.5.1. Phương pháp kế thừa

Tham khảo và kế thừa một số tài liệu, kết quả có liên quan đã được nghiên cứu trước đây của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác. Những tài liệu và kết quả này là đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, phân tích và đánh giá trong quá trình nghiên cứu.

2.5.2. Phương pháp thực địa, quan sát

Trong quá trình khảo sát thực địa, tất cả các số liệu, tư liệu thu thập được cần được ghi chép cẩn thận có hệ thống. Phiếu câu hỏi điều tra cần lập sẵn và đặc biệt quan trọng là việc sử dụng tối ưu ý kiến của các chuyên gia trong việc xây dựng bảng câu hỏi, lựa chọn khu vực và đối tượng điều tra.

Tác giả đã trực tiếp quan sát một số hoạt động kinh tế chính của người dân vùng ven biển: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (NTTS), khai thác thủy sản (KTTS) thủ công ven bờ, buôn bán cá tại các bến cá, chợ cá, cơ sở CN-TTCN, kinh doanh dịch vụ - du lịch… để hiểu được cách thức sản xuất của người dân.

Đồng thời tác giả tiến hành quan sát hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kĩ thuật được địa phương và các hộ gia đình sử dụng trong phát triển kinh tế.

2.5.3. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu

Thu thập và tổng hợp các số liệu, tài liệu hiện có liên quan đến phát triển du lịch như điều kiện tự nhiên, thủy văn, môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quý … từ đó phân tích xử lý số liệu để rút ra những đánh giá, kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện đảo Phú Quý.

Phương pháp này được tiến hành theo các bước:

- Xác định các đối tượng, nội dung và dạng thông tin cần thu thập:

Các tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận về kinh tế và PTBV; về đặc điểm kinh tế và PTBV của huyện đảo; về nguồn vốn và hiện trạng kinh tế huyện đảo Phú Quý; về hiện trạng nghèo tại huyện đảo; về định hướng và quy hoạch phát triển...

- Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và danh mục

+ Các tài liệu bao gồm những nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về vấn đề kinh tế và PTBV ở Việt Nam cũng như của các địa phương, đặc biệt là các huyện đảo.

+ Đối với huyện Phú Quý, tác giả thu thập những báo cáo hàng năm, giai đoạn và quy hoạch phát triển KTXH toàn tỉnh, toàn huyện; Niên giám thống kê của tỉnh và huyện; các báo chí chuyên ngành và của tỉnh… Những tài liệu thu thập đảm bảo tính chính xác, cập nhật với những thay đổi của địa phương.

+ Các tài liệu liên quan đến sự phát triển KTXH, đặc điểm dân cư, kinh tế và PTBV của huyện đảo Phú Quý.

- Đánh giá, xử lí tài liệu đã thu thập được:

Đây là bước rất cần được chú trọng, bởi vì tài liệu (nhất là số liệu thống kê) thu thập được mới chỉ là số liệu thô. Trong nhiều trường hợp, cùng một số liệu thống kê, trong các nguồn khác nhau lại rất khác nhau. Vì vậy, để có số liệu chính xác cần phải có bước xử lí.

2.5.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý

Hệ thông tin địa lý – GIS (Geography Information System) là một trong những phương pháp khá quen thuộc trong nghiên cứu địa lí. GIS được xem như một trợ thủ đắc lực trong việc biên tập, xây dựng một số bản đồ chuyên đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.5.5. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Sau khi thu thập và xử lí, từ hệ thống tài liệu liên quan, nhóm tác giả sử dụng hàng loạt phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh (theo thời gian, không gian, theo các đối tượng cùng loại) để phát hiện những kết luận mới. Trên cơ sở những số liệu đã thu thập, sử dụng các phương pháp thống kê để có hệ thống số liệu phục vụ nghiên cứu. Các biện pháp xử lý số liệu giúp cho nhóm nghiên cứu tìm ra được những số liệu chính xác nhất, phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Việc xử lý số liệu thể hiện trong việc hệ thống hoá các số liệu thành các bảng hay trực quan hoá thành các biểu đồ thông qua hai phần mềm là SPSS và Microsoft Excel.

2.5.6. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nghiên cứu trực tiếp trao đổi và tham khảo ý kiến các nhà khoa học có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới đề tài. Trong nghiên cứu thực địa, tác giả nghiên cứu đặc biệt chú ý việc phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia, các cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) huyện; Phòng Nông nghiệp, Phòng Công thương và nhà quản lí các cấp - những người đã và đang trực tiếp thực hiện nhiều đề tài, dự án về phát triển kinh tế và giảm nghèo để tiếp thu thêm phương pháp nghiên cứu, kế thừa nguồn tài liệu và học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn. Nhờ đó, nhóm nghiên cứu đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tiềm năng du lịch của huyện đảo Phú Quý

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

3.1.1.1. Địa hình, địa mạo

Huyện Phú Quý gồm 10 hòn đảo có quy mô diện tích và đặc điểm tự nhiên khác nhau. Trong đó, đảo Phú Quý (hay còn gọi là Cù Lao Thu) có diện tích lớn nhất, là đảo tập trung hầu hết dân cư sinh sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của huyện. Các đảo nhỏ khác chủ yếu là các núi đá hoặc bãi đá nổi lên giữa biển khơi và hiện tại có ý nghĩa về mặt an ninh, quốc phòng như Hòn Hải là vị trí xác định đường cơ sở của vùng lãnh hải quốc gia.

Địa hình đảo Phú Quý không bằng phẳng, độ cao trung bình từ 15m đến 20m, có 3 ngọn núi chính ở 2 phía: Phía Bắc có 2 ngọn là núi Cấm cao 108m và núi Cao Cát cao 85m. Phía Nam có các cồn cát, đồi cát cao từ 35m đến 48m, trong đó có đồi cao nhất là núi ông Đụn cao 44,9m, trong những ngọn núi này, núi Cấm được xem như một phao tiêu thiên nhiên rất quan trọng để ngư dân bắt được tín hiệu của đảo trong những cuộc hải trình, trung tâm đảo có các dãy đồi lượn sóng, tạo điều kiện phát triển du lịch tham quan, thưởng ngoạn cảnh quan. Địa hình đảo không bị chia cắt bởi các con sông, suối lớn, nhưng các đồi cát, cồn cát thường xuyên bị tác động của gió với quy mô và tốc độ đáng kể đã thu hẹp diện tích canh tác và vùi lấp đường sá. Đây là hạn chế trong việc di chuyển du lịch ở huyện đảo. Vì vậy, để cho việc bảo vệ cơ sở hạ tầng, các công trình dịch vụ du lịch và nhà ở của nhân dân thì cần phải bố trí diện tích đất hợp lý để trồng rừng chắn gió, cát và hiện tượng xâm thực của biển.

3.1.1.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê năm 2018 diện tích toàn huyện Phú Quý là 17,4 km2 được phản ánh thực trạng và cơ cấu theo 3 nhóm đất như sau:

Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp 1.123,23 ha, chiếm 62,69% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp 510,17 ha, chiếm 28,47% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng 158,32 ha, chiếm 8,84% tổng diện tích đất tự nhiên.

Trong đó một số loại đất phục vụ phát triển du lịch: Đất thương mại dịch vụ có diện tích 6,99 ha.

Đất có di tích lịch sử văn hóa có diện tích 1,59 ha. Đất sinh hoạt cộng đồng có diện tích 1,01 ha.

Đất khu vui chơi giải trí công cộng có diện tích 13,63 ha. Đất cơ sở tín ngưỡng có diện tích 3,72 ha.

Nhận xét: Hiện tại quỹ đất trên đảo Phú Quý còn nhiều quỹ đất chưa sử dụng tạo điều kiện thuận lợi để đảo phát triển du lịch. Quỹ đất dọc bờ biển phát triển du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng kết hợp thể thao biển.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Quý năm 2016

STT Chỉ tiêu Tổng diện tích Tỷ lệ Tam Thanh Ngũ Phụn g Long Hải (1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 1.791 100,0% 674,03 565,25 552,44 1 Đất nông nghiệp NNP 1.123,23 62,69% 373,44 390,01 359,78 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 610,39 34,07% 149,71 224,63 236,05 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 395,64 22,08% 149,23 145,1 101,31 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 116,39 6,50% 74,16 20,28 21,95

STT Chỉ tiêu Tổng diện tích Tỷ lệ Tam Thanh Ngũ Phụn g Long Hải (1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7) 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,47 0,03% 0,47 2 Đất phi nông nghiệp PNN 510,17 28,47% 214,35 157,69 138,13 2.1 Đất quốc phòng CQP 46,6 2,60% 22,28 19,56 4,76 2.2 Đất an ninh CAN 0,8 0,04% 0,2 0,6 2.3 Đất thương mại dịch vụ TMD 6,99 0,39% 3,81 0,13 3,05 2.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 7,37 0,41% 5,07 0,52 1,78 2.5 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 209,74 11,71% 78,41 69,22 62,11

STT Chỉ tiêu Tổng diện tích Tỷ lệ Tam Thanh Ngũ Phụn g Long Hải (1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+(7) (5) (6) (7) 2.6 Đất có di tích lịch sử văn hóa DDT 1,59 0,09% 1,16 0,43 2.7 Đất ở tại

nông thôn ONT 170,24 9,50% 57,09 56,12 57,03

2.8 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 5,84 0,33% 1,3 3,76 0,78 2.9 Đất cơ sở

tôn giáo TON 2,3 0,13% 0,33 1,49 0,48

2.10 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 1,01 0,06% 0,31 0,25 0,45 2.11 Đất khu vui chơi giải trí công cộng DKV 13,63 0,76% 12,8 0,83 0 2.12 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,72 0,21% 1,3 1,56 0,86 3 Đất chưa sử dụng CSD 158,32 8,84% 86,24 17,55 54,53

Nguồn: Quyết định số 553/QĐ-UBND ngày 01/3/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Phú Quý.

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm giữa biển khơi nên Phú Quý chịu ảnh hưởng sâu sắc chế độ khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)